Bài viết của một học viên ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 6-3-2010] Vợ tôi không tập luyện Pháp Luân Công, nhưng cô ấy ủng hộ việc tu tập của tôi trước khi tôi bị giam giữ bất hợp pháp. Sau khi tôi được thả ra từ trung tâm giam giữ, thái độ của cô ấy đối với Pháp Luân Công thay đổi khác hẳn. Cô ấy phản đối tôi học Pháp hay tập các bài công pháp. Cô ấy nói với tôi “Anh chịu đựng điều này như vậy là chưa đủ sao? Anh muốn phá hủy gia đình chúng ta à? ” Một lần, thậm chí cô ấy còn vứt sách Đại Pháp và băng ghi âm các bài giảng của Sư Phụ xuống sàn nhà.

Lúc đó, tôi bối rối – tôi nên tiếp tục tu luyện trong môi trường khó khăn như vậy như thế nào đây? Có lúc tôi học Pháp và tập công một cách bí mật bởi vì tôi không muốn vợ tôi phàn nàn hay phá hủy thêm các tài liệu có liên quan đến Đại Pháp. Tôi chia sẻ về tình huống của tôi với các bạn đồng tu nhiều lần. Một vài học viên nói với tôi ”Đây là con đường tu luyện của anh. Anh nên đối mặt với nó và đối xử với gia đình với lòng từ bi và khoan dung. Nếu anh có thể làm điều đó một cách đúng đắn, anh đang chứng thực Đại Pháp”. Những người khác nói “Đây là thời kì Chính Pháp, anh cần chính lại những thứ không đúng đắn. Tà ác đang không ngừng can nhiễu đến anh bằng cách dùng môi trường gia đình của anh. Anh nên kiên quyết phản đối nó và không nên nhậm bồ hòn làm ngọt. Anh quá mềm yếu. Các học viên nên kiên quyết đối với gia đình để họ có một môi trường chân chính cho tu luyện. Nếu không, anh sẽ bị lôi kéo bởi người thường

Làm sao chúng ta có thể chỉnh lại mọi thứ không đúng đắn trong môi trường gia đình chúng ta. Hiểu biết của tôi là các thành viên trong gia đình chúng ta không cố gắng phá hoại Đại Pháp một cách có chủ đích, họ chỉ muốn bảo vệ những người thân yêu của họ khỏi bị đàn áp thêm nữa. Vì vậy, bản chất của họ không xấu. Là học viên, chúng ta nên thấu hiểu và khoan dung hơn với họ. Khi tôi đối đãi với vợ tôi theo suy nghĩ này, cô ấy dần dần thay đổi. Nhiều lần cô ấy không thể kiểm soát được cơn giận dữ của cô ấy và to tiếng với tôi, tôi giữ im lặng và đi chỗ khác. Kết quả là chúng tôi dần dần ít cãi nhau hơn. Sau đó, cô ấy không còn ngăn cản tôi học Pháp và tập công nữa. Có lần cô ấy nói “Em biết các học viên là những người tốt. Tuy nhiên, từ khi chính phủ ra lệnh cấm, chúng ta chỉ nên tuân theo. Sau này anh có thể tập luyện một cách bí mật ở nhà”. Vì vậy tôi nắm lấy cơ hội này giảng rõ sự thật cho cô ấy và nói với cô ấy về sự phổ biến của Pháp Luân Công ở nước ngoài và rằng người tốt sẽ được ban thưởng, kẻ xấu phải bị trừng phạt. Mặc dù cô ấy có vẻ không sẵn sàng chấp nhận những điều tôi nói, cô ấy cũng không phản đối. Cô ấy có lẽ đã không biết được sự kì diệu của Đại Pháp, nhưng cô ấy sẽ thấy một cách rõ ràng những điều tôi làm ở nhà. Vì vậy, tôi bắt đầu nấu ăn, dọn dẹp và giúp con làm bài tập. Nhìn thấy hành động của tôi, vợ tôi thấy tôi rất có trách nhiệm với gia đình và thấy tôi là một người dễ chịu. Sau đó, mỗi khi thấy không được khỏe, cô ấy tập bài công pháp số 5, bài ngồi thiền. Cô ấy không còn phản đối việc tôi giảng rõ sự thật cho người khác và khuyên họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới. Thỉnh thoảng, cô ấy thậm chí giúp tôi giảng rõ sự thật. Một lần, khi cô ấy ra ngoài mua vài thứ đồ làm sẳn, cô ấy chạy về nhà và nói với tôi “Nhanh lên! Em đang cô gắng giảng rõ sự thật cho chủ cửa hàng, nhưng em không biết phải tiếp tục thế nào cả. Anh nên đi vì anh làm điều đó tốt hơn em”. Tôi đi với cô ấy đến cửa hàng một cách hạnh phúc và chủ cửa hàng đồng ý thoái ĐCSTQ”

Sau đó, tôi nghĩ đến chính mình, nếu tôi đối mặt với vợ tôi và xem cô ấy là một trở ngại cho việc tu luyện của tôi, kết quả sẽ ra sao? Chỉnh lại mọi thứ không đúng không có nghĩa là chúng ta cần đấu tranh với nó – nếu bạn không tốt với tôi, tôi sẽ đối xử với bạn thậm chí còn tệ hơn. Chúng ta nên luôn luôn nhớ đến yêu cầu cơ bản của Sư Phụ  “…là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân “ (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân) Thay vào đó chúng ta cần phải thấu hiểu và bao dung. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, chúng ta sẽ thiết lập được uy đức của một học viên. Không có tâm tranh đấu hay chấp trước ích kỷ, môi trường của chúng ta sẽ trở nên hài hòa.

Một ngày một học viên nói với tôi “Các con tôi lúc đầu ủng hộ tôi trong việc tu tập Đại Pháp. Khi có ai đó ở đơn vị công tác của chúng công kích Đại Pháp, chúng chắc chắn bảo vệ Đại Pháp. Tuy nhiên, tù khi tôi được thả ra khỏi nhà tù, thái độ của chúng đã thay đổi. Chúng không còn cho phép tôi ra ngoài giảng rõ sự thật. Nếu chúng tìm thấy các tài liệu giảng rõ sự thật trong ba lô của tôi, chúng sẽ gây chuyện. Khi các học viên khác đến thăm tôi, chúng khóa cửa không cho họ vào. Tôi luôn luôn muốn chỉnh lại môi trường của mình. Tôi thậm chí nghĩ đến việc nhờ vài học viên giỏi lý luận và ăn nói cố gắng thuyết phục các con tôi ủng hộ việc tu tập của tôi. Theo cách này, thái độ của chúng sẽ được chỉnh lại”. Tôi cười và nói ”Đây không phải là cách chỉnh lại mọi thứ không tốt. Người nhà của rất nhiều học viên đã thay đổi thái độ của họ sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Tại sao? Họ sợ mất đi người thân, bị buộc phải trả tiền phạt hay mất mặt với bạn bè và đồng nghiệp. Họ cảm thấy xấu hổ khi người nhà của họ bị bỏ tù. Nếu chúng ta không thấu hiểu họ hơn, khoan dung hơn và luôn luôn nghĩ đến họ trước, tự nhiên chúng ta sẽ biết phải làm gì”.

Điều này nhắc tôi nhớ đến người bạn thân nhất của tôi. Sau khi tôi được thả về từ trại giam giữ, ông ấy mời tôi ra ngoài chơi. Ông ta cố gắng thuyết phục tôi từ bỏ tu luyện và sống như một người thường trở lại thì tôi sẽ không phải chịu đựng tra tấn thêm nữa. Tôi biết rằng ông ấy đang cố khảo nghiệm tôi bằng tình cảm. Tôi đã không làm theo lời ông ấy. Thay vào đó, tôi nắm lấy mỗi cơ hội để nói với ông ấy về sự thật. Kết quả là ông ấy chấp nhận Đại Pháp, ủng hộ và cũng giúp đỡ tôi chứng thực Pháp. Thỉnh thoảng, các can nhiễu bề ngoài là một khảo nghiệm để xem chúng ta có thể bước đi trên con đường của chúng ta một cách ngay chính hay không. Theo quan điểm của tôi, người học viên trên không nên tranh luận với các con ông ấy hay là cô gắng thuyết phục chúng bằng lý luận. Khi một người không tu luyện không hiểu việc chúng ta làm, điều chúng ta nghĩ là đúng thì lại là sai trong cách nhìn của họ. Nói cách khác, nếu họ thật sự hiểu chúng ta, họ sẽ tạo thành một chỉnh thể với chúng ta. Chúng ta nên bỏ các chấp trước của mình và đối xử với gia đình chúng ta với lòng từ bi và tâm thanh tỉnh. Khi các con chúng ta về nhà, chúng ta nên nấu các món mà chúng thích một cách vui vẻ và mua những thứ chúng thích. Khi các cháu của chúng ta đến, chúng ta nên chăm sóc chúng một cách trừu mến. Bằng cách này, họ sẽ tôn trọng các học viên. Thật vậy, thậm chí nếu chúng ta không nói gì với họ, điều chúng ta làm sẽ nói tất cả. Họ biết rằng chúng ta tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng ta không phải đang chứng thực Đại Pháp sao? Nâng cao tâm tính và cảnh giới của chúng ta có thể cải tiến môi trường của chúng ta. Gia đình chúng ta sẽ thật sự yên bình và hài hòa mỗi khi chúng ta có mặt.

Một lần khi chia sẻ kinh nghiệm, một vài học viên nói đến một học viên làm viên chức của một ngôi làng bị người ta đánh và phải đi bệnh viện. Tôi hỏi “Có nghiêm trọng không?”. Họ trả lời “Không nghiêm trọng lắm” . Sau đó tôi hỏi “Vậy sao ông ấy lại đi bệnh viện, ông ấy chắc là có chấp trước và cần phải được loại bỏ”. Một học viên nói “Thật ra, ông ấy không thật sự cấn đến bệnh viện. Tuy nhiên người đánh ông ta chống lại Pháp Luân Công. Khi ông ta đánh người học viên, ông ta phỉ báng Pháp Luân Công”. Người học viên này muốn “trừng phạt” kẻ thủ phạm bằng cách để hắn ta phải trả tiền viện phí. Đây có phải là chứng thực Pháp không? Có bao nhiêu người sẽ chấp nhận và ủng hộ Đại Pháp qua sự cố này?”

Sư Phụ dạy chúng ta:

[Hãy] suy nghĩ trầm tĩnh, tâm mở rộng hơn; chúng ta thật sự coi tất cả mọi người đều thành chúng sinh cần được cứu độ mà đi cứu độ; hãy thử coi xem họ có chuyển biến không? Tại Flushing tà ác kia đã xuất hiện rồi, và khống chế con người làm việc xấu; tuyệt đối không phải ngẫu nhiên; khẳng định là nhắm vào chỗ hữu lậu của học viên mà đến. Đối với mặt phía con người thì không được cứ thẳng tiến mà làm thế; không phải đi áp đảo họ, [mà] là cứu độ họ. Làm một cách từ bi, làm một cách trầm tĩnh, [rồi] thử xem sự việc này có hiệu quả thế nào.”(Giảng Pháp tại Pháp Hội quốc tế New York năm 2009)

Mỗi lần tôi đọc đoạn kinh văn này, tôi luôn suy nghĩ, mặc dù các học viên ở Flushing bị các thủ phạm tấn công, Sư Phụ vẫn bảo chúng ta không đấu tranh với họ. Lòng vị tha và sự bao dung rộng lớn này cho phép tôi nhận ra các thiếu sót của mình.

Khi các mâu thuẫn nảy sinh, các học viên cần nhìn vào trong. Theo quan điểm của tôi, khi chúng ta giúp đỡ người học viên bị đánh, chúng ta không thể dùng những quan niệm của người thường để đánh giá tình hình. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho học viên đó và những chúng sinh khác. Thay vào đó, chúng ta cần nhìn sự cố này từ khía cạnh của Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Các học viên không có kẻ thù. Vào mọi thời điểm, các học viên cần “thuyết phục” mọi người với tâm tính tốt, không “đánh bại” họ bằng các cách của người thường. Nếu không tà ác sẽ dùng các sơ hở của chúng ta để đàn áp chúng ta cho đến khi chúng ta từ bỏ niềm tin của mình.

Trên đây chỉ là hiểu biết của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không thích hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/6/219356.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/20/115467.html
Đăng ngày: 29– 03 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share