Bài viết của một học viên Tây phương

[MINH HUỆ 12-03-2010]

Có một cô gái xinh đẹp đến nỗi mà cả đàn ông và phụ nữ đều kinh ngạc khi nhìn thấy cô ấy, ngưỡng mộ bề ngoài của cô ấy. Mặc dù tôi không thường xuyên chú ý tới những điều như vậy, nhưng đôi khi tôi cũng ngắm nhìn ảnh của cô ấy, bởi vì cô ấy là một trong những “người bạn” của tôi trên một website nào đó. Ban đầu tôi add nick của cô, coi cô như một người bạn để giảng chân tướng, nhưng tôi cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp của cô ấy.

Mỗi khi ngắm nhìn ảnh cô ấy, một chuỗi những cảm xúc thường dâng trào trong tôi. Hôm qua, tôi ngồi tĩnh lặng trong phòng để quan sát những cảm xúc này, để hướng nội nguyên nhân gốc rễ, và tôi thấy rằng mình ngưỡng mộ cái đẹp, và rằng ngắm nhìn ảnh của cô ấy làm tôi thích thú. Tôi đã nhìn thấy cảm giác đó được phóng đại ra sao và sự thích thú đã biến thành ước muốn được trở thành cô ấy. Bản chất tôi là một người sống khá khép mình, do đó tôi đã tự hỏi bản thân, “Nếu mình là cô ấy, thì mục đích là gì? Mình tránh né mọi người, mình không quan tâm tới vấn đề sắc dục hay là quan tâm tới hầu hết những người đàn ông khác, mình thích sự cô đơn, vậy tại sao mình muốn có được vẻ đẹp đó?” Từ nơi nào đó trong sâu thẳm, tôi thấy một dục vọng. Tôi thấy sự thích thú đó đã dẫn tới dục vọng. Một dục vọng không chỉ tồn tại trên tầng vật chất thô sơ nhất mà còn ở trong những tầng vi tế. Một dục vọng, một “ham muốn”, là mê ảo của việc ham muốn một điều gì đó bề ngoài. Trong giới tu luyện người ta nói rằng mắt là cửa sổ của dục vọng.

Sư Phụ giảng,

“Mà ‘luyện công thiên sai’, ‘lệch sang tà đạo’, chính là để nói về người hướng ngoại mà cầu. Nhất là trong Phật giáo, nếu chư vị hướng ngoại mà cầu, thì họ nói chư vị ‘đi sang ma đạo’”. (Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi hiểu điều này, tôi tìm thấy một sự thần thánh trong tâm. Nó là bản chất tiên thiên của chúng ta. Nó đã ở đó sẵn rồi, ẩn giấu bên trong chúng ta, giống như một viên ngọc trai bên trong một con trai.

Bởi vì tinh thần và vật chất là nhất tính và giống nhau, sự thần thánh không tách biệt khỏi sự mê ảo (là tồn tại vật chất) mà bao trùm nó. Sự mê ảo không bao giờ có thể bao phủ sự thần thánh, nhưng sự thần thánh bao trùm tất cả sự mê ảo, và nó ở khắp nơi. Bởi vì nó ở mọi nơi, nên nó được phản ánh ở mọi nơi.

Sư Phụ giảng rằng Pháp khác nhau tồn tại ở các tầng khác nhau. Chân-Thiện-Nhẫn thể hiện khác nhau tại mỗi một tầng,

“Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Nói ví dụ về Thiện, sự thể hiện của nó ở tầng cao hơn là từ bi. Nhưng ở tầng thấp hơn nó thể hiện như là sự tử tế với bạn đồng nghiệp, yêu mến anh chị em ruột, tình yêu nam nữ, và ở rất nhiều phương diện khác nữa. Mong muốn viên mãn của một học viên cũng là một sự biểu hiện của Thiện ở một tầng nhất định.

Trong tiếng Phạn cổ, Thần đôi khi được nói đến như là Satyam Shivam Sundaram (ý nghĩa theo tôi hiểu, “Chân lý là Thần và Thần thì đẹp). Sư Phụ nói với chúng ta rằng ở các tầng cao hơn mọi thứ đều đẹp đẽ và chúng sinh ở đó cũng đẹp đẽ. Tầng càng cao, thì sinh mệnh trông càng trẻ trung và xinh đẹp. Cái đẹp mang phẩm chất của sự thần thánh. Và sự thần thánh bao trùm mọi thứ nên chúng ta cũng nhìn thấy sự phản ánh của nó ở tầng này. Tại sao cái đẹp lại hấp hẫn con người như vậy? Bởi vì nó là sự phản ánh của vẻ đẹp thần thánh, một sự phản ánh của nơi mà chúng ta đến từ đó, và tất cả chúng ta đều là một phần của nó. Nhưng nếu chúng ta liên tục nhìn vào sự phản ánh đó, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tìm thấy nguồn gốc.

Sư Phụ viết trong bài “Hữu Vi” (Hồng Ngâm)

“Ngu mê vọng tưởng đường Thiên Trúc
Đáy nước mò trăng chỉ uổng công”.

Chậm rãi, giống như bóc vỏ một củ hành, chúng ta đang tiến gần tới bản chất thực sự của chúng ta. Chúng ta cần cố gắng nỗ lực để vượt trên cảnh giới của ảo ảnh, vượt trên dục vọng, vượt trên cảm xúc và tâm tưởng. Chúng ta cần đoạn tuyệt những dục vọng và chấp trước của người thường.

Sư Phụ cũng viết trong bài “Đạo Trung” (Hồng Ngâm)

“Tâm không để đây — Không tranh với đời.
Nhìn mà chẳng thấy — Không mê không hoặc.
Nghe mà chẳng theo — Tâm đâu rối loạn.
Ăn chẳng theo vị — Miệng dứt chấp trước.
Làm mà chẳng cầu — Luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng nghĩ — Thấy được huyền diệu.”

Tôi ngồi yên lặng, suy ngẫm và tiến nhập sâu vào trong hơn nữa, và thấy rằng điều mà tôi thật sự muốn đã được tìm thấy trong bản thân mình. Một người đơn giản là phải chú ý hướng nội.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/12/115293.html

Đăng ngày: 13-3-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share