Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-03-2023]
Họ tên: Túc Quế Hoa
Giới tính: Nữ
Tuổi: 75
Thành phố: Thanh Đảo
Tỉnh: Sơn Đông
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Tháng 2 năm 2023
Ngày bị bắt gần đây nhất: Ngày 16 tháng 10 năm 2017
Nơi giam giữ gần đây nhất: trại tạm giam Phổ Đông
Một cụ bà 75 tuổi ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông qua đời vào ngày 7 tháng 2 vừa qua, chỉ bốn năm sau khi bà bị kết án 9 năm và bị phạt 30.000 nhân dân tệ vì đức tin vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị Đảng Cộng sản Trung quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Túc Quế Hoa bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Chỉ trong một thời gian ngắn, bà đã khỏi nhiều bệnh tật, thân thể trở nên khỏe mạnh. Bà tích cực giới thiệu môn tu luyện đã giúp thay đổi cuộc đời của bà cho gia đình và bạn bè của mình, đồng thời trở thành điều phối viên tình nguyện cho các điểm luyện công địa phương. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, đức tin kiên định của bà với Pháp Luân Công chưa từng dao động.
Khoảng 1 giờ chiều ngày 16 tháng 10 năm 2017, có người gõ cửa nhà bà Túc. Khi bà ra mở cửa, hơn chục người đã xông vào nhà bà. Trong đó có một số người mặc cảnh phục. Một người đưa thẻ căn cước công dân ra và tuyên bố họ đến từ đồn cảnh sát Đại Cảng. Họ lục soát nhà bà Túc trong suốt bốn giờ đồng hồ. Sau khi tịch thu phi pháp một số vật dụng cá nhân, họ đưa bà Túc cùng hai vị khách của bà, đều là học viên Pháp Luân Công, là bà Vu Hiến Vinh khi ấy 76 tuổi và bà Lữ Dũng Hoa khi ấy 72 tuổi đến đồn công an.
Buổi chiều hôm đó, một nhóm cảnh sát khác đã đột nhập vào nhà bà Túc và bắt giữ các học viên đến thăm bà, gồm có ông Công Phi Khải, bà Hầu Bảo Cầm, ông Lưu Văn Hạo và bà Tôn Quế Cầm. Cùng ngày, hơn chục học viên khác ở thành phố Thanh Đảo cũng bị bắt và hầu hết họ đều trong độ tuổi từ 60 đến 70.
Bà Túc cảm thấy không khỏe và được đưa đến bệnh viện. Tại đây, bà được chẩn đoán huyết áp cao. Bà được tiêm một số mũi, nhưng trước khi bà hồi phục, cảnh sát đã đưa bà đến trại tạm giam Phổ Đông vào ngày 18 tháng 10 năm 2017. Năm ngày sau, khi luật sư đến thăm bà, ông phát hiện ra cảnh sát đã tiêm thuốc quá liều đủ để đảm bảo huyết áp của bà hạ xuống và theo đó bà tiếp tục bị giam giữ.
Một tháng sau, chính quyền đã chính thức ban hành lệnh bắt giữ bà Túc cùng tám học viên khác. Viện kiểm sát khu Thị Bắc truy tố bà, còn Tòa án Thị Bắc tiến hành phiên xét xử bà tại trại tạm giam vào ngày 28 tháng 6 năm 2018. Do sức khỏe không tốt, chân bà Túc run bần bật trong phiên xét xử. Chủ tọa phiên tòa Lệ Kiến Quân đã hỏi xem bà có thể tiếp tục phiên xét xử được không. Bà trả lời: “Tôi không biết có thể tiếp tục bao lâu. Bác sĩ trại tạm giam đã cho tôi uống sáu viên thuốc trước phiên xét xử. Chủ tọa lệnh cho bác sĩ đo huyết áp của bà. Bác sỹ thực hiện và kết quả huyết áp là 220/120.
Luật sư của bà Túc yêu cầu dừng phiên xét xử ngay lập tức và chủ tọa phiên tòa đã đồng ý.
trại tạm giam từ lâu đã từ chối tiếp nhận bà Túc do tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng đồn cảnh sát Thị Bắc và phòng cảnh sát Thành phố Thanh Đảo liên tục gây áp lực lên trại tạm giam ép họ phải tiếp nhận bà, đồng thời cam kết sẽ chịu trách nhiệm nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Trong khi ở trong trại tạm giam, bà Túc không thể tự chăm sóc bản thân và cần sự trợ giúp từ các tù nhân. Người thân của bà cùng luật sư đã nhiều lần yêu cầu để bà được tại ngoại nhưng không có kết quả. Ngay cả lính canh trại tạm giam cũng thấy tội cho bà Túc và tự hỏi tại sao chính quyền lại giam giữ một phụ nữ già yếu ở độ tuổi 70 như vậy.
Tòa án đã tiến hành phiên xét xử lần thứ hai tại trại tạm giam vào ngày 18 tháng 7 năm 2018. Lần này, thẩm phán Lệ không hề nhượng bộ bà Túc vì có sự hiện diện của một số đặc vụ Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật, với nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông ta liên tục ngắt lời bào chữa của luật sư.
Gia đình bà Túc nhận được một cuộc điện thoại vào ngày 3 tháng 9 năm 2018 và được thông báo rằng bà đang được cấp cứu tại bệnh viện Thanh Đảo. Họ tức tốc đến bệnh viện và được biết bà đang trong tình trạng nguy kịch. Ba ngày sau, cảnh sát đưa cho gia đình bà thông báo “tại ngoại” rồi rời đi. Phiên xét xử thứ ba được tổ chức tại trại tạm giam số 2 Tức Mặc vào ngày 19 tháng 3 năm 2019. Bà Túc bị kết án chín năm tù, còn bị phạt 300.000 nhân dân tệ.
Do sức khỏe bà Túc không tốt nên không thể thi hành án tù, thẩm phán Lệ đã lệnh quản thúc bà tại gia. Ông ta lệnh cho cảnh sát kiểm tra ba vài tháng một lần để xem bà có hồi phục sức khỏe đủ tốt để thụ án tù hay không.
Bà Túc không thể chịu nổi áp lực tinh thần và qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 2023.
Bà không phải là học viên duy nhất ở Thanh Đảo bị mất đi tính mạng vì cuộc bức hại. Ông Công Phi Khải, cũng bị bắt cùng ngày với bà Túc, bị kết án 7,5 năm tù và chết tại nhà tù Tế Nam vào ngày 12 tháng 4 năm 2021.
Thủ phạm bức hại chính
Thẩm phán Lý, ngoài 50 tuổi, đã kết án nhiều học viên địa phương. Số điện thoại văn phòng của ông ta là 86-532-81606029 và số di động là 86-18105325607.
Trương Quốc Cường, 49 tuổi, nguyên Phó đồn cảnh sát Đại Cảng. Ông đã giám sát việc bắt giữ bà Túc và các học viên khác. Ông ta đã bị thuyên chuyển đến Đồn cảnh sát đường Liêu Ninh. Số điện thoại di động của ông ta là: 86-17667583897 và 86-13789866501.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/5/457409.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/6/207570.html
Đăng ngày 13-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.