Bài viết của một học viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-03-2010] Trong quá trình giảng rõ sự thật cho mọi người, tôi thường trích dẫn các câu nói và các ví dụ từ Cửu Bình. Tôi thấy nhiều người dễ chấp nhận chúng. Nhờ vào điều này, tôi dễ dàng thuyết phục họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hơn. Tuy nhiên, tôi thấy một số người đã bị đầu độc nặng nề bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, tôi thường tranh cãi với họ. Khi điều này xảy ra, tâm tôi thường lay động và giọng điệu của tôi trở nên không kiên định. Mặc dù tôi cố gắng nhìn vào trong để tránh những việc này xảy ra trong tương lai, tôi dường như không thấy điều gì. Cuối cùng tôi chỉ nhìn vấn đề này ở bề mặt.
Có một chuyện xảy ra đã cho tôi một bài học. Đầu tháng 7 năm 2009, tôi tình cờ gặp một người bà con xa là Đảng viên ĐCSTQ. Lần trước khi gặp ông ấy, cách đó khoảng một năm, chúng tôi đã nói chuyện về ĐCSTQ. Khi gặp ông ấy lần này, tôi tự nhủ: “Lần này mình sẽ giảng rõ sự thật kỹ lưỡng cho ông ấy, hy vọng ông ấy sẽ từ bỏ ác Đảng và chọn một tương lai tươi sáng cho mình”. Lúc đầu, cuộc nói chuyện của chúng tôi khá trôi chảy nhưng sau đó đột nhiên ông ấy nói với tôi rằng đầu năm đó, sở làm của ông tổ chức một chuyến đi tới Đài Loan. Khi ông ở đó, ông có tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công muốn đưa cho ông một bản copy của cửu bình. Ông nói rằng ông không những không chấp nhận quyển sách mà còn nguyền rủa họ. Sau khi ông ấy kể cho tôi chuyện này, tôi cảm thấy buồn cho ông ấy, nghĩ rằng các học viên tốt bụng đó tiếp cận với ông ấy vì họ muốn cứu ông. Ông ấy không những bị ác đảng đầu độc mà còn đem những độc tố đó tới Đài Loan. Ông ấy nói rằng thậm chí các bạn ông đã cố gắng kiếm chế ông để ông không quá thô lỗ với người khác. Tôi nghĩ thầm “Mình phải nhanh chóng giảng rõ sự thật cho ông ta”. Có lẽ vì tôi hơi quá vội vàng. Cuối cùng tôi cãi nhau với ông ấy. Tôi bị ảnh hưởng bởi thái độ của ông ấy. Tôi nhận ra chúng tôi sẽ không đi tới đâu nếu chúng tôi cứ tiếp tục đấu tranh với nhau, vì vậy tôi kết thúc cuộc nói chuyện.
Sau đó tôi nhìn nhận lại sự cố này và cố gắng tìm lý do tại sao tôi bị động tâm bởi ông ấy. Tôi hiểu lý do đó là do các quan niệm ích kỷ mà tôi có từ hàng ngàn năm qua, do chấp trước chứng thực bản thân và sự thật là chính tôi bị đầu độc bởi văn hóa đảng tà ác hàng chục năm. Lớn lên trong môi trường như vậy, tôi bị ảnh hưởng hầu hết mọi mặt trong suy nghĩ. Mặc dù đã có thay đổi trong suy nghĩ của tôi nhờ vào việc tu luyện Đại Pháp, môt vài yếu tố của văn hóa đảng tà ác vẫn biểu hiện một cách vô thức trong những lời nói và hành động của tôi. Tôi nhận ra khi tôi đọc cửu bình, tôi có rất nhiều thành kiến bởi cách mà tôi đã được giáo dục. Trên bề mặt, không có gì sai trong việc có hiểu biết tốt hơn về cửu bình để phơi bày ĐCSTQ tốt hơn. Mẫu chốt là tôi đã không có chính niệm mạnh mẽ để loại trừ những đầu độc từ ĐCSTQ đã đầu độc tôi. Tưởng tượng nếu đầu óc của một người bị đầu độc bởi ĐCSTQ lại được dùng để phơi bày chính ĐCSTQ thì hiệu quả có tốt không? Từ điều này, tôi có thể thấy rằng không khó để hiểu tại sao tôi dễ cãi nhau với người bà con này. Hiệu quả tiêu cực trong việc này là một bài học lớn đối với tôi.
Tranh cãi cũng thường sảy ra giữa các học viên. Chúng ta thường dùng những nguyên lý của người thường thay vì Pháp để đánh giá ai đúng ai sai. Mặc dù tôi đã nhìn vào trong và nhận ra một vài chấp trước nhưng tiến bộ vẫn còn rất khiêm tốn, vì điều này được thực hiện cùng với các yếu tố khác đã bị an bài bởi cựu thế lực. Cuối cùng, để giải quyết các vấn đề, học Pháp tốt là chìa khóa. Trong quá khứ, mặc dù tôi dành phần lớn thời gian học Pháp, nhưng tôi không thật sự đặt Pháp ở trong tâm. Thật vậy, học Pháp với tâm thanh tỉnh là giải pháp căn bản.
Cách đây ba năm, Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại thành phố Los Angeles”
“[Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy? Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao? Sư phụ chẳng phải đang trông chờ chư vị tu tốt ư? Tại sao chư vị không tiếp tu ý kiến và chỉ luôn đi nhìn vào người khác? Mà không hướng nội tu và [tự] tìm trong bản thân mình? Mỗi khi bị người khác phê bình, tại sao chư vị thấy không vui? “
Chẳng phải Pháp lý này đang nói về tôi sao? Qua thời gian, tôi trở nên xao lãng và không làm mọi việc một cách nghiêm túc. Mặc dù tôi đã đọc đoạn này nhiều lần trong ba năm qua, thói quen không lắng nghe người khác phê bình của tôi chưa được loại bỏ một cách căn bản. Hầu hết những thay đổi chỉ là trên bề mặt. Thật vậy, khi đối xử với những người đưa ra lời nhận xét về tôi, tôi sẽ chấp nhận nếu tôi thích. Nếu không thì tôi từ chối. Chấp nhận lời phê bình của người khác với sự cởi mở và chân thành thật là hiếm có. Ví dụ như có một ngày, một học viên nói rằng cách tôi nói với mọi người giống như là một bí thư ĐCSTQ. Tôi gần như dao động ngay lập tức và nghĩ: “Làm sao anh ta có thể làm một phép so sánh như vậy?” Tuy nhiên, bởi vì Pháp yêu cầu nhẫn, tôi đã giữ điều đó trong tâm.
Gần đây tôi đọc “Giảng Pháp tại Manhattan”. Sư Phụ dạy:
“Dẫu chỉ là việc nhỏ, một ý kiến của cá nhân, chư vị khi giảng chân tướng mà gặp các chủng các dạng người và sự việc khác nhau, đều không hề quá đơn giản; nhưng chư vị chỉ có ôm giữ tâm từ bi mà làm thì mới được. Đối với thái độ hiểu sai của người thường thì không được tranh biện; chỉ vì cứu người, cứu chúng sinh; tôi nghĩ rằng hiệu quả này có thể cải biến tất cả. Khi giảng chân tướng, tâm của chư vị nếu bị tâm người thường làm xao động, thì sẽ không làm nổi gì nữa.”
Khi tôi đo lường hành vi của mình với Pháp, tôi cảm thấy bị sốc. Tôi dễ dàng động tâm bởi người thường và có thói quen không để cho người khác chỉ ra những thiếu sót của mình. Tất cả những bất cập này cần phải loại bỏ từ lâu đối với một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Tôi đã giữ các chấp trước này một thời gian dài. Tôi cảm thấy không xứng đáng với sự cứu độ từ bi và hồng ân vô biên của Sư Phụ
Bất kể có bao nhiêu khó khăn chúng ta gặp phải, chúng ta phải đối mặt với chúng với sự thẳng thắn và luôn luôn có tâm thái từ bi để cứu độ các chúng sinh đang chờ đợi chúng ta.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/28/218965.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/14/115329.html
Đăng ngày 23-3-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.