Bài viết của một đệ tử đến từ Đài Loan

[MINH HUỆ 20-09-2011] Khoảng một năm trước, tôi được chọn làm điều phối viên cho một dự án Đại Pháp, điều này đã gây ra nhiều áp lực rất lớn. Bởi tôi đã học Pháp tinh tấn trong một thời gian dài, không khó để tôi vượt qua nhiều khảo nghiệm và giải quyết nhiều xung đột. Lúc đó, mỗi ngày tôi đọc hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân. Tôi cũng học Pháp với đồng tu khác khoảng bốn đến năm tiếng mỗi tuần. Sau khi học Pháp, tôi thấy tâm trí thanh tỉnh và cơ thể mình trong suốt.

Tuy nhiên, làm một điều phối viên, khối lượng công việc của tôi tăng lên gấp bội và tôi không còn tìm được thời gian để học Pháp tăng cường, và hiếm khi có thời gian để đọc hai bài giảng mỗi ngày. Khi tôi không học Pháp tốt, tâm tính của tôi cũng rớt xuống. Kết quả là, khi chia sẻ với các học viên, thỉnh thoảng tôi không chấp nhận quan điểm của người khác, và mỗi khi ý kiến của tôi không được chấp nhận, tôi cằn nhằn rất nhiều và không cư xử giống như một người tu luyện. Mặc dù tôi biết mình sai, nhưng tôi lại không thể thay đổi.

Sau khi kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011” của Sư phụ được công bố, tôi nghĩ rằng có một đoạn đặc biệt nói về tôi:

Đặc biệt là trong việc học Pháp, mọi người nhất định phải học một cách hết sức thiết thực. Mọi người biết chăng [về] học Pháp đã xuất hiện một số tình huống ở nhiều nơi, là tình huống gì? Một số nơi sa vào hình thức. Có người trong lúc đọc <<Chuyển Pháp Luân>>, thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống. Nếu học Pháp không tốt, thì rất nhiều việc sẽ làm không được tốt.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”)

Do đó, tôi đã quyết tâm trở lại với việc học Pháp tinh tấn và giữ tâm trí bình thản. Tôi học bài kinh văn mới hơn mười lần và cảm thấy Sư phụ đã giải thích nhiều Pháp Lý rõ ràng hơn. Dường như tâm trí tôi được khai mở và tôi đã thu được nhiều hiểu biết tốt hơn về nguyên lai của tư tưởng con người.

Một hôm, tôi đưa ra một gợi ý khi nói chuyện với một điều phối viên khác. Vì giọng nói của tôi không được ân cần, người đồng tu đó đã chỉ trích tôi. Mặc dù rất tức giận, nhưng khi nhìn vào trong, tôi nhận ra tôi đã không từ bi, vì thế tôi liên tục phát chính niệm để tiêu diệt sự giận dữ của mình. Dần dần, tôi bình tâm lại, nhưng tôi vẫn không thật sự buông bỏ được sự tức giận. Không lâu sau đó, người đồng tu đó tới chia sẻ với tôi. Tôi lại trở nên giận dữ và muốn tranh cãi với anh ấy.

Sau đó, tôi nghĩ tới một đoạn trong kinh văn mới của Sư phụ:

Tôi vừa giảng về nguồn nguyên lai của tư tưởng con người, trong Chính Pháp tôi thấy một tình huống: Trong không gian mà Chính Pháp chưa đến, có những lúc đệ tử Đại Pháp có cách nghĩ khá là chính, ấy là có chính Thần hoặc nhân tố chính đang khởi tác dụng, gia trì chính niệm của họ. Có những lúc đệ tử Đại Pháp phối hợp với nhau không tốt, nóng nảy, tức giận, thì tôi thấy một số sinh mệnh biến dị, có lúc những [sinh mệnh] rất là lớn, đang tăng cường chúng, ngoài ra các sinh mệnh bất hảo tầng tầng lớp lớp ở các tầng thấp khác nhau mà phù hợp với các tầng khác nhau đều khởi tác dụng, tôi chẳng phải giảng rằng người ta đều có cả hai phía thiện-ác sao?” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”)

Sư phụ đã nói về chủ đề này trước đó, nhưng dường như lần này, những lời giảng này của Người lại mở ra một cánh cửa mới trong tâm trí tôi. Tôi hiểu là bất cứ khi nào chính niệm của tôi không mạnh, tư tưởng của tôi sẽ bị điều khiển bởi các nhân tố phụ diện từ các không gian khác. Khi tư tưởng của tôi bị can nhiễu, tôi đã nói những điều mà tôi không định nói. Tôi đã không chú ý điều đó và nghĩ rằng những lời này là chính suy nghĩ của mình.

Sau khi nhận ra điều đó, tôi nói với bạn đồng tu kia: “Chúng ta đã rơi vào bẫy mà những thế lực đã biến dị đã bày ra, và chúng ta không nên tốn thời gian và công sức vào vấn đề này nữa. Nó sẽ chỉ làm chúng ta đi sai đường hơn.”

Lúc đó đến giờ phát chính niệm và chúng tôi cùng phát chính niệm. Tôi liên tục loại bỏ những suy nghĩ phụ diện của bản thân, và bỗng nhiên một đoạn trong kinh văn của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi. Sư phụ giảng:

Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là trọng yếu.” (“Giảng Pháp tại Manhattan [2006]”)

Tôi lập tức hiểu ra, và sự tức giận đã tan biến vào không khí. Tôi không còn ôm giữ suy nghĩ tiêu cực về việc chỉ trích và cũng không còn quan trọng ai đúng, ai sai. Tôi đang thực thi một đồ án Đại Pháp mới với người điều phối đó. Nếu chúng tôi tiếp tục tranh cãi, chúng tôi sẽ không thành công trong những việc chúng tôi muốn hoàn thành. Nhìn lại toàn bộ quá trình, có vẻ như cựu thế lực đã cố gắng lợi dụng kẽ hở của chúng tôi và làm chúng tôi không hợp tác với nhau, như thế chúng tôi không thể thực thi tốt các dự án Đại Pháp.

Từ đó, tôi chú ý nhiều hơn tới mọi niệm của mình, và mỗi khi mâu thuẫn phát sinh, tôi tiêu diệt những ý niệm bất chính. Một đồng tu chia sẻ với tôi là cô ấy tới một điểm du lịch để giảng chân tướng. Cô ấy cảm thấy việc tu luyện của mình đang tiến triển tốt, nhưng bỗng nhiên, cô thấy hơi lạ, rất buồn ngủ và cô không thể tập trung được. Cô ấy bắt đầu hướng nội và nhận ra là cô ấy đã nói vài điều mà cô ấy không nên nói với một học viên khác một vài phút trước đó. Khi cô ấy tìm ra nguyên nhân của vấn đề, cơn buồn ngủ của cô ấy lập tức biến mất.

Một hôm, tôi muốn một học viên trẻ trong gia đình tôi học Pháp. Cháu rất bận với một vài công việc của người thường và không thích những gì tôi nói. Cháu nói vài điều không tốt và trông rất buồn bực. Tôi nổi cáu và muốn dạy cháu một bài học. Nhưng tôi nhận ra rằng những từ dơ dáy kia không phải của cháu, mà đó là do những thế lực phụ diện từ các không gian khác đang lợi dụng cháu. Tôi liền nói: “Những điều này không phải lời của con. Khi ta nhắc con học Pháp, con nói những điều không tốt, nhưng ta nghĩ đó không phải là con. Nó chắc hẳn là những thế lực phụ diện đã can nhiễu con.” Học viên trẻ nhìn tôi và nói: “Con biết. Con thật sự không muốn nói vậy.” Vì thế, giữa chúng tôi đã không xảy ra tranh cãi. Đó là bởi những sinh mệnh đã bị biến dị muốn gây ra xung đột. Chúng tôi đã chỉnh sửa lại suy nghĩ của mình và những sinh mệnh phụ diện kia không còn vai trò gì nữa.

Một đồng tu gần đây trở nên bị lụy vì tình. Tôi đã gợi ý rằng cô ấy nên loại bỏ cái tình đó đi và băn khoăn tự hỏi tại sao cô ấy mất quá nhiều thời gian để vượt qua khảo nghiệm đó. Thất vọng tột cùng, tôi gần như đã đối mặt với khảo nghiệm về tình tương tự như vậy. Tôi ghét phải để học viên trẻ xa nhà để học ở vùng khác, bởi học viên trẻ đó và tôi đã giúp nhau tu luyện. Chúng tôi học, luyện tập, phát chính niệm và giảng chân tướng cùng nhau, và chúng tôi giúp nhau vượt qua những chướng ngại trong tu luyện. Bây giờ, cô ấy phải rời đi. Bỗng nhiên, tôi nhận ra những sự thay đổi lớn sẽ xảy ra, vì thế tôi hơi lo lắng. Tôi lo môi trường tu luyện của cô ấy không tốt như ở nhà, và cô ấy có thể bị ảnh hưởng bởi những việc của người thường. Tâm trí tôi cứ tiếp tục hình dung tới những điều có thể diễn ra.

Sau đó, tôi nhớ tới những lời giảng của Sư phụ:

Như thế thân thể người cấp thấp đến thế, không có năng lực gì cả, cảnh giới tư tưởng của chư vị phù hợp điều gì, thì điều ấy chi phối chư vị. Nói cách khác, khi sinh mệnh các tầng thứ khác nhau phát hiện chư vị muốn gì, chấp trước điều chi, quả nhiên phù hợp với chúng, thì chúng khởi tác dụng, thậm chí chủ đạo chư vị. Khi con người không lý trí, phát tiết bực bội, thì nhân tố phụ diện sẽ khởi tác dụng. Cái gì cũng là sinh mệnh, chúng là ác, chúng là dục vọng, chúng là hận, chúng chính là những thứ khác nhau, chúng sẽ tự nhiên khởi tác dụng” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”)

Tôi hiểu ra nguyên nhân tại sao người đồng tu đó khóc và bận tâm về việc con của cô ấy xa nhà. Lúc đầu, nó có thể là do một vài chấp trước của con người, và nó đã bị các thế lực phụ diện lợi dụng. Người học viên không chú ý điều đó, do đó chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực và coi đó là của chính cô, vì thế đã không loại trừ được nó.

Khi tôi ngộ ra điều này, tôi phát chính niệm để tiêu diệt các vật chất phụ diện, và khống chế tư tưởng của mình. Đúng vậy, các thế lực tà ác muốn tôi trượt khảo nghiệm này. Tuy nhiên, tôi biết rằng mình phải bài trừ âm mưu của chúng. Tôi tiêu diệt tà ác với chính niệm và sử dụng chính niệm để giúp người đồng tu trẻ hiểu ra rằng con đường được an bài bởi Sư phụ là con đường tốt nhất. Tôi đối xử với tình huống bằng chính niệm và hy vọng chúng tôi sẽ thăng tiến trong quá trình đó. Tôi biết cựu thế lực sẽ bao vây tôi với tư tưởng của chúng bất cứ khi nào chính niệm của tôi không mạnh. Tôi chia sẻ điều này với học viên trẻ và chúng tôi nhất trí rằng chúng tôi không nên để tình cảm người thường điều khiển và kiên quyết đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài.

Tôi đã tu luyện được bảy năm, và luôn cảm thấy rằng mình thăng tiến rất chậm. Điều này chủ yếu là do tôi không học Pháp tinh tấn, do đó, tôi đã thiếu sót trong việc chân chính tu luyện. Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ chính Pháp thật vĩ đại biết bao! Tôi phải trân quý nó và tiếp tục bước đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài để không bỏ lỡ cơ hội chỉ có một lần trong đời này.

Xin các bạn từ bi chỉ ra những điểm thiếu sót giúp tôi.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/28/128373.html
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/20/学《大法弟子必须学法》的体悟-245631.html
Đăng ngày 16-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share