Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ

[MINH HUỆ 28-01-2020] Từ khi còn trẻ, tôi đã luôn nghĩ rằng mình học Pháp không sâu, rằng tôi không biết nhiều khi giao tiếp với những học viên lớn tuổi. Vì thế tôi hình thành một thói quen “lắng nghe người lớn.” Tôi nhận thấy rằng lời nói và hành vi của một số học viên không theo Pháp, thậm chí một số còn lệch rời khỏi Pháp. Họ thường xuyên chỉ trích và phê bình những người khác, và nói với người khác nên làm việc này việc nọ như thế nào.

Sau đó tôi bắt đầu nảy sinh tâm lý bất mãn và thái độ coi thường. Những suy nghĩ oán hận xuất hiện trong tâm trí tôi, ví dụ như: “Tại sao học viên này lại không bao giờ ở trong Pháp? Cô ấy liên tục tìm lỗi sai ở những người khác. Cô ấy đang quy chính những người khác thay vì tu bản thân mình. Cô ấy chưa bao giờ nghĩ xem cô ấy đã lệch khỏi Pháp như thế nào.” Thuận theo thời gian, tư tưởng của tôi cũng quen với việc tìm lỗi sai ở người khác và làm thế nào để thay đổi người khác. Tuy nhiên, tôi lại không nhận ra rằng ý niệm đầu tiên đó của tôi chính là quan niệm người thường chứ không phải chính niệm.

Trong hơn hai năm, tôi đã mắc kẹt trong cách tư duy này.

Sư phụ giảng:

“Tôi từng giảng cho chư vị một câu, tôi nói rằng, Phật là gì? Như Lai là đứng trên chân lý như ý mà tới ấy là danh hiệu của con người thế gian, còn thật sự Phật là người bảo vệ của vũ trụ, họ sẽ chịu trách nhiệm cho hết thảy nhân tố chính trong vũ trụ. Nhưng mà, về sự việc này, chúng cũng đã biểu hiện ra một cách đầy đủ vị trí tâm tính sở tại của chúng sau khi đã lệch rời khỏi Pháp, đã phơi bày một cách đầy đủ phía bất thuần của chúng, cho nên mới khiến cho một số sự việc xuất hiện rất nhiều những thứ [lẽ ra] không nên xuất hiện và các loại can nhiễu, điều này và biểu hiện tâm tính của học viên trong tu luyện cá nhân hiện nay là cực kỳ tương tự.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000])

Câu cuối cùng trong đoạn giảng Pháp trên đã giúp tôi nhận ra rằng cách suy nghĩ của cựu thế lực – luôn nghĩ đến việc thay đổi người khác chứ không phải bản thân mình – đang áp đặt lên các học viên Đại Pháp. Chúng có ý định đạt được những gì chúng muốn và lợi dụng cơ hội này để loại bỏ những ai mà chúng cho rằng không nên giữ lại. Vì thế chúng hủy hoại các học viên Đại Pháp và chúng sinh. Do đó, bất cứ khi nào một ý niệm “người nào đó không tốt” xuất hiện trong tâm trí chúng ta, chúng ta nhất định cần cảnh giác xem liệu tâm trí của mình có thực sự đang bị những nhân tố ngoại lai khống chế hay không.

Không đạt tiêu chuẩn vị tha

Trên bề mặt, tư tưởng thay đổi người khác có vẻ như vì lợi ích của người khác và để giúp người khác đạt được tiêu chuẩn của Pháp. Tuy nhiên, việc đó lại dễ dàng dẫn đến tâm oán hận, và nó không đạt tiêu chuẩn vị tha.

Một người với loại tâm lý này sẽ không còn khoảng trống nào trong tâm để dung chứa những sai lầm của người khác. Dần dần, người ấy sẽ bắt đầu coi thường những người khác và tâm oán hận sẽ lớn lên cho tới lúc họ tấn công người khác bằng những ngôn từ bất thiện hoặc khư khư ôm giữ nó trong tâm. Điều này hoàn toàn trái ngược với nguyên lý Nhẫn và cũng hoàn toàn không có Thiện.

Cùng với đó, chúng ta lấy lý do “giúp người khác đề cao” để bỏ qua việc tu luyện chính bản thân mình và vứt bỏ những điểm không tốt của chính chúng ta. Dần dần qua thời gian, trong khi đổ lỗi cho nhau, dưới tác động của tâm lý muốn thay đổi người khác, những quan niệm tiêu cực bắt đầu hình thành, bao gồm không muốn điều tốt nhất cho người khác, làm hại, tấn công và thậm chí là trả thù người khác. Vì thế tâm oán hận hình thành mà chúng ta không hề hay biết. Cuối cùng, những quan niệm này tạo ra gián cách giữa các học viên và mang đến cho họ nhiều khổ nạn hơn trong khi chúng ta lại nói rằng mình đã cố gắng làm tốt nhất.

Thêm nữa, những học viên nhận được giúp đỡ từ người khác lại cảm thấy rằng họ cần tiếp tục được giúp đỡ. Nếu cách thức mà những người khác giúp đỡ họ lệch khỏi Pháp và hại nhiều hơn lợi thì tâm oán hận cũng sẽ nảy sinh. Đây chính là thái độ của những sinh mệnh đã lệch rời khỏi Pháp. Theo kịch bản này, mặc dù các học viên cảm thấy môi trường xung quanh không đúng, thì cũng không có ai muốn động chạm đến mâu thuẫn.

Sư phụ giảng:

“Những việc giống như Giê-su bị đóng đinh lên thập tự giá đã trở thành ví dụ mẫu cho việc sinh mệnh cao tầng hạ xuống độ nhân rồi, như vậy làm sao được? Bản thân điều ấy chính là bại hoại! Một vị Thần hạ xuống độ nhân, con người lại đem Thần đóng đinh lên thập tự giá, con người có tội lớn nhường nào, đến hôm nay vẫn còn đang hoàn trả. Nhưng mà đó không chỉ là con người làm ra, mà do sinh mệnh tầng thứ cao hơn đã bại hoại mà tạo thành. Hết thảy điều này chúng không dám nói bản thân chúng có vấn đề, bởi vì hết thảy đều đang biến dị, biến dị tới mức lệch rời khỏi Pháp mới dần dần trở thành như vậy. Trong lịch sử không có sinh mệnh của một tầng nào dám động tới nó, hết thảy đều là do những nhân tố ngang dọc giao nhau, đã trở nên vô cùng phức tạp chi phối. Hết thảy những thứ bất thuần này đều phải trừ bỏ, toàn bộ đều phải trừ bỏ!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000])

Đảm bảo mọi thứ đều phù hợp với Pháp

Dựa trên thể ngộ ở tầng thứ của mình, tôi cảm thấy rằng đây chính là sự biến dị của cựu thế lực thể hiện ở các học viên. Chúng ta có thể cảm thấy mâu thuẫn quanh mình phức tạp đến nỗi không ai có thể giải quyết chúng và không ai muốn bị kéo vào trong đó. Nhưng còn có một nguyên nhân sâu xa hơn. Tất cả những gì bất thuần đều cần phải được quy chính. Môi trường chỉ thay đổi nếu mỗi người đều có thể hướng nội, thực sự ngộ Pháp thông qua học Pháp, và chủ động thăng hoa.

Mục đích của tôi không phải là yêu cầu các học viên, những người đang trải qua khổ nạn hay những người đã lệch khỏi Pháp ở một mức độ nào đó, phải đạt được tới những tiêu chuẩn của Pháp. Thay vào đó, tôi đề cập đến việc chúng ta cần sàng lọc mỗi từng ý niệm, ngôn từ và hành vi của mình để xem điều gì đã lệch khỏi Pháp, từ đó chúng ta quy chính bản thân theo Pháp. Chúng ta chỉ nên thực hiện những việc phù hợp với Pháp, ví dụ như hướng nội và nhắc nhở những người khác một cách từ bi. Những điều lệch khỏi Pháp như hướng ngoại hay tu người khác, chúng ta đều không nên làm.

Việc chúng ta có thể chiểu theo những gì Sư phụ giảng hay không cũng là một biểu hiện của tín Sư tín Pháp. Nếu chúng ta thực sự tín, thì thay vì yêu cầu người khác đạt được những điều mà chúng ta cho là tiêu chuẩn của Pháp, chúng ta nên tin tưởng rằng Đại Pháp chắc chắn có thể quy chính và dung chứa tất cả mọi thứ, và những thứ bất hảo đều có thể trở nên tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/28/-400373.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/16/183274.html

Đăng ngày 13-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share