Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-07-2019] Sau hơn 20 năm tu luyện, các học viên chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của việc tu luyện bản thân tốt. Chúng ta chú trọng vào việc hướng nội và tu luyện bản thân. Chúng ta không còn nhìn vào hay chỉ trích các học viên khác. Chúng ta trở nên ngày càng thuần thục hơn trong tu luyện.

Tuy nhiên, khi đối diện với những học viên đang đi chệch khỏi Pháp, một số học viên nghĩ rằng chúng ta nên tập trung vào bản thân mình, và do đó đã không lên tiếng. Hành động theo cách này có ý nghĩa từ một góc độ nhất định. Nhưng nếu nhìn từ giác độ khác, hành động như vậy không nhất định là chính xác.

Tập trung vào các vấn đề tu luyện

Trạng thái tu luyện của một học viên cách đây vài năm khá bất hảo. Một số thể ngộ của cô ấy đã chệch khỏi Pháp, và cô ấy cố gắng gây ấn tượng với những người khác. Tôi không thích cô ấy vì điều đó, và không muốn nói chuyện với cô ấy. Tôi lo ngại rằng chúng tôi có thể rơi vào tranh cãi kịch liệt nếu tôi nói ra, vì cô ấy là một người rất cứng rắn. Tâm trí tôi cũng không ổn định vào lúc đó. Vì thế, tôi đã không chỉ ra thiếu sót của cô ấy.

Một đêm nọ, tôi có một giấc mơ. Trong giấc mơ tôi đã rất bình tĩnh và rõ ràng chỉ ra những thiếu sót của cô ấy. Tôi cho rằng đây là điểm hoá của Sư phụ để tôi chỉ ra những điều này cho cô ấy. Bởi vậy tôi đã làm đúng như trong giấc mơ. Thật ngạc nhiên, cô ấy đã tiếp nhận lời khuyên của tôi một cách bình hoà. Tôi đã làm chính xác những gì mà tôi thấy trong mơ. Tôi biết rằng mình đã làm đúng.

Một lần khác, tôi đi bộ với hai học viên. Người học viên thứ nhất bắt đầu nói về cách cư xử không đúng mực của một học viên khác, và cách mà anh ấy đã hành xử đúng như thế nào. Người học viên thứ hai tán thành, và cũng khoe khoang về cách mà bản thân anh ấy đã làm đúng. Tôi cảm thấy những gì họ làm không hoàn toàn đúng. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở họ về hành vi không phù hợp của họ. Bởi vì tôi chấp trước vào việc sợ làm họ mất thể diện, nên tôi đã nói một cách rụt rè. Tuy họ không trả lời, nhưng họ đã hạ thấp giọng xuống.

Bình tĩnh chỉ ra các vấn đề tu luyện

Tôi đã nghĩ về chuyện đó sau khi về nhà và quyết định rằng mình cần quyết đoán hơn trong vấn đề này. Vì thế, tôi đã nói chuyện với hai học viên một cách thẳng thắn, nói rằng một học viên không nên nói xấu sau lưng học viên khác. Chúng ta nên chỉ ra khi thấy điều gì không đúng với Pháp. Nó còn tốt hơn nữa nếu chúng ta có thể trao đổi một cách tích cực với học viên đó và giúp học viên đó đề cao. Chúng ta cũng nên xem xét lại bản thân nếu bị cảm xúc ảnh hưởng.

Hai học viên sau đó đã nhận ra những thiếu sót của bản thân ngay lập tức và hướng nội cho những chấp trước của mình.

Tôi cảm thấy đặc biệt dễ chịu khi thiền định vào tối hôm đó. Chân tôi thường xuyên bị đau và tê cứng khi tôi thiền định. Nhưng tối hôm đó tôi cảm thấy rất thoải mái. Tôi ngộ ra rằng mình đã làm được tốt cả ngày hôm đó.

Tôi đã gặp một học viên có trạng thái tu luyện không tốt. Bị ảnh hưởng bởi tâm hiển thị, tâm tự đại, và tâm sắc dục, ngôn từ và hành vi của cô ấy thường không lý trí. Nhưng tình trạng tu luyện của tôi cũng không tốt. Tôi sợ rằng ấn tượng xấu của tôi về cô ấy sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn nếu tôi nói ra, vì thế tôi đã không nói. Sau đó một câu nói xuất hiện trong đầu tôi khi tôi đang ôm bão luân lúc luyện công: “Sư phụ sẽ là người buồn nhất nếu cô ấy bị huỷ đi”. Mắt tôi ngấn lệ ngay lập tức. Tôi cảm thấy thực sự tồi tệ.

Tránh mâu thuẫn vì muốn bảo vệ bản thân

Một số học viên sẽ nói điều gì đó khi họ thấy những thiếu sót của các học viên khác. Nhưng họ không đối diện với việc này một cách nghiêm túc, tích cực, và thẳng thắn. Đúng hơn là, họ chỉ chạm đến bề mặt của vấn đề, và tránh giải quyết vấn đề thực sự. Trên thực tế họ tránh làm tổn thương người khác. Nhưng đúng hơn là, họ cố gắng tránh khỏi bị khiển trách. Hành động đó là vì họ muốn bảo vệ bản thân mình.

Đôi khi các vấn đề xảy ra là bởi một học viên không hiểu vấn đề một cách đầy đủ và cụ thể. Nếu một học viên khác thấy nó và không chỉ nó ra, thì học viên có vấn đề đó có thể không nhận ra. Anh ấy sẽ không suy nghĩ kỹ càng và không thực sự hiểu vấn đề. Kết quả là anh ấy không thể quy chính và đề cao bản thân.

Một vài học viên đôi khi nói: “Hãy để anh ấy tự ngộ. Bằng cách đó anh ấy sẽ gây dựng được uy đức lớn hơn”. Điều này nghe có vẻ như học viên đó đang suy nghĩ cho đồng tu. Nhưng một học viên đang ở trong khổ nạn, hoặc trượt ngã trong tu luyện, thường không thể tự nhận thức điều này. Anh ấy sẽ không cảm thấy bản thân mình có vấn đề. Vậy làm sao anh ấy có thể ngộ được? Chúng ta nên chỉ điều đó ra cho anh ấy.

Với những nhân tố tà ác vẫn còn đang hiện diện, có thể sẽ là quá muộn khi cuộc bức hại diễn ra, hoặc khi anh ấy đi đường vòng. Tu luyện trong thời kỳ chính Pháp khác với tu luyện cá nhân.

Cũng có những học viên rất khiêm tốn. Họ luôn nói rằng bản thân họ ngộ chưa đủ sâu và không thể lý giải mọi thứ tốt được. Họ nói rằng họ sợ không thể thuyết phục được người khác, và rằng mọi người sẽ không lắng nghe và cảm thấy khó chịu. Trên thực tế, họ đang cố gắng bảo vệ bản thân.

Cũng có những học viên giống như tôi, cảm thấy không thoải mái với một học viên khác và cố gắng tránh anh ấy. Thực ra tất cả những học viên này đang kiếm cớ. Họ không đủ thiện. Mặc dù họ có thể đang tu luyện bản thân, nhưng họ sẽ bị cuộc hạn trong sự vị tư và suy nghĩ tự bảo vệ bản thân. Họ không thể thực sự đề cao lên.

Một số học viên lo sợ sẽ tạo nghiệp nếu không tu khẩu. Họ nói rằng một học viên cần phải tu khẩu. Hiện nay các học viên đều chú trọng việc loại bỏ các yếu tố văn hoá Đảng. Họ sợ rằng sẽ phạm sai lầm về khía cạnh này.

Mâu thuẫn là cơ hội để phơi bày chấp trước

Nhưng nếu một học viên suy nghĩ kỹ càng hơn, họ sẽ nhận ra rằng tu tâm quan trọng hơn là tu khẩu. Không nói những gì không phù hợp có nghĩa là một học viên đã thực sự loại bỏ được chấp trước. Mặt khác, mâu thuẫn là cơ hội để phơi bày chấp trước của học viên. Chúng ta có thể đề cao bản thân thông qua mâu thuẫn. Loại bỏ tâm vị tư và vị kỷ sẽ là kết quả của việc đề cao tâm tính.

Từ một góc độ khác, có thể chúng ta đã đánh giá thấp khả năng và cảnh giới của các đồng tu. Chúng ta không tin họ sẽ có phản ứng tốt khi phải đối mặt với sự chỉ trích. Ngay cả trong trường hợp đó, sự nhắc nhở của chúng ta cũng sẽ giúp họ cân nhắc thêm. Nó cũng sẽ giúp chúng ta loại bỏ chấp trước vào việc chờ đợi một kết quả tốt. Quá trình này phản ánh trạng thái tu luyện của chúng ta. Đó cũng là cơ hội cho chúng ta đề cao.

Việc tập trung vào tu luyện cá nhân là tốt. Nhưng tu luyện của chúng ta không nên ở trong một môi trường chỉ trích lẫn nhau. Một người tu luyện chắc chắn sẽ có thiếu sót và phạm sai lầm trước khi viên mãn. “Nhắc nhở thiện ý” không phải là chỉ trích. Điều đó là tốt cho học viên khác. Đó chính là có trách nhiệm với các đồng tu và vì các học viên là một chỉnh thể.

Mục đích của tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn là để trở thành một bậc Chính Giác vô tư, vô ngã, và luôn suy nghĩ cho người khác trước. Chúng ta không thể trở thành một người chỉ nghĩ đến tu luyện của bản thân mà không chú ý tới người khác. Điều đó sẽ dẫn đến một tư tưởng cực đoan khác.

Chân thành có trách nhiệm với các đồng tu và với chúng sinh sẽ khiến người khác cảm nhận được thiện ý của chúng ta, và sẽ giúp họ suy xét lại vấn đề. Mặt khác, điều đó không có nghĩa là chúng ta luôn nhìn vào thiếu sót của người khác và một mực chỉ ra vấn đề của họ.

Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Học Pháp nhóm và luyện công chung là hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta. Hoàn cảnh thuần tịnh và thánh khiết này là rất quan trọng đối với mỗi học viên chúng ta. Nó có thể dung luyện mỗi học viên trở thành những Giác Giả. Nhưng nếu hoàn cảnh này thiếu đi sự giao lưu chia sẻ chân thành và mọi người đều hành xử theo cách của mình, thì nó sẽ trở thành một quần thể những người thường. Điều này không có tác dụng tốt cho chúng ta. Phóng hạ tự ngã và viên dung chỉnh thể cũng chính là một quá trình tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/20/390211.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/17/178928.html

Đăng ngày 19-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share