Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 02-11-2010] Tại buổi học Pháp mấy hôm trước, tôi chợt có lý giải và nhận thức nhiều hơn về “tài nguyên Đại Pháp”. Trước đây tôi từng cho rằng các đồng tu chúng ta bỏ tiền ra làm tài liệu giảng chân tướng mới là “tài nguyên Đại Pháp”, phải quý trọng và sử dụng hợp lý. Xem xong kinh văn “Giảng Pháp cho học viên Châu Úc phần vấn đáp”, tôi mới hiểu rõ mấy điểm: Ồ, tiền của chính đệ tử Đại Pháp cũng là tài nguyên Đại Pháp đấy. Tôi nghĩ tiền của chúng ta, cho dù là lợi nhuận từ kinh doanh, tiền lương đi làm, hay là thông qua các phương thức chính đáng khác mà có thu nhập, những tiền này trong tay đệ tử Đại Pháp là như nhau, cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý tài nguyên Đại Pháp.

Đương nhiên, trải qua tu luyện Chính Pháp nhiều năm như vậy, tu tại xã hội người thường, rất nhiều đồng tu đã hiểu rõ chính xác như thế nào đối với tiền chúng ta có được. Đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp buông bỏ tâm cầu tiền, tâm ích lợi; không phải là giống như giảng về tu Đạo trong núi trước đây, một xu cũng không cần, đi tới cực đoan; tài vật thông thường đệ tử Đại Pháp có được với chúng ta mà nói, một là dùng để duy trì cuộc sống thường nhật bình thường, cân bằng tốt mọi mặt quan hệ xã hội, hai là có thể xuất ra chi trả các loại kinh phí trong chứng thực Pháp, có thể dùng để làm các loại tài liệu giảng chân tướng cứu độ chúng sinh. Bởi vì đối với đệ tử Đại Pháp thực tu mà nói, những tài vật này không phải là dùng phung phí để hưởng thụ và thỏa mãn ham muốn cá nhân, mà là vì người khác, là để có lợi cho người khác; hơn nữa tài nguyên vật chất phong phú của đệ tử Đại Pháp có được tại thế gian cũng là một phương diện chứng thực Pháp, chứng thực sự tốt đẹp của Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp mang đến phúc phận cho chúng sinh, chứng thực thiện và ác có báo ứng, chính – tà trong xã hội và thiện – ác đang đảo lộn.

Lý giải nhiều hơn ra sao về nội hàm “tài nguyên Đại Pháp, loại bỏ bức hại về phương diện tiền bạc của cựu thế lực đối với đệ tử Đại Pháp, sử dụng tốt và hợp lý tài nguyên Đại Pháp, chúng ta bước đi cho chính trên con đường tu luyện Chính Pháp về phương diện sử dụng tiền và của cải, từ trong thực tế tôi có một số nhận thức nông cạn cùng chia sẻ với mọi người.

1. Tài nguyên Đại Pháp đối với chúng ta là dùng để chứng thực Đại Pháp, không phải dùng để chứng thực bản thân

Tôi nghĩ rằng tiền của đệ tử Đại Pháp là “tài nguyên Đại Pháp”, như thế bản thân đệ tử Đại Pháp, thời gian có được, kỹ thuật, năng lực, các loại quan hệ xã hội hữu hiệu; thế còn các loại vật lực khác phải chăng cũng là “tài nguyên Đại Pháp”? Đúng là như vậy, hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp đã có, đang có và sẽ có không phải đều là Sư Phụ cấp cho ư?

Từ trong nội tâm sau khi biết được những thứ này không phải thực sự của tôi, không phải để tôi chứng thực và phô trương bản thân, mà là được ban cho tôi để chứng thực Pháp, vậy tôi còn có thể có chấp trước tư lợi gì nữa nhỉ? Có tiền của và phúc phận nào đáng giá để khoe khoang với người khác đây? Với một ngộ thức tốt hơn về vấn đề này, chúng ta mới có thể quý trọng, mới có thể sử dụng hợp lý hơn những gì chúng ta có. Các đồng tu có điều kiện kinh tế cũng có thể từ nội tâm biết được sự giàu có của mình nên được dùng hợp lý vào việc chứng thực Pháp. Có rất nhiều đồng tu làm tốt tại phương diện này, dùng điều kiện kinh tế tốt của bản thân chủ động bỏ ra rất nhiều tiền chứng thực Pháp, làm tài liệu giảng chân tướng, thực hiện thệ ước của bản thân, mà tình huống thực tế là những đồng tu ấy kinh doanh càng lúc càng thuận lợi, điều kiện cũng càng lúc càng tốt.

Còn nữa, từ trong nội tâm biết được nội hàm tài nguyên Đại Pháp càng rộng hơn, chúng ta mới không phụ những kỹ năng và năng lực mà Đại Pháp ban cho, không đặt năng lực bản thân trên Đại Pháp, hay dùng chúng để trao đổi gì đó từ đồng tu khác, hoặc trong xã hội người thường cầu danh cầu lợi hoặc cầu đắc thỏa mãn tình cảm.

2. Tất cả những gì của bản thân đều xem thành “tài nguyên Đại Pháp” mới có thể làm tốt được duy hộ Pháp mà không phải là duy hộ bản thân

Chỉ có biểu hiện về phương diện thật sự nhận thức được vật chất thuộc về mình đều là “tài nguyên Đại Pháp”, chúng ta mới có thể hoà tan trong Pháp, mới có năng lực và uy lực của Pháp. Nếu lợi ích vật chất chỉ thuộc về cá nhân nào đó, tà ác sẽ dám làm người đó bị mất đi. Nhưng trong vũ trụ thì ai dám phá hoại “tài nguyên Đại Pháp” đây?

Có một đồng tu bị tà ác bức hại kinh tế, nhiều năm nay bị phòng “610” xúi giục cơ quan ăn bớt phi pháp khoản tiền khổng lồ đến mấy vạn nhân dân tệ. Bên cạnh việc phát chính niệm phủ định bức hại từ bên ngoài, đồng tu và người nhà cũng nhiều lần tìm đến người có trách nhiệm của cơ quan, nhưng hiệu quả rất nhỏ, sau này cũng lên Minhhue.net phơi bày sự việc này, nhưng tình hình còn trở nên xấu hơn, trước còn được trả mấy trăm nhân dân tệ mỗi tháng, giờ thì một xu cũng không được trả.

Vì sao có rất nhiều đồng tu sau khi phơi bày việc bị công ty bức hại kinh tế lên Minhhue.net, giảng chân tướng và phát chính niệm thì lại được trả lương, trả lương như bình thường. Vì sao tình huống của đồng tu này thành ra như vậy? Từ trên biểu hiện bề mặt, đồng tu cũng thật nguyện ý để chứng thực Pháp và đóng góp cho chỉnh thể, đồng tu cũng nói những tiền này có khả năng cứu bao nhiêu người đấy.

Có một đồng tu khác kiến nghị đồng tu này thử tìm trên tâm tính và hành vi, có chấp trước và hữu lậu nào mà chưa nghĩ đến và bị tà ác nắm được đằng chuôi và dùi vào sơ hở đó, bởi vì đây không phải là người bức hại người, tất cả bức hại của tà ác đều là dùi vào tâm tính đệ tử Đại Pháp mà tới; đồng tu hướng nội tìm đã phát hiện rất nhiều tâm người thường: Tâm lợi ích không dễ nhận ra, chấp trước vào thời gian, và không muốn tiết kiệm tiền, có tâm tranh đấu và oán hận người khác, có tư tưởng rằng để tà ác lấy mất tiền thì không bị bức hại về thể chất. Anh cũng phát hiện một tư tưởng khác “Đối với tiền tài ta có thể buông bỏ được, vậy các ngươi còn làm được gì ta nữa. Ta vẫn sống được dù các ngươi giữ lương của ta.”

Chúng ta cầm tiền lương của mình chỉ đơn giản xem là của cải cá nhân, chưa thăng hoa nghĩ đến tài nguyên của Đại Pháp, chúng ta duy hộ bản thân mình nhiều hơn là duy hộ Pháp, ngay khi chúng ta không nhận thức được tâm thái và chấp trước trong tu luyện cá nhân thì tà ác lợi dụng sơ hở tạo thành bức hại về kinh tế.

Tôi nghĩ, trong sự việc này, nếu nhận thức của chúng ta được phát ra từ nội tâm, bất kì ai tham gia bớt xén tiền lương của đệ tử Đại Pháp là tội nghiệp nghiêm trọng: vì đó là đang phá hoại tài nguyên Đại Pháp. Chúng ta từ bi đối với kẻ tham gia bức hại và quý trọng với tài nguyên Đại Pháp. Chúng ta xuất phát từ chính niệm duy hộ Đại Pháp mới có thể có thuần tịnh và uy lực vô tỉ. Nhận thức được phát ra từ nội tâm về điều này thì chân niệm của đệ tử Đại Pháp mới có thể có hiệu quả phá trừ sắp đặt của tà ác.

3. Lãng phí thu nhập bản thân cũng đồng dạng với không quý trọng tài nguyên Đại Pháp

Chúng ta học Pháp của Sư Phụ giảng đều biết, đệ tử Đại Pháp tiêu pha hoang phí tiền dùng làm tài liệu chân tướng, hậu quả là nghiêm trọng. Tôi tin rằng rất nhiều đồng tu đều nhận thức được; nhưng hiện tại tôi đã hiểu rõ, lãng phí thu nhập cá nhân cũng đồng dạng là không quý trọng tài nguyên Đại Pháp.

Đệ tử Đại Pháp dùng thu nhập cá nhân để cứu người là uy đức. Người thường chủ động cầm tiền đưa đệ tử Đại Pháp thực hiện giảng chân tướng sẽ có vô lượng phúc phận. Ngược lại như vậy mà nói, đệ tử Đại Pháp phải cứu người, sử dụng quá nhiều tiền tại người thường để tiêu xài phung phí, đối với họ mà nói đó là tốt hay xấu đây? Đương nhiên, phung phí cụ thể bao nhiêu, điều tốt thỏa đáng là bao nhiêu, cái này không thể rập khuôn một kiểu, nhưng với các Pháp lý trong tâm và tâm thái đoan chính, chúng ta sẽ có thể làm mọi việc một cách đúng đắn nếu cẩn thận suy xét nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, tôi thấy có rất nhiều lúc, đối với chi tiêu thu nhập cá nhân, tôi đã khởi tâm thoải mái ăn tiêu phung phí, đây là thói xấu từ nhỏ dưỡng thành. Nghĩ kĩ lại việc chi tiêu của mình hay bạn bè người thân hầu như hoàn toàn không cần suy nghĩ, tính tuỳ ý, chủ động rất lớn. Tôi bản thân cảm thấy rất hào phóng, dùng cái cớ “chứng thực Đại Pháp” để che dấu sự hoang phí của mình. Đương nhiên chúng ta không thể đi sang cực đoan, trở thành người vắt cổ chày ra nước thì thành “keo kiệt” rồi, chỉ là cần thu xếp hợp lý, cần phải có kế hoạch, không nên tiêu tiền vì mục đích giữ thể diện. Hiện tại tôi hiểu được thu nhập của mình cũng là tài nguyên Đại Pháp, tôi không tiêu tiền bừa bãi như trước kia.

Ngoài ra, chúng ta phải cảnh giác với một loại bức hại kinh tế khác, chính là có bạn thân đột nhiên cần làm việc gì đó không cần thiết nhưng tiêu phí vào đó rất nhiều tiền nên đến chúng ta vay tiền, số tiền rất lớn, gần như phải tiêu khoản tiền tích góp của chúng ta, hơn nữa 1-2 năm họ không hề trả. Rõ ràng chúng ta cho họ vay thì không thích hợp, không cho họ vay thì từ trong người cảm thấy dường như không có cách gì có thể nói nổi rồi, rất khó xử. Lúc này chúng ta nhất định phải tìm xem phải chăng chúng ta đang sử dụng quá tùy tiện thu nhập cá nhân, không quý trọng tiền, từ đó mà bị tà ác lợi dụng sơ hở, lợi dụng bạn thân bức hại chúng ta.

Chúng ta có thể gặp phải sự việc này 2-3 lần, thậm chí nhằm vào tiền tích góp của chúng ta mà đến. Lúc bắt đầu không biết làm thế nào, sau này nhận thức được là tà ác không gian khác bức hại, thì đầu tiên cần buông bỏ tình cảm và hư vinh, đồng thời không nên có bất kỳ oán hận nào; sau đó dựa vào từ bi với bạn thân, phát chính niệm giải thể nhân tố tà ác thao túng từ phía sau sự việc này. Rất nhanh, sự việc trong người sẽ phát sinh biến hóa, những việc kia gác lại coi như xong, tự nhiên họ cũng không chi tiêu tiền vay chúng ta. Mặc dù lúc ấy chúng ta dùng chính niệm giải thể bức hại, nhưng không tìm được nguyên nhân phát sinh loại việc này, hôm nay tôi viết bài tâm đắc này nhớ lại những tình huống lúc trước, mới từ trong nội tâm nhận thức được chính là lúc ấy chúng ta đang đối đãi với tài nguyên Đại Pháp– quá lãng phí “thu nhập cá nhân”.

4. Quý trọng tài nguyên Đại Pháp, triệt để phủ định bức hại kinh tế của tà ác

Trước đây tà ác dám đốt sách Đại Pháp, là vì lấy cớ đệ tử Đại Pháp và thế nhân không quý trọng và tôn kính sách Đại Pháp. Tôi nghĩ, kinh tế chúng ta đang bị tà ác bức hại, ngoại trừ tìm thử bản thân là phải chăng có tâm lợi ích, phải chăng chúng ta sử dụng tài nguyên Đại Pháp (bao gồm thu nhập cá nhân) là không quý trọng, thiếu nghiêm túc, không yêu cầu nghiêm khắc bản thân, ý thức không chu đáo sơ hở nhỉ?

Tại đây tôi kể cho mọi người một việc phát sinh ở chỗ chúng tôi, xét trên phương diện này quả thật là rất nghiêm túc. Tôi và mọi người (đồng tu) tự cho rằng đối đãi với tiền chung chứng thực Pháp luôn nghiêm túc hơn so với yêu cầu bản thân, trước đây không dám trích một xu tiền chung để mình dùng. Nhưng nửa năm nay, có một đồng tu nơi khác giao cấp cho chúng tôi 800 tệ tiền thiết bị, bảo chúng tôi mang cho một đồng tu trong vùng làm vốn mở công ty; chúng tôi đã thu nhận tiền nhưng chưa tìm đồng tu kia, sau đó mọi người đem 800 tệ cất ở tủ quần áo chuẩn bị sẵn khi tìm được thì đưa. Có một hôm, chúng tôi phải đi nơi khác làm việc, vì vội đón xe, không kịp lấy tiền, mọi người liền cầm 800 tệ này, nghĩ sau 2 ngày trở về sẽ lấy tiền bù vào, mà lúc ấy tôi cũng không biết việc này; khi mua vé tại trạm xe lửa, đầu óc tôi mơ màng âm sai dương thác đã mua vé vượt nửa quãng đường, đã tiêu tốn 800 tệ, mà vé trả lại không được, đổi cũng không xong. Đành phải lên xe, cảm thấy rất uể oải. Sau khi trở về nơi này còn liên tiếp xảy sự cố, đã tiêu oan uổng mấy trăm tệ. Tôi không tìm thấy nguyên nhân, cùng với mọi người trao đổi việc này, mọi người mới bảo tôi đã dùng 800 tệ tiền chung kia; khi ấy chúng tôi đều rất hối hận, tính như số tiền tổn thất chính là số này. Từ nội tâm chúng tôi cảm thấy sử dụng tiền đó đi không thực sự là nghiêm túc.

Thông qua việc này, chúng tôi nhắc nhở các đồng tu đang bị bức hại kinh tế, nhất định phải tìm ở bản thân phải chăng tại phương diện này có bước đi không chính?

Khi chia sẻ cùng vài đồng tu làm việc tại điểm sản xuất tài liệu, tôi phát hiện một vấn đề rất lớn. Chính là có một số đồng tu (đặc biệt là với những đồng tu phải dời nhà và sống trôi dạt khắp nơi) thì chi phí sinh hoạt của đồng tu và tiền mua tư liệu, tiền thiết bị lẫn lộn cùng nhau. Những đồng tu này tự thân cảm thấy là mình có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân; ngoài ra cũng e sợ phiền toái, không muốn hai loại tiền tách biệt ra. Đây là không nghiêm túc, vì lẫn lộn với nhau trong vô ý đã dùng khoản tiền chung, cũng giải thích không rõ ràng, nhưng tà ác đang nhìn chằm chằm như hổ đói, đến lúc dẫn tới bức hại nhưng có thể là không ngờ đến. Tôi nghĩ chúng ta nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân.

Những năm này, tôi còn thấy một số đồng tu địa phương khác sử dụng tiền và của cải của đệ tử Đại Pháp, rất không nghiêm túc, quả thật dám tiêu xài phung phí, dùng tiền người khác mà vẫn “yên tâm thoải mái”, tôi thấy như vậy vô luận đồng tu làm việc gì vì bản thân hay mọi người thì đều không thuận lợi, kinh tế đều rất khó khăn. Tôi nghĩ, Sư Phụ bảo chúng ta làm việc gì đều phải hướng nội tìm, như vậy chúng ta thật sự phải đối chiếu phương diện này với Pháp để tìm nguyên nhân ở bản thân. Tôi lý giải, Sư Phụ nói nặng lời trong giảng Pháp thì thật sự là từ bi với chúng ta, quý trọng chúng ta, hy vọng gõ chùy nặng xuống khiến chúng ta thanh tỉnh. Nhất thiết không được khởi một ý nghĩ tiêu cực khác. Mỗi cá nhân chúng ta đều không dễ buông bỏ chấp trước, thậm chí còn khó phát hiện chấp trước. Nếu chúng ta chưa làm tốt trong phương diện này, chúng ta biết rồi thì thật sự nên thay đổi. Sư Phụ chờ chúng ta làm tốt, Sư Phụ chỉ vì tốt cho chúng ta.

Tôi nghĩ, thời gian Chính Pháp kéo dài thêm đều là để đệ tử Đại Pháp dùng cứu độ chúng sinh, đệ tử Đại Pháp đều là Vương các Thế Giới, tại thế gian vốn nên là có phúc phận, chỉ cần chúng ta quý trọng tài nguyên Đại Pháp, phải luôn luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tại phương diện dùng tiền dùng vật phải đi cho chính, chúng ta nhất định phủ định triệt để tà ác bức hại kinh tế.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/2/231819.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/12/121377.html
Đăng ngày 08-12-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share