— Thể ngộ của tôi sau khi đọc kinh văn mới “Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp?”

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-06-2011] Gần đây, một số đồng tu xung quanh tôi trở nên bối rối khi trải qua những khảo nghiệm. Một đồng tu đã gặp khổ nạn dưới hình thức nghiệp bệnh và không thể biết đó là bức hại của cựu thế lực hay là các khảo nghiệm trong tu luyện. Nhìn thấy những đồng tu khác vượt qua các khảo nghiệm với niềm tin vững chắc của họ vào Đại Pháp và Sư Phụ cũng như trải nghiệm nhiều kỳ tích, cô ấy cũng cố gắng chịu đựng khổ nạn, tuy nhiên cô lại suy xét những vấn đề tu luyện theo quan niệm của con người. Trong khi vẫn còn ôm giữ các chấp trước người thường, cô cũng cầu xin Sư Phụ giúp đỡ, nhưng kỳ tích đã không xảy ra. Khổ nạn trở nên lớn hơn mức cô có thể chịu đựng và cô đã bị ngất. Cô được những người thân vốn không phải là học viên đưa đến bệnh viện, điều này đã gây nên tác dụng tiêu cực. Sau đó cô nói rằng cô đã bị bối rối và thậm chí các đồng tu là người thân trong gia đình cô cũng thấy bối rối. Trên thực tế, cô không thể vượt qua khổ nạn bởi vì cô đã không hoàn toàn tin vào Sư Phụ và Đại Pháp. Cô đã nghĩ rằng mặc dù cô chưa buông bỏ được chấp trước, nhưng để cứu độ mọi người thì kỳ tích vẫn nên triển hiện cho cô! Cô đã không nhìn vào trong xem mình đã hoàn toàn tuân theo những yêu cầu của Sư Phụ và xem xét mọi điều từ góc độ của Pháp chưa. Thay vào đó, cô đã có suy nghĩ thương lượng với Sư Phụ trong tâm mình.

Một số học viên thấy rằng những người khác đã trải qua những thay đổi đáng kinh ngạc sau khi họ bắt đầu tu luyện. Tóc của họ chuyển từ bạc chuyển thành đen, trông họ họ trở nên trẻ trung và hấp dẫn hơn, và họ cho rằng đây là một cách để chứng thực Pháp. Vì vậy, các học viên đã ôm giữ việc tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy họ đang trở nên trẻ hơn, và chờ đợi kỳ tích sẽ xảy ra ngay cả khi sự tu luyện của họ chưa đạt đến trạng thái đó.

Vì tôi biết rất rõ học viên này và có chấp trước tình cảm với cô ấy, tôi đã nghĩ rằng nó sẽ thật là tuyệt nếu kỳ tích triển hiện ra với cô. Bằng cách đó, những người không tin vào Đại Pháp sẽ không thể nói được gì. Tôi đã nghĩ rằng cách nghĩ của mình là để cứu được nhiều chúng sinh hơn. Vào thời điểm đó tôi thực sự không hiểu tại sao những kỳ tích lại không xảy ra.

Sau khi đọc kinh văn mới của Sư Phụ “Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp?” tôi đột nhiên tỉnh ngộ. Sư Phụ giảng:

“Kỳ thực Sư phụ muốn làm gì, thì đó là cần thiết cho Chính Pháp vô lượng các thiên thể. Một tầng nhân loại này đành rằng thấp, nhưng phản ánh tại tầng thấp của sinh mệnh tầng cao và biểu hiện của trạng thái ở tầng thứ thấp bên dưới, đó cũng là trung tâm của Chính Pháp, là điểm tập trung của hết thảy. Ý kiến của chư vị xem ra dù tốt đến đâu, cũng chỉ là ở tầng ấy, ở điểm ấy, ở việc ấy mà so xét thôi, chư vị lẽ nào biết được việc mà Sư phụ muốn làm có tác dụng gì ở vô lượng vô kể tầng thứ của thiên thể to lớn này? Làm người học viên, cần trợ Sư Chính Pháp, chỉ có thể làm sao viên dung cho tốt với [những gì] Sư phụ cần, thì mới là [điều] chư vị nên làm, thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp? Lẽ nào có thể trong Chính Pháp mà dùng Đại Pháp để viên dung ý kiến con người của chư vị?” (“Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp?”)

Chúng ta cần làm theo những gì Sư Phụ yêu cầu chúng ta làm. Làm sao chúng ta có thể dùng quan niệm hữu hạn của con người để yêu cầu Sư Phụ giúp thực hiện những ý tưởng người thường của mình? Chúng ta đã không đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Khi chúng ta không đạt tiêu chuẩn, làm sao chúng ta có thể mong đợi những kỳ tích? Chỉ khi chúng ta thực sự tuân theo tiêu chuẩn của Pháp và tinh tấn tu luyện bản thân, chúng ta sẽ có thể thật sự chứng thực Pháp. Tại sao kỳ tích triển hiện với một số học viên, nhưng lại không xảy ra với những học viên khác? Điều đó không phải là vì Sư Phụ ưu ái một vài học viên hơn những người khác. Đó là vì Pháp đòi hỏi mỗi một học viên đều phải đạt tiêu chuẩn.

Sư Phụ giảng:

“Nhưng đã là người tu luyện mà nói, thì đề cao yêu cầu tâm tính của chư vị, có thể vứt bỏ những chấp trước của chư vị, điểm này là không thể hàm hồ được, là tuyệt đối không thể giảm hạ tiêu chuẩn; bởi vì đây là trách nhiệm đối với vị lai, đối với vũ trụ tương lai, và đối với chúng sinh trong tương lai.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003”)

Tôi ngộ ra rằng mặc dù con đường tu luyện của mỗi học viên là khác nhau, thì các tiêu chuẩn yêu cầu là như nhau khi phải đối mặt với các khảo nghiệm và khổ nạn. Nếu chúng ta không thấy hiệu quả mong đợi, chúng ta nên hướng nội vô điều kiện mà không mang theo bất kỳ quan niệm người thường nào và xem chúng ta đã thiếu sót và không đáp ứng được tiêu chuẩn của Pháp ở chỗ nào. Ngay cả khi chúng ta không tìm ra chỗ thiếu sót, chúng ta vẫn phải tin vào Sư Phụ và Pháp. Tục ngữ có câu “Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (Sáng sớm nghe Đạo, chiều chết cũng an lòng.) Nếu sau khi trải qua các khổ nạn mà chúng ta chuyển hướng và không còn tu luyện nữa, thì đó là điều đáng buồn nhất!

Con đường tu luyện của chúng ta là khác nhau. Chúng ta không có khuôn mẫu nào để theo cả. Nếu có bất kỳ điều gì để chúng ta noi theo, tôi muốn nói rằng đó là niềm tin vững chắc vào Sư Phụ và Pháp! Chúng ta cần hướng nội và nghe theo Sư Phụ vô điều kiện trong mọi tình huống. Chúng ta không nên dùng những quan niệm người thường của mình và hy vọng rằng Sư Phụ sẽ khiến con đường tu luyện của chúng ta dễ dàng hơn. Mỗi học viên cần kiên định và ngay chính đi trên con đường Sư Phụ an bài cho đến cuối cùng.

Sáng nay, trong khi đang tập các bài công Pháp đứng, tôi có một tư tưởng trong tâm mình: “Sư Phụ! Không có cách nào con có thể báo đáp sự cứu độ từ bi lớn lao của Sư Phụ. Nhưng con chắc chắn sẽ đi theo con đường tu luyện mà Sư Phụ đã an bài cho con và tiếp tục tinh tấn bước đi bất kể khó khăn đến đâu.” Sau khi tôi có tư tưởng đó, tôi đã bật khóc.

Đây là những thể ngộ cá nhân mà tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu để chúng ta cùng nhau thảo luận và đề cao. Xin hãy chỉ ra những điều không đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/21/在师父给自己安排的修炼的路上走好-242739.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/28/126312.html
Đăng ngày 08-07-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share