Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-02-2020] Sự xuất hiện đột ngột của bệnh dịch khiến tôi cảm thấy sợ hãi, đó thật sự là một điều kinh hoàng đáng sợ. Vào ngày mùng 2 Tết tôi đã tự khóa mình trong nhà, ngay cả đến chồng tôi vốn là người thường đi mua trái cây tôi cũng lớn tiếng quát mắng anh ấy. Đợi đến khi anh trở về nhà tôi còn dùng cồn để khử trùng, ngay cả đế giày cũng không tha. Trạng thái tâm lý này đâu có giống một đệ tử Đại Pháp, chính niệm tín Sư tín Pháp của tôi đã đi đâu rồi?

Tôi đắc Pháp năm 2015. Đoạn thời gian trước đó tôi bị lợi ích của người thường làm mờ mắt, trong đầu chỉ có suy nghĩ làm thế nào để kiếm được tiền. Có một lần tôi bị ngã gãy tay, nhưng lại không ngộ ra và lại còn đặt Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, thậm chí trong một thời gian dài cũng không học Pháp. Do đó tất cả các biểu hiện ở trên là do học Pháp không theo kịp, chính niệm không còn nữa.

Sư phụ giảng:

“Nhĩ hữu phạ — Tha tựu trảo.” (Phạ xá, Hồng Ngâm II)

Dịch nghĩa:

“Các vị mà sợ, nó sẽ bắt bớ.”

Tại sao lại sợ như vậy? Kết quả là căn bệnh mà vốn năm năm trước tôi mắc phải trước khi đắc Pháp nay đã xuất hiện trở lại, đầu tiên là chứng mất ngủ, sau đó là sự lo sợ tột cùng. Đến lúc này, cuối cùng tôi đã nhớ được Sư phụ thời đầu đã cứu mình như thế nào và lại quyết tâm bắt đầu học Đại Pháp.

Tuy nhiên, trong vài năm qua, tôi học Pháp ít nên chính niệm không được đầy đủ. Khi phát chính niệm tôi cố gắng tập trung loại bỏ sự can thiệp của nghiệp bệnh nhưng hiệu quả không tốt. Trong tâm tôi bắt đầu sản sinh sự nghi ngờ tín nhiệm vào Đại Pháp. Mặc dù trên miệng vẫn niệm đi niệm lại cần: tín Sư tín Pháp, tín Sư tín Pháp, nhưng vẫn sợ. Khi học Pháp cũng bị can nhiễu, chỉ một đoạn Pháp đọc đi đọc lại nhiều lần cũng không thể nhập tâm, ngược lại trong đầu còn chợt lóe lên một niệm đầu tà ác: không cho tôi học Pháp, không để tôi tu luyện, khiến tôi nhìn không thấy hy vọng. Tôi bắt đầu cảm thấy buồn bực, bối rối trong lòng. Mặc dù chủ ý thức biết rõ những điều này là không tốt, không phải là suy nghĩ của bản thân, thật nguy hiểm nhưng tôi không thể thoát khỏi nó. Đột nhiên tôi nhớ tới đoạn Pháp của Sư phụ:

“Đới trước như ý chân lý lai Sái sái thoát thoát tẩu tứ hải
Pháp Lý tát biến thế gian đạo
Mãn tải chúng sinh Pháp thuyền khai.” (Như Lai, Hồng Ngâm 2)

Dịch nghĩa:

“Mang theo chân lý như ý mà đến
Thanh thoát ung dung đi khắp bốn biển
Rắc rải Pháp Lý trên khắp cõi thế gian
Thuyền Pháp chở đầy chúng sinh rời bến.”

Pháp mà Sư phụ giảng đều là chân lý, vì vậy bất cứ điều gì cản trở niềm tin của tôi vào Sư phụ đều là tà ác, là đối tượng bị diệt tận. Tôi bắt đầu học thuộc lòng đoạn Pháp này của Sư phụ, trong tâm dần dần bình tĩnh trở lại.

Tôi đã chia sẻ với mẹ, cũng là đồng tu. Mẹ nói Sư phụ đã từng giảng: “Một ‘bất động’ có thể [ức] chế vạn động” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2005, Giảng Pháp tại các nơi V), con không cần sợ, có Sư phụ có Đại Pháp ở đây, chỉ cần kiên tín vào Sư phụ, nỗi sợ nào cũng đều không phải là tự bản thân chúng ta, cần phát chính niệm thanh trừ.

Nỗi sợ này là do tự bản thân chiêu mời đến, làm một người tu luyện chúng ta cần minh bạch, ngay cả dịch bệnh này những người tu luyện chúng ta không có tồn tại vấn đề bị “lây nhiễm”. Những con virus này có đôi mắt dài, chúng không dám tiến nhập cơ thể của đệ tử Đại Pháp bởi vì chúng cũng sợ bị giết chết, Sư phụ đã giảng:

“Nhất chính áp bách tà, khi chư vị không truy cầu, thì không ai dám động đến chư vị.“ (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Trước đây tôi rất khổ não, tại sao các đồng tu xung quanh mình đều có thể từ Pháp nhận thức Pháp, mà sao bản thân lại không thể làm được? Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn yếu chỉ 2)

Vẫn là do tự bản thân không thể từ Pháp mà nhận thức Pháp, trước đây tôi đều từ cảm tính nhận thức Sư phụ và Đại Pháp, thường xuyên ôm giữ một tâm thái cảm ân với Sư phụ để học Pháp, không thể nhảy thoát khỏi con người để nhận thức, như vậy tâm khắc không thể kiên định.

Sư phụ đã chỉ rất rõ ràng:

“Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ muốn chúng ta có thể từ lý tính thực sự nhận thức Đại Pháp, như vậy mới có thể sản sinh chính niệm kiên cố không thể phá đối với Sư phụ và Đại Pháp, chỉ có cách học Pháp nhiều mới có thể bài trừ được mọi can nhiễu, phá trừ hết thảy tà ác, mới có thể từ chính niệm cường đại mà bước ra.

Mặc dù tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp dưới sự ảnh hưởng của mẹ nhưng tôi đã không tinh tấn. Sự xuất hiện của bệnh dịch lớn này đã hiển lộ rõ tâm chấp trước của tôi, nếu không tôi vẫn đang tận hưởng cuộc sống người thường của mình. Con xin cảm tạ Sư phụ vĩ đại đã không buông bỏ đệ tự kém cỏi này mà không ngừng trong những giấc mơ điểm hoá đi điểm hóa lại đến ba, bốn lần “học Pháp nhiều hơn nữa”.

Để khích lệ tôi, trong giấc mơ Sư phụ đã cho tôi thấy những vị chính Thần cao lớn uy nghiêm tại cao tầng. Mặc dù tôi đã không nhìn thấy bầu trời, nhưng lại có một cảm giác vô cùng rõ ràng như ban ngày, ánh sáng chiếu rọi, một cảm giác rất thoải mái. Sau khi xem xong thiên mục lại đóng lại, tôi trở về với thực tại người thường, không gian của người thường là loại bầu trời ảm đạm u tối, tương phản hoàn toàn với ánh sáng thần thánh của không gian cao tầng. Sau đó, một dòng đèn điện dài từ trên cao rơi xuống, giống như sau khi bị định trụ rồi được giải khai, bắt đầu cuộc sống của người thường.

Tôi nhất định phải tu luyện tốt hơn, đặt Đại Pháp lên vị trí hàng đầu, không phụ lòng khổ độ từ bi của Sư phụ.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/29/新学员-多学法-理性认识法-走出怕-401828.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/4/183509.html

Đăng ngày 08-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share