Bài viết của học viên ở Trung Quốc [MINH HUỆ 07-06-2011] Tôi mới đọc một bài chia sẻ của một bạn đồng tu có tựa đề, “Xem lại nhận thức của chúng ta về thế nào là tinh tấn” được đăng trên Minh Huệ, Nó đã nhắc nhở tôi rất nhiều và tôi đã nhận ra được nhiều điều từ việc đọc bài chia sẻ đó. Bây giờ tôi đã có hiểu biết sâu sắc hơn về thế nào là thật sự tinh tấn. Trong bài chia sẻ đó có đoạn “…là học viên tinh tấn, một học viên sẽ xem xét liệu anh ta có đo lường bản thân mình theo tiêu chuẩn của Pháp hay không (thay vì tiêu chuẩn của người thường), hướng nội, và hành xử theo những đòi hỏi của Pháp trong mọi xung đột, khổ nạn, khảo nghiệm tâm tính, lời nói và cử chỉ.” Bạn đồng tu đó đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về điều này. Tôi nhận ra rằng, cụm từ “tinh tấn” là sự khích lệ, động viên của Sư Phụ và các bạn đồng tu dành cho chúng ta. Tất cả chúng ta cần hướng nội để có thể thực sự tinh tấn trong tu luyện.

Là một đệ tử Đại Pháp chân chính người mà có thể dũng mãnh tinh tấn trong Đại Pháp, chúng ta cần luôn luôn xem xét những thiếu sót của mình. Ví dụ, khi học Pháp chúng ta có thể tiếp thu được bao nhiêu; việc giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh chúng ta làm tốt đến đâu; chất lượng công việc của các dự án Đại Pháp chúng ta làm thế nào; chúng ta đề cao nhận thức và mức độ tâm tính của mình ra sao? Trên thực tế, tôi cảm thấy sự tinh tấn của chúng ta không thể được phản ánh một cách đầy đủ ở bề mặt.

Sư Phụ giảng trong “Vô Lậu – Tinh tấn yếu chỉ”:
“Trong Nhẫn có xả, có thể xả là thăng hoa của tu luyện. Pháp có các tầng thứ khác nhau, người tu luyện nhận thức về Pháp cũng là nhận thức ở tầng mà bản thân mình tu đến, sự khác nhau của từng người tu luyện trong lý giải về Pháp là sự khác nhau của tầng thứ sở tại của từng người tu luyện. “

Do vậy việc chúng ta có tinh tấn hay không được phản ánh ở trong tâm nhiều hơn. Khi chúng ta đắc Pháp, trong quá trình liên tục học Pháp, hiểu Pháp và tăng cường tín tâm của chúng ta nơi Sư Phụ và Đại Pháp, chúng ta trở nên tinh tấn trong tu luyện, vượt qua những khổ nạn và khảo nghiệm, giảng chân tướng cứu độ chúng sinh và từ bỏ chấp trước của mình để đề cao tâm tính. Như chúng ta biết, hoàn cảnh hiện nay ở Trung Quốc vẫn rất tàn ác đối với đệ tử Đại Pháp. cựu thế lực vẫn đang cố gắng gia tăng bức hại. Một số đồng tu đang bị hình thức nghiệp bệnh can nhiễu. Giống như là “…Trăm khổ cùng giáng xuống…” (Khổ kỳ tâm trí – Hồng Ngâm). Tuy nhiên, những tình huống như vậy lại cho chúng ta cơ hội để thể hiện rằng chúng ta có thể thực thi và tinh tấn ra sao trong sự tu luyện chân chính và vững chắc của mình. Sư Phụ đã nhiều lần giảng cho chúng ta rằng bất kể việc gì chúng ta làm đều là làm cho chính chúng ta. Cho dù đó là việc phát chính niệm, giảng chân tướng, giải cứu đồng tu, hay tham gia vào các hạng mục Đại Pháp khác nhau, đều là có quan hệ tới sự tu luyện của chúng ta. Chúng ta sẽ dũng mãnh tinh tấn nếu chúng ta có thể đồng hóa với Pháp và để toàn tâm vào việc tu luyện.

Nhưng tại sao một số đồng tu lại gặp vấn đề trong khi họ tỏ ra rất tinh tấn trong tu luyện? Đó chính là lý do tôi nghĩ chúng ta không thể nói rằng một học viên có tinh tấn hay không đơn giản chỉ dựa vào hành xử của họ ở bề ngoài. Ví dụ, một số trong chúng ta nhận ra trong tu luyện rằng đắc được Đại Pháp là một cơ hội cực kỳ hiếm có. Họ rất phấn khích và quyết tâm tu luyện Đại Pháp, làm nhiều các dự án Đại Pháp hơn để giảng chân tướng và cứu độ nhiều người hơn nhằm gây dựng nhiều uy đức hơn và đạt viên mãn. Thực sự thì tư tưởng này đã là có thiếu sót bởi vì sâu bên trong ẩn chứa tâm truy cầu và chấp trước ích kỷ. Sẽ luôn có những mâu thuẫn trong sự tu luyện của chúng ta. Mắc lỗi vào lúc này lúc khác là điều không thể tránh. Thậm chí ngay cả những đệ tử rất tinh tấn thì họ cũng có thể phạm sai lầm hoặc có xung đột với người khác. Tuy nhiên, quan trọng là chúng ta có thể nhìn nhận sự việc dựa trên Pháp và từ đó chúng ta có thể đối đãi với bản thân như người tu luyện và hướng nội.

Sư Phụ không muốn bỏ rơi bất kỳ một đệ tử nào. Sư Phụ từ bi của chúng ta đã ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Do vậy với những học viên mà đang gặp phải vấn đề và rắc rối, chúng ta cần phải xét lại bản thân mình dựa trên Pháp bởi vì tất cả chúng ta đều có những thiếu sót ở một vài phương diện nào đó. Chúng ta sẽ không bị can nhiễu khi chúng ta ở trong Pháp. Không gì có thể hoặc dám can nhiễu một đệ tử Đại Pháp mà đã đồng hóa với Pháp. Chúng ta không nên thừa nhận sự an bài của cựu thế lực hay là thừa nhận cuộc bức hại tà ác. Giống như Sư Phụ đã giảng,

“…áp đặt bức hại mà không được thừa nhận thì là một tội  ác, và cựu pháp lý của vũ trụ cũng không cho phép…” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003) (tạm dịch)

Chúng ta chắc chắn sẽ có những khó khăn và khảo nghiệm trên con đường tu luyện của mình. Khi chúng ta một lòng tin tưởng vững chắc nơi Sư Phụ và Đại Pháp, từ bỏ những chấp trước ích kỷ của mình khi đối mặt với khổ nạn hay những “vấn đề” liên quan đến thân thể thì chúng ta đang dũng mãnh tinh tấn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/7/交流–精進与否不能只看表面-242066.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/23/126205.html
Đăng ngày: 3-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share