Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-04-2009] Vì tôi có bạn bè và bà con ở Bắc Kinh, tôi có thể giữ liên lạc với một số học viên ở đó, và chúng tôi thường trao đổi kinh nghiệm tu luyện. Tôi muốn nêu lên nhận thức của mình khi chia sẻ với các học viên Bắc Kinh về vấn đề bứt khỏi tâm truy cầu thoải mái.

Đầu tiên, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm tu luyện. Đầu tiên là kinh nghiệm liên quan tới một học viên kỳ cựu, người đã làm việc ở Bắc Kinh trong vòng 8 năm kể từ khi anh tốt nghiệp cao đẳng. Trong vài năm đầu, anh rất tinh tấn và có thể trợ giúp các học viên khác làm tốt ba việc. Dần dần, lương của anh tăng lên hơn một vạn nhân dân tệ một tháng và anh có thể dễ dàng chu cấp cho một cuộc sống thoải mái. Anh bắt đầu truy cầu lối sống này bằng cách mở công ty riêng và mua một ngôi nhà. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng anh có ngày càng ít thời gian hơn để làm ba việc. Cuối cùng, chấp trước này đã tạo ra lỗ hổng trong sự tu luyện của anh; anh đã bị bắt giữ phi pháp và bị đưa vào một trại cưỡng bức lao động. Sau khi được thả, mặc dù tâm anh vẫn theo Đại Pháp nhưng anh không còn tinh tấn như trước nữa. Anh bắt đầu chú ý tới kiếm tiền và mua xe hơi. Anh ít khi chú ý đến làm ba việc.

Một học viên kỳ cựu khác cũng bị chấp trước vào việc kiếm tiền sau khi được thả ra từ một trại cưỡng bức lao động. Anh cũng bắt đầu công việc kinh doanh, mua một chiếc xe hơi và cưới vợ. Một lần, khi chúng tôi đang học Pháp cùng nhau thì anh liên tục trả lời các cuộc điện thoại. Tôi không còn thấy người học viên đã từng rất tinh tấn nữa.

Tôi cũng đã gặp một vài học viên khác ở Bắc Kinh, những người mà trạng thái tu luyện cũng không được tốt. Họ có chấp trước sợ hãi rất mạnh mẽ, và thật khó cho họ bước ra để làm ba việc. Họ chỉ muốn sống một cuộc sống an nhàn.

Bắc Kinh là hang ổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và do đó có nhiều tà ác rất mạnh gây ảnh hưởng tại đây. Sự theo dõi bất hợp pháp và bức hại các đệ tử Đại Pháp là nghiêm trọng nhất ở đây, và các đệ tử Đại Pháp, đặc biệt tại Bắc Kinh, phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong khi chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Nhưng trong một môi trường như vậy, vẫn có những học viên bước ra và giảng chân tướng về cuộc bức hại. Tôi biết một học viên mà đã chuyển tới sống ở Bắc Kinh sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Gia đình ba người của anh phải sống với nguồn thu nhập hai nghìn nhân dân tệ một tháng. Ngoài số tiền này, anh còn phải sản xuất tư liệu giảng chân tướng và tự mình phân phát chúng. Tôi đã từng ở nhà anh ít ngày, và mỗi tối anh học Pháp cho tới tận nửa đêm. Anh phát chính niệm vào mỗi giờ đồng hồ và thức dậy lúc 3 giờ 50 phút sáng để tập công. Anh nói với tôi: “Trong môi trường tà ác tại Bắc Kinh, chỉ khi bạn làm tốt ba việc và từ bỏ chấp trước truy cầu thoải mái, thì bạn mới có thể duy trì sự tinh tấn và vượt lên thách thức.”

Tôi đã có nhiều buổi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm với các học viên Bắc Kinh, và chúng tôi đều nhận thấy rằng nguyên nhân chính gây ra sự thiếu tinh tấn chính là tâm truy cầu thoải mái. Khi sự thoải mái chiếm giữ các học viên, họ sẽ trở nên ngại khó khăn từ cuộc bức hại. Bị trói buộc trong sự thoải mái về mặt vật chất nơi thế gian con người, đối mặt với áp lực sống còn và lợi ích cá nhân, nếu chúng ta trở nên thiếu tinh tấn, chúng ta sẽ bị hạ tầng thứ trong tu luyện. Rồi sẽ rất khó cho chúng ta đề cao hơn nữa trong tu luyện. Một học viên nói: “Bắc Kinh giống như một cái bẫy lớn với đầy tư lợi và dục vọng. Thật khó cho ai đó trèo lên một khi bị ngã xuống đó.” Trên đây là những ví dụ để minh chứng điều này.

Thực ra Sư phụ đã nói với chúng ta về tâm truy cầu thoải mái trong “Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II):

“Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ. Sư phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt xuống.”

Tám năm sau, khi chúng ta đọc lại đoạn Pháp này, thì đã có nhiều, nhiều bài học đau đớn chính bởi vì chúng ta chưa từ bỏ chấp trước này.

Trên thực tế, có một chấp trước còn lớn hơn ẩn đằng sau tâm truy cầu thoải mái, và đó chính là “ích kỷ”. Đây là bản tính của mọi sinh mệnh trong cựu vũ trụ, bao gồm cả các đệ tử Đại Pháp. Chúng ta đang tu luyện vì điều gì đây? Chẳng phải là tống khứ đi đặc tính của cựu vũ trụ – ích kỷ, và trở thành sinh mệnh vô ngã của tân vũ trụ? Quá trình tu luyện của một người là quá trình chuyển hóa từ suy nghĩ của người sang suy nghĩ của Thần. Khi những quan niệm ích kỷ cũ của chúng ta được thay thế bởi những quan niệm vô ngã mới, chẳng phải chúng ta đã thay đổi về căn bản hay sao?

Bước ra khỏi sự thoải mái chính là chìa khóa cho phép chúng ta làm tốt ba việc. Tôi nghĩ rằng học viên Bắc Kinh có một lợi thế không thể so sánh được với học viên từ các thành phố khác trong chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh và tiêu diệt tà ác. Lấy ví dụ, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc, các học viên Bắc Kinh khá am hiểu về phương diện này. Cũng là các học viên gần hang ổ của tà ác nhất, đây là nơi tốt nhất để phát chính niệm và diệt trừ tà ác.

Một học viên Bắc Kinh từng nói với tôi: “Bắc Kinh cần các đệ tử Đại Pháp. Khi bạn bước đi trên phố, ngồi trên xe buýt, hay thăm công viên, nhà hàng hay trung tâm mua sắm, phát chính niệm sẽ rất là hữu hiệu.” Các học viên địa phương chúng tôi đã phát chính niệm cho Bắc Kinh một vài năm rồi. Các học viên Bắc Kinh nên làm điều này tốt hơn nữa. Nếu tất cả học viên Bắc Kinh có thể phát chính niệm nhiều hơn, trường chính niệm sẽ to lớn đến nhường nào! Liệu tà ác sẽ vẫn còn hung hăng được hay không? Cũng như vậy, có những việc khác mà học viên cần làm bên cạnh việc giảng chân tướng mặt đối mặt. Lấy ví dụ, viết thư giảng chân tướng và viết thư khuyến khích lương tâm trong Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Bộ ngành tại Bắc Kinh, gửi e-mail hay tin nhắn điện thoại, hoặc là gọi điện giảng chân tướng. Nhiều học viên hiện đang làm việc hay từng làm việc trong các tổ chức của ĐCSTQ, cho nên có thể dễ dàng hơn để lấy thông tin những người trong các tổ chức này. Nếu các học viên Bắc Kinh có thể thiết lập một môi trường học Pháp theo nhóm, họ có thể phối hợp như một chỉnh thể để làm tốt ba việc.

Sư Phụ hiểu môi trường của các học viên Bắc Kinh và những thách thức mà họ phải đối mặt. Điều đó cho thấy Sư phụ rất từ bi và quan tâm tới chúng ta. Dù là Bắc Kinh hay địa phương khác, các học viên chúng ta không nên truy cầu thoải mái như người thường, chờ các học viên khác chính lại môi trường, hay chờ Sư phụ kết thúc Chính Pháp. Nếu không thì uy đức của chúng ta để đâu rồi? Liệu chúng ta sẽ có một câu trả lời thỏa đáng cho Sư phụ vì những hành động của mình? Tôi hy vọng các bạn đồng tu mà có chấp trước vào truy cầu thoải mái, và những người không thật tinh tấn, có thể nhanh chóng thăng tiến để hoàn thành thệ nguyện lịch sử vĩ đại là chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Trước đây, các học viên Bắc Kinh chúng ta đã có những thành quả vĩ đại trong trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Tôi tin rằng họ có thể làm thậm chí còn tốt hơn trong giai đoạn cuối cùng này.

Bài viết này không có ý khiển trách các học viên Bắc Kinh. Xin vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/4/7/198519.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/5/12/107250.html
Đăng ngày 06-01-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share