Bài của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 18-10-2010] Một lần tôi gặp hơn 100 học viên Đại Pháp trong khi đang bị giam giữ. Tôi nhận ra rằng chỉ có một số hữu hạn trong số họ là hiểu thấu các Pháp lý. Điều này khiến tôi rất buồn. Với nhiều niệm lẫn lộn như vậy, làm thế nào mà họ không vấp ngã cho được

1. Thiếu thói quen hướng nội

Có một học viên Đại Pháp lớn tuổi rất kiên định tin vào Pháp. Ông đã trải qua nhiều ma nạn sinh tử. Khi ông bị sốc với nhiều dùi cui điện, ông vẫn hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Tuy nhiên, ông đã bị bức hại rất nhiều lần và bị tống giam suốt 5 năm. Khi tôi hỏi ông sơ hở nào khiến ông bị giam ở đây, ông không hề biết. Mặc dù tôi đã giúp ông tìm ra được sơ hở của mình, rốt cuộc, ông cũng không phải là người đã tự đào chấp trước của mình lên qua việc hướng nội.

Một vài học viên có một con đường tu luyện rất êm ả, và họ hiếm khi phải chịu bức hại. Họ đã hình thành được thói quen hướng nội hàng ngày và kịp thời sửa chữa thiếu sót của bản thân. Nếu một người không cẩn thận với những chấp trước nhỏ, tà ác sẽ lợi dụng sơ hở này trong nhận thức của học viên và phóng đại chấp trước của họ, cuối cùng khiến học viên đó bị bức hại. Tuy nhiên, vài học viên vẫn không hướng nội ngay cả sau khi đã mất tự do. Sư Phụ đã nói:

“Thân ngọa lao lung biệt thương ai
Chính niệm chính hành hữu pháp tại
Tĩnh tại kỷ đa chấp trước sự
Liễu khước nhân tâm ác tự bại”
(“Biệt ai” trong Hồng Ngâm 2)

Tạm dịch
“Thân nằm trong ngục đừng có đau buồn
Chính niệm chính hành có Pháp tại đây
Suy nghĩ xem bản thân có bao nhiêu chấp trước
Vứt bỏ được nhân tâm thì tà ác sẽ tự bại”
(“Đừng buồn” trong Hồng Ngâm 2)

Khi người ta đã tống khứ được chấp trước người thường, tà ác sẽ không còn đến can nhiễu nữa. Sư Phụ giảng:

“Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới. Tại sao không xét [vấn đề] như thế? Gặp ma nạn liền đẩy ra ngoài.” (Giảng Pháp ở Pháp hội New York 2008, 24 tháng Năm 2008)

Sư Phụ vẫn luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng nội, đó là điều thiết yếu để người tu luyện có được chính niệm chính hành.

2. Hiểu sai về chính niệm

Tôi đã nói chuyện với một học viên, người đã bị cảnh sát bắt lần thứ 2. Lẽ ra anh đã có thể chạy đi khi cảnh sát đến nhà để bắt anh, nhưng anh nghĩ: “Mình là học viên Đại Pháp. Sao mình lại phải sợ họ cơ chứ?” Sau đó, anh bị cảnh sát bắt đi và bị án tù 2 năm.

Tất nhiên, suy nghĩ của học viên này không sai nhìn từ khía cạnh Pháp lý. Sư Phụ đã giảng:

“Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiều, thì có uy lực lớn bấy nhiêu.” (“Cũng một đôi lời” trong Tinh tấn yếu chỉ II)

Khi tà ác tới, liệu chính niệm của học viên có mạnh không và họ có đạt tiêu chuẩn không là điều tối quan trọng. Nếu không, những niệm như vậy sẽ không đóng vai trò của chính niệm. Nhiều học viên phát chính niệm khi bị tra tấn, nhưng họ không cảm nhận được hiệu lực của chính niệm, nên họ trở nên bối rối.

Sư Phụ đã giảng:

“Trong các loại bức hại, vì để ngăn chặn bức hại, đều có thể dùng chính niệm để phản lại và khắc chế kẻ ác, kể cả kẻ đấm đá học viên. Chính niệm mạnh mẽ sẽ làm cú đấm cú đá trở lại chính bản thân họ, hoặc làm cho cảnh sát tà ác và kẻ xấu đánh nhau; cũng có thể chuyển toàn bộ đau đớn và thương tích sang kẻ ác và cảnh sát tà ác đang hành hung; nhưng trước hết chư vị [cần] chính niệm mạnh mẽ, không có tâm sợ hãi, không có chấp trước của con người cũng như tâm lo lắng hay cừu hận, trong trạng thái ấy mới hữu hiệu. Xuất niệm có hiệu quả tức thì. Trong quá trình chính niệm thì không kinh không sợ, kẻ ác hành hung chưa dừng thì chính niệm chưa dừng.” (“Chính niệm ngăn chặn hành vi ác”, 15 tháng Hai 2004)

Tôi đi đến nhận thức rằng nguyên nhân khiến chính niệm không có tác dụng khi một người bị tà ác tra tấn là: người đó có quá nhiều quan niệm người thường, điều mà hoàn toàn cách xa yêu cầu đối với phát chính niệm của Sư Phụ. Đó là vì người đó đã không tu luyện bản thân vững vàng. Chính niệm đầy uy lực có thể bổ đôi trái núi của một học viên Đại Pháp là xuất phát từ tín tâm mạnh mẽ không gì sánh được vào Đại Pháp và Sư Phụ và từ nhận thức rõ ràng đối với Pháp lý của người ấy.

Lấy ví dụ, khi tà ác bắt một học viên phải đứng trong một thời gian lâu, anh ta chỉ đứng đó cả ngày mà chịu đau, như thể anh đang chống lại tà ác vậy. Trên thực tế, anh này đang phản bức hại trong khi chịu đựng bức hại. Vậy thì có thể tưởng tượng được hiệu lực của chính niệm như vậy sẽ thế nào. Chúng ta không nên có ngay cả suy nghĩ về việc đứng đó, đơn giản là chúng ta không phải đứng, chúng ta chỉ cần tự do, và chúng ta chỉ muốn ra khỏi đó. Vài học viên cảm thấy thoả mãn khi họ được tự do học Pháp và tập công trong lúc bị giam giữ. Họ cũng tin rằng họ đã làm khá tốt. Sư Phụ giảng cho chúng ta Pháp của vũ trụ. Ai xứng ngăn không cho chúng ta học Pháp đây? Chúng ta có học Pháp ở đâu chăng nữa, nó nhất quyết không phải là ở một nơi mà chúng ta không được tự do. Chỉ Sư Phụ mới có thể quyết định con đường chúng ta đi là như thế nào và chỉ lời Sư Phụ là có tác dụng. Làm sao tà ác xứng đáng được an bài con đường tu luyện của chúng ta?

3. Thiếu nhận thức về tu luyện cá nhân và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp

Vài học viên rất chăm chỉ làm các công việc lao động cưỡng bức ở nơi bị giam cầm. Thậm chí có người còn nói: “Chúng ta tràn đầy năng lượng.” Họ còn chỉ trích những học viên nào cự tuyệt bức hại về thể chất và không chịu làm bất kỳ công việc lao động cưỡng bức nào. Họ nói rằng chúng ta cần phải là người tốt. Có học viên thậm chí còn nói: “Nếu bạn không làm việc chăm chỉ, thì người khác sẽ phải làm phần công việc cho bạn.” Có cả những học viên thậm chí còn làm bất cứ điều gì mà tà ác sai khiến. Một học viên Đại Pháp không được hợp tác với tà ác và nghe theo yêu cầu, chỉ thị hay mệnh lệnh của chúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời kỳ chính Pháp. Làm sao chúng ta có thể lao động cho tà ác được?

Việc những sinh mệnh vĩ đại của vũ trụ bị bức hại là một điều sỉ nhục. Đó là do sự suy đồi của vũ trụ, đó là tội ác to lớn mà cựu thế lực đã gây nên. Chúng ta phải chính lại tất cả những gì không ngay chính, vì chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

“Những đệ tử Đại Pháp nào không thể thực thi tác dụng duy hộ Đại Pháp thì không có cách nào viên mãn, bởi vì chư vị đều khác với tu luyện trong quá khứ và tương lai; sự vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp chính ở chỗ này.” (“Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp” trong Tinh tấn yếu chỉ II)

4. Nhận thức không rõ về quan hệ giữa nghiệp bệnh và bức hại

Có khá nhiều học viên dùng thuốc khi họ bị bức hại, và thậm chí tình trạng sức khỏe của họ còn nghiêm trọng hơn. Vài người có suy nghĩ sai lầm là họ đang trải qua việc tiêu nghiệp và không nhận ra rằng chính suy nghĩ của họ trở thành cớ cho tà ác tiếp tục bức hại họ dưới hình thức nghiệp bệnh, vì chính bản thân họ coi đó là “nghiệp bệnh” chứ không phải là một dạng bức hại. Điều này chẳng tương đương với việc họ truy cầu nó sao? Theo cách này, tà ác không chỉ bức hại thể chất và tinh thần của bạn, mà nó còn bức hại bạn cả về mặt tài chính nữa.

Một học viên rất yếu trong thời gian bị bức hại, nên ông ấy đã uống thuốc và tiêm. Một lần ông ấy đã lên cơn đau tim nặng đến nỗi ông ấy đột nhiên ngã lăn ra sàn. Sau đó, tôi chia sẻ quan điểm về vấn đề này với ông. Ông nói: “Bây giờ tôi không biết phải làm sao nữa. Tôi đã phát chính niệm và tôi cũng đã tìm cách thiện giải rồi mà không có tác dụng.” Ông đã rất thất vọng. Tôi hỏi ông ý ông nói thiện giải là như thế nào. Ông trả lời rằng “Tôi thà từ bỏ trái tim hay thay thế nó bằng một cái khác để cứu độ sinh mệnh đã làm tôi phải đau đớn.

Tôi nói rằng vấn đề của ông chính là ở chỗ đó. “Ông để cho trái tim của ông, chứ không phải là bản thân ông quyết định. Đó chính là điều mà tà ác muốn, nên nó lợi dụng cơ hội này để bức hại ông. Thiện giải không phải là giải quyết vấn đề theo cách đó. Làm sao mà việc phát chính niệm của ông có tác dụng sau khi ông đã thừa nhận bức hại của tà ác cơ chứ? Ông đã không giải thế tà ác về cơ bản, nếu không nói là ông luôn chỉ muốn thoát ra khỏi đây bằng cách mang bệnh! Ông đã không hiểu rõ Pháp rồi.” Ông hiểu ra vấn đề sau khi nghe những lời của tôi.

5. Không chăm chỉ học Pháp, không có Pháp trong tâm

Sau khi liên lạc với một số đông các học viên đã bị bức hại, tôi nhận ra rằng nhiều người trong số họ không thể nhẩm thuộc Pháp. Vài người còn không đọc Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản. Vài người thậm chí cứ nói là lại dùng đến từ ngữ của Đảng. Họ không vui khi người khác chỉ ra cho họ những thiếu sót của mình. Rất nhiều người đã tu luyện cả hơn chục năm, nhưng nhiều người thậm chí còn không thể thuộc một câu Pháp. Trên thực tế, Sư Phụ đã yêu cầu chúng ta học thuộc Pháp từ cách đây rất lâu. Khi Pháp hội ở thành phố Trường Xuân được tổ chức, nhiều học viên đã đọc thuộc lòng Pháp. Sau khi một người đọc một đoạn, người khác đọc đoạn kế tiếp. Nếu một từ đọc không đúng, học viên sẽ bắt đầu đọc lại cả đoạn đó từ đầu. Họ thật sự rất đáng ngưỡng mộ vì đã tu luyện tinh tấn như vậy – họ như là những con sư tử dũng mãnh vậy!

“Tại sao tôi yêu cầu quý vị nghiên cứu, đọc, và ghi nhớ cuốn Chuyển Pháp Luân? Đó là để hướng dẫn tu luyện!” (“Tu luyện là gì?” trong Tinh tấn yếu chỉ)

Chúng ta vấp ngã nhiều lần, nhưng chúng ta lại không nhận ra lý do tại sao chúng ta đã vấp ngã. Đó đều là vì chúng ta không đặt Pháp trong tâm và không tu luyện bản thân vững vàng.

Xin hãy chỉ ra những gì còn chưa đúng trong nhận thức của tôi.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/18/231154.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/30/121132.html
Đăng ngày: 25-11-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share