Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 02-08-2019] Có lần đồng tu hỏi tôi kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi cho rằng tiền không thể trở thành điều mà chúng ta quan tâm đến.
Người thường có câu “Xe đến trước núi ắt có đường đi”. Con gái tôi học vẽ mấy năm trước. Mỗi tháng chi phí học vẽ là 10 nhân dân tệ. Sau này vật giá leo thang, chi phí cho lớp học cũng dần dần tăng theo. Tuy nhiên tiền lương chúng tôi cũng tăng nên có thể mua dụng cụ mỹ thuật cho con gái. Đầu năm, tôi trả 10.000 nhân dân tệ cho cháu đi học lớp phụ đạo văn hóa ngoài giờ ở trường. Kết quả kỳ thi vào đại học của cháu thiếu ba điểm. Nếu con gái tôi đậu kỳ thi thì học phí mỗi năm sẽ là 21.000 nhân dân tệ.
Con tôi phải học lại năm đó. Mỗi ngày sáng thức dậy sớm, tôi và con gái cùng đọc “Chuyển Pháp Luân”. Buổi trưa đi học về, cháu sẽ luyện một hai bài công pháp. Cháu không tham gia vào lớp học phụ đạo nào. Kết quả cháu được nhận vào một trường đại học với mức học phí 8.800 nhân dân tệ. Như vậy, học phí giảm được rất nhiều cho bốn năm học sau đó. Vậy nên người tu luyện lấy tu luyện làm gốc, tùy kỳ tự nhiên là tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu như người tu luyện bị “tiền” can nhiễu thì có thể có tồn tại nhân tâm khác ở phía sau.
Có một ngày, chủ nhiệm phòng ban bảo tôi nộp thông báo nhập học của con gái để nhận tiền trợ cấp. Tôi nói với ông ấy là không cần. Ông ấy nói không được và bảo tôi phải nhận nó. Ông ấy đưa cho tôi xem cuốn sổ ghi chép, tiểu học là 200 nhân dân tệ, đại học là 500 nhân dân tệ. Tôi chỉ biết đồng ý. Thật không ngờ là chủ nhiệm đưa cho tôi một tờ hóa đơn 200 nhân dân tệ để tôi ký tên. Tôi cảm thấy bất ngờ nhưng tôi lập tức nghĩ đến cần phải vứt bỏ tâm tham lam. Sau khi ký tên, tôi đến phòng tài vụ nhận 200 nhân dân tệ. Một lúc sau, chủ nhiệm lấy lại tờ hóa đơn mà tôi đã ký tên. Tôi hỏi xem có chuyện gì, chủ nhiệm nói là người thu ngân đã đến tìm ông và nói là đã đưa cho tôi khoản tiền dành cho tiểu học.
Tôi nói: “Tôi biết rồi, nhưng tôi e là ông lại phải tìm quản lý ký tên, công tác mà có sai sót sẽ khiến quản lý có ấn tượng không tốt.”
Ông ấy nói: “Không sao cả, tôi vẫn thường hay sai sót. Cái này quản lý đã ký tên rồi.”
Vì thế tôi lại nhận thêm 300 nhân dân tệ.
Sự việc này khiến tôi cảm thấy trong tu luyện cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Không phải là tôi không cần thì sẽ xong chuyện; mà là không cần thì cứ đưa cho bạn, bạn không cần tiền thì xem bạn có nghĩ đến truy cầu “đức” hay không? Chính là lắt léo như vậy để khuấy động tâm của bạn. Cho đến khi bạn thật sự buông bỏ lợi ích cá nhân thì mới đề cao lên được.
Lại có một hôm, khi bàn giao công việc với đồng nghiệp, anh ấy bí mật nói với tôi là chúng tôi được tăng lương. Anh ấy nói tiền lương của chúng tôi là 2.970 nhân dân tệ mỗi tháng, gần 3.000 nhân dân tệ. Lúc tôi thay bóng đèn cho quản lý thì ông ấy nói với tôi là ông ấy lấy làm vui mừng cho chúng tôi. Tôi thản nhiên đáp lại một câu, lòng không một chút dao động.
Về sau tôi xem tin nhắn ngân hàng gửi đến, tiền lương của tôi ít hơn người đồng nghiệp. Tâm tôi nổi lên, trong tâm thầm nghĩ: Chúng tôi làm việc như nhau mà sao tiền lương anh ấy lại nhiều hơn mình nhỉ? Có lẽ anh ấy là đàn ông, làm nhiều hơn tôi nên lương nhiều hơn. Anh ấy còn có con trai chưa kết hôn nên cần tiền. Anh ấy kiếm tiền nhiều hơn tôi, tôi nên vui mừng cho anh ấy.
Trưa hôm đó, anh ấy đến ngủ trưa trong đơn vị và bí mật nói với tôi: “Cô xem này, tiền lương của tôi không có nhiều như vậy. Có lẽ quản lý nhìn nhầm khi ký tên bảng lương rồi.”
Tôi nhìn xem thì thấy tin nhắn tiền lương giống với cái tôi đã nhận. Đúng là trong tu luyện không có việc nhỏ, để xem bạn có tâm tật đố và tâm lợi ích hay không.
Tiêu chuẩn đạo đức khác nhau, nội hàm về “tiền” trong đầu não mỗi người cũng khác nhau.
Tiền tệ sinh ra chỉ là để tiện cho giao dịch. Con người thời đó là dùng hàng hóa để trao đổi. Khi nhu cầu trao đổi nhiều rồi thì cũng không còn tiện nữa. Con người phát minh ra tiền giấy vào thời Tống. Hiện nay người Trung Quốc mang nhân dân tệ ra nước ngoài, ra hải ngoại thì không thể dùng nên người ta phải đổi sang đô la Mỹ, đồng Euro v.v. để mua hàng hóa.
Khi người xưa dùng phương thức trao đổi hàng hóa, trong tư tưởng của họ cũng không có khái niệm về tiền, mà chỉ đơn thuần là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà tiền tệ xuất hiện. Khái niệm tiền xuất hiện thì tùy theo sự xuống dốc của đạo đức nhân loại, cho đến hiện nay nó trở thành tải thể cho sự tham lam, dục vọng v.v. của con người .
Kỳ thực cá nhân tôi lý giải, nếu chấp trước mãnh liệt đối với tiền thì tiền đó sẽ giống như phụ thể, nó không phải là cáo chồn quỷ rắn, nhưng quan niệm biến dị truy cầu kim tiền của con người sẽ bị tà ác khống chế.
Khi nói về phụ thể, Sư phụ giảng:
“Họ cho rằng kiếm tiền, truy cầu tiền, phát tài, đó là điều hết sức hợp lý, là điều đúng đắn; vì thế mà làm hại người khác, làm thương tổn người khác, vì kiếm tiền mà không việc ác nào không làm, điều gì họ cũng dám phạm. [Con động vật ấy] nó không mất, thì nó không được; nó giúp chư vị phải chăng là vô cớ? Nó muốn đoạt những thứ trên thân chư vị. Tất nhiên như tôi đã giảng, người ta đều vì quan niệm của mình chẳng ngay, tâm nơi mình chẳng chính mà [tự] rước lấy rắc rối.” (Chuyển Pháp Luân)
Người tu luyện chấp trước vào tiền là vì mê trong người thường mà chấp trước vào cái gọi là cuộc sống tốt đẹp. Vậy nên, phía sau chấp trước vào tiền là chấp trước vào danh lợi tình. Khi bị “tiền” can nhiễu thì chúng ta nên tìm thử xem có nhân tâm nào không, dùng chính niệm thanh trừ và vứt bỏ nó đi!
Sư phụ giảng:
“Người luyện công thật sự giảng rằng: những cái mà người thường vẫn truy cầu thì chúng tôi không truy cầu; thứ mà người thường có thì chúng tôi cũng không quan tâm; nhưng thứ mà chúng tôi có thì người thường có muốn cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân)
Tiền là vật ngoại thân, nó chỉ có thể thỏa mãn việc ăn ở mặc đi lại của chúng ta.
Tôi nhớ đến đoạn Pháp Sư phụ giảng: “Sinh mệnh chính là ‘tài phú’”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)
Vì vậy điều chúng ta nên quan tâm chính là giảng chân tướng như thế nào và cứu thật nhiều chúng sinh.
Đây là nhận thức tại tầng thứ cá nhân. Có chỗ nào thiếu sót, mong đồng tu chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/2/390919.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/12/180283.html
Đăng ngày 18-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.