Bài viết bởi một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Lan

[MINH HUỆ 13-12-2010] Ngày 10 tháng 12 năm 2010, ngày Nhân quyền Quốc tế, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một loạt các hoạt động phía trước Hạ nghị viện tại Hague. Sự hiện diện của họ đã nâng cao nhận thức về những cuộc kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc của các học viên trong suốt hơn 10 năm qua. Họ cũng kêu gọi chính phủ Hà Lan giúp chấm dứt cuộc bức hại.

2010-12-11-minghui-falun-gong-235846-0--ss.jpg
Phía trước Hạ nghị viện ở Hague, các học viên Pháp Luân Công phơi bày việc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Các học viên đã treo một biểu ngữ lớn giữa hai cái cây. Tấm biểu ngữ có thông tin về Pháp Luân Đại Pháp được tập luyện bởi hàng triệu người trên thế giới và các học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại bất hợp pháp như thế nào. Nhiều nhân viên chính phủ và người qua đường đã dừng lại đọc tấm biểu ngữ. Các học viên đã biểu diễn các bài tập với nền nhạc tập yên bình. Một nhóm học sinh trung học đã bị cuốn hút bởi phần biểu diễn và đã xin học các bài tập. Trước khi đi, họ đã cảm ơn các học viên và bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Pháp Luân Công. Một phóng viên đã chớp được khoảnh khắc này.

Trong số các học viên tại sự kiện này có một số đến từ Trung Quốc từng bị bức hại ở Trung Quốc. Họ đã bị cầm tù, giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, bị kết án bất hợp pháp, bị mất việc, buộc phải ly dị, và một số đã bị tra tấn. Bây giờ ở hải ngoại, họ phơi bày cuộc đàn áp ở Trung Quốc dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ. Họ thỉnh cầu mọi người đứng lên chống lại cuộc đàn áp và giúp chấm dứt nó.

Một chủ cửa hàng người Trung Quốc hiểu rõ tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã hỏi xin các học viên rất nhiều tờ rơi thông tin. Ông đã lên kế hoạch để các tờ rơi vào các tờ báo ông bán để mỗi người Trung Quốc ở Hague đều biết ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công như thế nào

Một người đàn ông Hà Lan đọc thông tin trên tấm biểu ngữ và lắc đầu. Ông nói ông đã không biết rằng một cuộc đàn áp tàn bạo như vậy hiện đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Ông yêu cầu các học viên cho biết thêm chi tiết và nói rằng ông sẽ tiếp tục chú ý đến tình tình của Pháp Luân Công.

Hầu hết các thành viên của Nghị viện và nhân viên Chính phủ đã biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhờ những nỗ lực của các học viên trong việc giảng rõ sự thật cho họ. Ngay cả những sĩ quan tuần tra xung quanh các Nghị viện cũng biết về cuộc bức hại. Họ  giơ ngón tay cái lên với các học viên và nói: “Chúng tôi chúc các bạn thành công!

Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Kể từ đó, Ngày Nhân Quyền được tổ chức hàng năm trên thế giới vào ngày 10 tháng 12. Liên Hợp Quốc đã dự thảo “Công ước quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa” và “Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị” vào năm 1966. Mục đích của dự thảo hai điều ước quốc tế trên nhằm bổ sung chi tiết hơn tinh thần của bản Tuyên ngôn quốc tế. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế, Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị với hai Nghị định thư không bắt buộc và Công ước quốc tế về Kinh tế, Xã hội và Văn hóa được gọi là Hiến chương Nhân quyền quốc tế, quy định quan trọng nhất về quyền con người trong các cộng đồng quốc tế.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/13/荷兰民众关注法轮功-警察-祝你们成功(图)-233559.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/23/122070.html
Đăng ngày: 29 – 12 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share