Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-09-2011] Tôi trở thành một học viên vào năm 1994. Tôi là người điều phối viên và trợ lý kỹ thuật ở địa phương tôi. Tôi muốn chia sẻ ý kiến của cá nhân để trở thành một điều phối viên thực thụ.

1.Học Pháp tốt. Tôi đặt mục tiêu mỗi ngày đọc một chương của Chuyển Pháp Luân ngoài ra còn dành hai giờ đọc các bài kinh văn khác. Tôi không có công việc ổn định, tuy nhiên khối lượng công việc của tôi là duy trì các trang mạng tin tức rất cực nhọc.

2.Phát chính niệm tại các thời điểm đã định, và thực hiện thường xuyên hơn nếu thời gian cho phép. Nếu học viên địa phương sắp xếp bổ sung thêm thời gian để phát chính niệm, chúng ta nên phối hợp làm một cách tốt nhất. Tôi cảm thấy rằng khoảng một phần ba các học viên ở địa phương của chúng tôi không thể nắm vững yếu lĩnh phát chính niệm. Vì vậy, tôi đề nghị họ xem các bài giảng của Sư Phụ, và đọc thêm các bài viết của các học viên khác về việc này. Tôi đã quan sát thấy rằng các học viên, những người đang ở trong trạng thái giác ngộ từ từ tập trung phát chính niệm hơn những người khác. Chúng ta nên bỏ qua bất kỳ tiếng ồn hoặc hoạt động khác trong khi phát chính niệm.

3.Phối hợp giữa các học viên là điều thiết yếu. Tình hình sẽ tốt hơn ở các vùng nơi mà các học viên địa phương phối hợp tốt với nhau. Những vùng có các học viên phối hợp không tốt, lực lượng tà ác còn lộng hành và các học viên không làm việc như một chỉnh thể. Đó là bình thường khi xảy ra những bất đồng với người khác, tuy nhiên, chúng ta phải luôn nhớ nhìn vào trong. Nếu không, rắc rối xảy ra, chúng ta không thể trợ Sư cứu độ chúng sinh. Thêm vào việc nhìn vào trong, chúng ta cần phát chính niệm để vượt qua bất đồng. Học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc nói chung có căn cơ tốt, nhưng nhiều người vẫn còn tâm tật đố, tâm đó có thể biến thành cảm giác oán giận. Điều này có thể cản trở sự phối hợp giữa các học viên. Sư phụ giảng cho chúng ta rằng chúng ta cần phải phối hợp với nhau. Điều phối viên cần phải đặc biệt nhận thức việc đối xử tốt với mỗi học viên. Khi các học viên khác gây trở ngại cho chúng ta, chúng ta nên hiểu rằng đây là một cơ hội để đề cao bản thân. Chúng ta phải nhìn vào trong và hiểu rằng chúng ta có thể đề cao bản thân mình ở đâu. Nếu chúng ta muốn phối hợp, chúng ta phải chủ động phối hợp trước, làm gương cho những người khác. Để làm việc cùng nhau như một chỉnh thể, chúng ta phải đối xử với tốt và tôn trọng lẫn nhau. Phê bình và chỉ đạo những người xung quanh sẽ không làm việc. Chìa khóa để mở cánh cửa giao tiếp và phối hợp là trước hết phải nhìn vào trong. Tu luyện bản thân thật tốt thì hoàn cảnh sẽ thay đổi.

4.Chúng ta không thể bị dao động bởi lời tán dương. Cũng không thể bị phiền hà bởi những lời chỉ trích, đó luôn luôn là một cơ hội đề cao bản thân, một lần nữa, cần nhìn vào trong.

Con đường tu luyện của mọi người là khác nhau. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các bạn. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/24/交流–理想的协调人-247115.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/4/128518.html
Đăng ngày 20-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share