[MINH HUỆ 06-06-2010] Tôi đến Toronto vào năm 2007 để học đại học và giờ đây, tôi chuẩn bị tốt nghiệp. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm của tôi về việc giảng thanh chân tượng cho các sinh viên Trung Quốc, là một sinh viên giỏi, và có những hiểu biết đúng đắn về môi trường hàng ngày của tôi khi tôi theo học tại trường.

Mùa hè năm 2007, ban đầu tôi còn chần chừ không biết có nên chuyển vào trong ký túc xá của trường hay không, vì lo sợ rằng tôi sẽ đẩy mình vào hoàn cảnh không an toàn của tiệc tùng và suy đồi đạo đức, nhưng tôi có cảm giác rằng đây là một sự lựa chọn đúng đắn cho mình, và tôi biết rằng nếu tôi luôn theo sát Sư Phụ, mọi việc liên quan đến môi trường của tôi sẽ tốt đẹp.

Như các bạn có thể tưởng tượng, khi những sinh viên hiện đại ngày nay không thể kiềm chế bản thân, môi trường trong đại học có thể dễ dàng khiến họ xa ngã và làm những điều tệ hại. Tôi vẫn nhớ rõ đêm thứ Năm đầu tiên sau khi tôi chuyển vào trong ký túc xá. Cửa phòng tôi đang mở; tôi làm việc trên máy tính và nói chuyện qua mạng với một đồng tu ở một trường khác. Các sinh viên chạy khắp hành lang, một vài trong số họ đã say, và đang chuẩn bị đi club. Việc tôi không bia rượu tiệc tùng đưa tôi tới làm quen với các sinh viên giống như tôi. Dĩ nhiên, điều đó có nghĩa là, họ là những sinh viên Trung Quốc, những người cần được cứu độ.

Rất nhiều các sinh viên quốc tế người Trung Quốc ở trường đại học xuất thân từ những gia đình giàu có ở Trung Quốc. Một vài trong số các bạn thân của tôi là con cái của các doanh nhân và chủ ngân hàng Trung Quốc, và bạn thân nhất của tôi là con gái của một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc. Bởi tôi có thể nói được tiếng Trung, lại yêu thích và hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, họ thường hỏi tôi về sở thích của tôi bắt nguồn từ đâu. Tôi thường giải thích cho họ tôi học Pháp Luân Công từ tuổi niên thiếu như thế nào và tôi bắt đầu yêu thích văn hóa, đời sống tinh thần, và sau đó là nhân quyền, chính trị và lịch sử Trung Quốc.

Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi ngồi chơi với người bạn có cha là một nhà ngoại giao Trung Quốc. Một người bạn ở cùng nhà với tôi đã làm quen với chúng tôi bởi cô ấy nói tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ của tôi. Cô ấy bảo tôi sắp xếp thời gian để cùng nhau làm bài tập trong thư viện. Cô ấy biết tôi là một học viên và tôi đang chờ giây phút cô ấy đề cập đến chủ đề đó. Đúng như tôi mong đợi, cô ấy rất hiếu thắng khi nói với tôi rằng tôi không biết Pháp Luân Công là gì và rằng tôi thật ngốc nghếch khi vướng mắc vào đó bởi tôi quan tâm đến Trung Quốc. Tôi rất kiên quyết nói với cô ấy rằng tôi đã luyện tập từ năm tôi 13 tuổi và tôi hiểu rõ rằng mình đang làm gì.

Bày tỏ niềm tin vững chắc của tôi bất chấp cảm giác thiếu thân thiện của người bạn Trung Quốc, nhưng không tỏ ra ghét bỏ gì họ thường khiến tôi giành được sự tôn trọng của họ. Thực tế, chính điều này khiến họ được cứu độ. Người bạn này, cụ thể, đã đi từ việc phê phán Pháp Luân Công theo cách mà ĐCSTQ vẫn làm, đến chỗ chia sẻ với tôi cô ấy ghét ĐCSTQ và nó đã hủy hoại gia đình cô ra sao.

Điều này giúp tôi hiểu được chúng ta phải trân trọng mối tiền duyên với mọi người để cứu độ họ. Ví dụ, nếu tôi cứ cố gắng thay đổi thái độ của cô ấy về Pháp Luân Công, cô ấy có thể không nói chuyện với tôi nữa. Thay vào đó, tôi hiểu rằng chúng tôi ít nhất ở cùng nhau trong một năm – và cuối cùng ba năm tiếp theo chúng tôi vẫn nói chuyện với nhau – và vì thế tôi nên cho cô ấy thấy tôi rất vững tin vào Đại Pháp, nhưng tôi có lý và không có ý thúc ép. Nhờ vào thái độ tích cực của tôi và tình bạn giữa chúng tôi mà một ngày cô ấy nói, “Hãy xem Pháp Luân Công tốt cho bạn thế nào!”

Đầu năm 2008, tôi mời cô ấy đi xem Thần Vận tại Sony Centre. Cô ấy cười khi người dẫn chương trình pha trò và dường như rất thích buổi biểu diễn. Sau buổi diễn, tôi hỏi cô ấy, “Thế bạn thích tiết mục nào nhất?” Cô ấy trả lời là tiết mục có một tiểu đệ tử Pháp Luân Công mất mẹ vì cuộc đàn áp, “Tiết mục có em bé gái!” Tôi đã rất hạnh phúc.

Tương tự, tôi rất lo lắng về quan hệ của tôi với giáo sư của mình bởi, một mặt, tôi muốn cứu họ, và mặt khác, tôi muốn thực hiện một cách êm đẹp để giữ quan hệ tốt với họ và đảm bảo rằng họ coi trọng tôi như một học giả trẻ. Tôi còn nhớ những tháng đầu tiên đi học vào mùa thu năm 2007, tôi cố gắng mời một vài giảng viên của khoa đến dự buổi diễn Trung thu của đoàn Thần Vận. Khoa không biết tôi và tôi thấy không thoải mái trong việc tiếp xúc với họ. Cuối cùng mọi cố gắng của tôi đều vô ích.

Thời gian trôi qua tôi hiểu rằng là sinh viên của họ mà giảng thanh chân tượng cho họ giống như cách tôi làm đối với người qua đường là không đúng. Điều này cho thấy sự thất bại ở phía tôi để hiểu làm cách nào tôi được liên hệ với họ. Tiền duyên của chúng tôi không giới hạn ở một phút; đó là quan hệ đã được xây dựng từ lâu. Tôi phải cứu họ bằng cách cho họ thấy tôi là một sinh viên giỏi như thế nào, và tôi phải tìm cách để phối hợp giảng thanh chân tượng một cách sư phạm trong các bài nghiên cứu của tôi và các câu hỏi đặt ra trên lớp.

Ví dụ, tôi có hai giờ học cùng với sinh viên người Trung Quốc đứng đầu ở trường. Tôi đạt điểm A trong cả hai lớp và có cơ hội được nói chuyện hồi lâu với anh ấy một vài lần. Rõ rằng là những năm làm việc gần với ĐCSTQ, có nhiều bạn bè là các giáo sư tại Trung Quốc, và được tiếp đón bởi những bữa tối linh đình và những đêm đi hát karaoke trong sự nghiệp của anh ấy đã làm yếu mềm những quan điểm của anh về ĐCSTQ, nhưng tôi hiểu rằng điều này không có nghĩa là anh ấy không thể được cứu độ. Trong bài giảng Pháp cho các đệ tử người Úc năm 2007, tôi hiểu rằng Sư Phụ chỉ ra rằng ranh giới xác định giữa việc được cứu độ hay không là một người liệu có hiểu Pháp Luân Công là tốt và ĐCSTQ là xấu hay không. Tôi tin rằng giáo sư của tôi biết điều này, nhưng những tư tưởng ĐCSTQ độc hại đơn giản chỉ khiến ông thờ ơ đối với việc lên tiếng phản đối ĐCSTQ một cách thẳng thắn hay nhìn thấy ĐCSTQ cận kề với sự diệt vong. Những sinh viên thẳng thắn và đứng đắn nhất sẽ công khai phê phán ĐCSTQ và lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Những người yên lặng hơn sẽ nói rằng ĐCSTQ là xấu nhưng sẽ cân nhắc lời nói của họ và làm dịu chúng đi. Theo như tôi hiểu thì với điều kiện họ biết về cuộc bức hại, họ đã được cứu.

Gần đây tôi có hoàn thành một bài nghiên cứu lớn về quan hệ của Canada với Trung Quốc.

Tôi có thể liên lạc với nhiều chuyên gia Trung Quốc của Canada, bởi tôi hiểu rằng viết luận văn là một phần nhiêm vụ của một đệ tử. Một hôm tôi thực hiện một trong rất nhiều cuộc phỏng vấn qua điện thoại khi đang ở trong thư viện. Sau khi hoàn thành, tôi cảm thấy thực sự quá sức chịu đựng và rất khó chịu, vì thế tôi quyết định đi bách bộ. Tôi xuống phố đi tới một công viên tôi biết và ngồi xuống học Pháp. Tới một lúc, tôi hiểu ra rằng, “Tôi không làm nghiên cứu này để đạt điểm A, để xây dựng thành tích, để đi học cao học, mà tôi muốn coi việc này như việc làm ra tài liệu giảng thanh chân tượng! Tôi đang làm việc này vì chúng sinh!” Việc viết lách của tôi từ đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì tôi hiểu rằng tôi đang làm việc này không phải vì bản thân mình, mà để cứu độ những người khác.

Bây giờ tôi xin chia sẻ một chút về tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường tu luyện tốt.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ đã giảng trong Bài giảng thứ Sáu rằng,

“Tại cao tầng mà nhìn, người thường ở xã hội đối với bùn đất quả là không ngại bẩn, ở mặt đất mà chơi nghịch bùn đất vậy.”

Tôi thường phát hiện ra rằng, tôi sống trong môi trường đại học và bị bao quanh bởi những người trẻ tuổi, và tôi thấy rằng bùn đã ngập tới tận cổ mình!

Suốt ba năm học đại học ở đây chứng tỏ rằng rất khó để không bị tổn thương và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Năm thứ hai, hàng ngày tôi thường thức dậy sớm đúng giờ để phát chính niệm, học Pháp, và tập các bài công Pháp, nhưng mùa hè năm ngoái, ý chí tôi bắt đầu lay động. Tôi cảm thấy nhàm chán và bắt đầu đi tìm những cái mà những người thường ở độ tuổi của tôi vẫn hay tìm kiếm – bạn gái, bạn bè và chơi bời. Khi tôi làm việc cho các dự án truyền thông, những theo đuổi tầm thường là mối bận tâm chính của tôi. Thật đáng xấu hổ, nhưng tôi phải thú nhận rằng việc này đã tiếp diễn trong khoảng nửa năm trời.

Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Tư, phần “Đề cao tâm tính” Sư Phụ có nói,

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.”

Thay vì coi những theo đuổi tầm thường đó đúng như chúng vốn có – những theo đuổi tầm thường – tôi sa vào việc cố gắng đạt được chúng. Tôi thực sự bắt đầu cảm thấy rất thất vọng, cô đơn, và lạc lõng trong thế giới này. Tương tự như những gì Sư Phụ đã giảng trong bài “Giảng pháp tại Manhattan 2006”,

“Có [hiện diện] của Pháp vĩ đại nhường này, trong chính niệm chư vị là đồng tại với Đại Pháp, đó là sự bảo đảm rất to lớn. Khi chính niệm không đầy đủ không phù hợp Pháp thì sẽ thoát ly khỏi lực lượng của Pháp, thì sẽ xuất hiện sự cô lập không được giúp. Ngay cả là làm các việc Đại Pháp, cũng phải phù hợp với Pháp; nếu không thì không có lực lượng của Pháp.”

Tôi làm tất cả những việc này và chuẩn bị học Pháp, nhưng tâm tôi không ở đó, chính niệm của tôi không trong sạch, và tôi đang đi theo đường tà. Điều này trở thành vấn đề thực sự đến mức nó gần như đã dẫn dắt tôi phạm phải sai lầm lớn nhất mà một đệ tử có thể phạm phải.

Việc này phần lớn là do thất bại của tôi trong việc giữ cho mình một môi trường tu luyện tốt. Mùa hè năm ngoái, tôi gặp các đệ tử khác thường xuyên, nhưng chúng tôi phần lớn thường đi xem phim, đi mua sắm, đi chơi, và nói đến những chấp trước tầm thường của chúng tôi – không phải theo cách để từ bỏ chúng, mà hơn thế chúng tôi còn nuôi dưỡng chúng. Tôi chỉ có thể nhìn qua ma nạn và quay trở lại con đường tu luyện bằng cách xin Sư Phụ trợ giúp.

Tôi cảm thấy như mình đã thất bại trong việc tuân theo những tiểu chuẩn của Pháp, rằng tôi đã làm phụ lòng Sư Phụ bằng cách đi theo những an bài của cựu thế lực, nuôi dưỡng những hành vi chỉ khiến những người xung quanh và gia đình tôi vui vẻ – đi chơi, có bạn gái, làm thân với những người không phải là học viên. Tôi cảm thấy bị cô lập, dù cho các bạn cùng phòng của tôi, bạn bè, bạn học của tôi, các giáo sư, và người nhà của tôi đều là người thường.

Rất nhiều lần tôi cảm thấy bối rối và không thoải mái bên trong, tôi xin Sư Phụ dẫn đường cho tôi bằng những hiểu biết đúng đắn, bởi đơn giản tôi không tin tưởng ai xung quanh mình nữa. Tôi thoát ra khỏi việc này bằng cách tránh tất cả mọi người và đi đến thư viện để làm bài. Tôi ngồi với các bạn cùng lớp và các bạn cùng phòng khi đã đến giờ đi ngủ, nhưng chỉ có thế.

Trước đây, tôi không hiểu được mối liên hệ giữa một học viên và Sư Phụ. Tôi thường nghe các học viên khác nói về nó, nhưng tôi đã hiểu sai thành “Không, tôi muốn tự làm, tôi không muốn xin Sư Phụ giúp. Tôi không muốn làm phiền Ngài bằng những lo toan và thất bại của tôi.”

Tuy nhiên, giờ đây tôi đã hiểu rằng quan hệ của một đệ tử với Sư Phụ là căn nguyên chính của sự tu luyện.

Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Sáu, phần “Khí công võ thuật” Sư Phụ giảng,

“Mọi người thử nghĩ, trong những người [học] xong lớp này của tôi, 80%–90% chúng ta sẽ không chỉ hết bệnh, mà chư vị c.n đắc công, công chân chính. Những thứ mang trên thân chư vị đã là siêu thường rồi; [nếu] tự bản thân chư vị luyện, [thì] cả một đời chư vị cũng không thể luyện xuất lai ra được [những thứ ấy]. Một người còn trẻ từ bây giờ mà bắt đầu luyện, th. Cả một đời cũng không luyện xuất lai được những thứ mà tôi đã cấp cho chư vị, mà vẫn cần một minh sư chân chính [để chỉ] dạy chư vị.”

Vì vậy, qua việc hiểu được sự trân quý của mỗi liên hệ của tôi với Sư Phụ mà tôi đã vượt qua được nó và rằng, một lần nữa, tôi có thể nhìn thấy môi trường hàng ngày của tôi với đúng nghĩa của nó: Không phải là tâm của tôi hay là nơi tôi thuộc về, nhưng hơn thế, nó là môi trường tu luyện của tôi.

Trong cuộc sống thường nhật của tôi, tôi luôn nhắc nhở mình những gì Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Manhattan 2006

“Tại thế tục này toàn dựa vào chư vị tự mình bước đi cho ‘chính’, trong hoàn cảnh phức tạp này làm thế nào có thể bước ra khỏi người thường. Người thường truy cầu gì, người thường muốn được gì, người thường làm những gì, nói những gì, hành [xử] gì, đối với chư vị mà giảng, đều là phải tu bỏ đi. Vì còn phải tu viên mãn nơi người thường, nên cần phải làm được ‘có mà vô tâm’, ‘làm mà không chấp trước’. Xoay trở lại giảng, hết thảy những gì người thường làm đều là cung cấp hoàn cảnh tu luyện cho chư vị.”

Để khép lại, tôi hy vọng rằng những suy nghĩ của tôi về môi trường của những người trẻ có thể giúp những đồng tu trẻ nhìn thấu được những khó khăn và cám dỗ của môi trường. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ về việc này và đưa ra những lời khuyên và sự ủng hộ nếu cần.

Trên đây là những hiểu biết của tôi ở tầng thứ hạn chế của mình. Xin chỉ ra những gì còn chưa phù hợp.

Cảm ơn mọi người. Con xin cảm tạ Sư Phụ.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/6/117678.html
Đăng ngày 14-06-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share