Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-03-2023]

Tên: Vương Kiến Hoa (王建华)
Giới tính:Nữ
Tuổi:51
Thành phố: Đại Liên
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không
Ngày mất:Tháng 11 năm 2018
Ngày bắt giữ gần nhất:Ngày 26 tháng 8 năm 2008
Nơi giam giữ gần nhất:Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia

Tên: Triệu Khải Minh (赵启明)
Giới tính: Nam
Tuổi: 66
Thành phố: Đại Liên
Tỉnh:Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Cựu nhân viên của một nhà máy gas
Ngày mất: Ngày 19 tháng 4 năm 2022
Ngày giam giữ gần nhất:Tháng 9 năm 2015
Nơi giam giữ gần nhất: Chưa rõ

Hai vợ chồng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh qua đời cách nhau 4 năm vì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ ra đi để lại người con gái đơn độc một mình.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Sự bức hại mà người vợ đã trải qua

Theo thông tin hữu hạn mà Minghui.org thu thập được về bà Vương Kiến Hoa, bà bị tra tấn khi ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia vào năm 2007. Vài trăm học viên bị giam giữ tại trại lao động và hầu hết trong số họ buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công sau khi bị tra tấn tàn bạo. Bà Vương chỉ là một trong số ít học viên vẫn kiên định đức tin. Bà từng bị còng tay vào ống sưởi hơn 3 tuần và bị tích tụ dịch ở ngực.

Sau đó bà bị mắc bệnh lao và không thể tự chăm sóc bản thân. Khi bà được trả tự do khỏi trại lao động, chân bà vẫn còn hằn vết tích do bị xiềng xích cứa vào. Bà bị suy giảm sức khỏe sau khi được tại ngoại và được đưa tới bệnh viện để cấp cứu vài lần. Gia đình bà nghi ngờ trại lao động đã đầu độc bà bằng thuốc.

Ngày 26 tháng 8 năm 2008, bà Vương bị bắt giữ lần nữa vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Nhà của bà cũng bị lục soát. Ngày 26 tháng 9 năm 2008, cảnh sát phạt phi pháp bà 1 năm lao động cưỡng bức, nhưng cả Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia và Trại Lao động Cưỡng bức thành phố Đại Liên đều từ chối tiếp nhận bà do tình trạng sức khỏe yếu. Bà đã phải nhập viện 5 lần trong năm 2008 vì bệnh lao.

Bà Vương bị sách nhiễu không ngừng trong nhiều năm. Sau đó bà bị ho ra máu và phải nhờ cậy mẹ bà chăm sóc. Sau đó, mẹ của bà đã qua đời do kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Bà Vương cũng đã qua đời vào tháng 11 năm 2018, hưởng dương 51 tuổi.

Sự bức hại mà người chồng đã trải qua

Ông Triệu Khải Minh từng làm việc tại Công ty Gas Đại Liên. Ông bị bắt vào năm 2001 và bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên. Ngày 19 tháng 3 năm 2001, hầu hết các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó gồm cả nam và nữ đều bị tra tấn tàn bạo. Nhiều người buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý nguyện của họ.

Ông Triệu bị công ty sa thải sau khi được tại ngoại. Để kiếm sống, ông đã mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ chuyên sửa chữa và bán lại các thiết bị đã qua sử dụng. Ông còn cung cấp dịch vụ sửa chữa miễn phí cho cộng đồng.

Ngày 20 tháng 3 năm 2009, ông Triệu bị bắt lần nữa sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Sự việc xảy ra trong khi bà Vương đã đang bị tàn tật và con gái của họ chuẩn bị thi đại học. Mẹ vợ ngoài 70 tuổi của ông đã phải cáng đáng rất nhiều việc nhà.

Sau đó ông Triệu còn bị bắt giữ nhiều lần. Đến tháng 9 năm 2015, ông bị giam 15 ngày sau khi bị bắt vì đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản Trung Quốc, thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cái chết của bà Vương vào năm 2018 đã giáng một đòn nặng lên ông. Ông đã qua đời do ung thư gan vào ngày 19 tháng 4 năm 2022, ở tuổi 66.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/17/457824.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/22/207776.html

Đăng ngày 23-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share