Bài viết của Hàn Mai, một học viên ở thành phố Thiên Tân
[MINH HUỆ 20-12-2009] Tôi đã trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 1998. Nhờ sự bảo hộ của Sư Phụ từ bi và sự giúp đỡ của các bạn đồng tu mà tôi đã có thể được như ngày hôm nay sau khi đã đi qua một con đường gập ghềnh.
Vào năm 2008, chúng tôi đã thiết lập một điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng ở nhà tôi. Tôi tự nhắc nhở mình rằng cần phải kiên trì và phải có chính niệm vững vàng trong mọi việc tôi làm. Trước khi in tài liệu giảng chân tướng, tôi luôn thử máy in để chắc chắn rằng mọi thứ đang hoạt động tốt, do vậy tôi hầu như không lãng phí một chút nguyên liệu sử dụng nào, những thứ mà thực sự là tài nguyên của Đại Pháp. Từ việc tải tài liệu từ trên mạng xuống cho tới việc in ấn tài liệu, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Tôi thấu hiểu rằng đó là do Sư Phụ từ bi đã trao cho tôi trí huệ và khả năng.
Một đồng tu ở nhóm học Pháp của chúng tôi gần đây đã tới nhà tôi và nói, “Hiện nay có một học viên khác có thể tự sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Gần đây họ đang làm lịch và chúng trông rất hấp dẫn!”. Tôi chẳng còn cách nào ngoài việc tự nói với mình, “Ồ! Tốt quá, nó thật sự tốt.” Tôi đã nhắc đi nhắc lại vài lần những lời này.
Khi học viên đó rời khỏi, tôi nhận ra mình đã sai. Tại sao tôi lại nhắc lại câu đó nhiều lần như vậy? Tôi nhận ra rằng tôi có các quan niệm người thường, nhưng chúng là gì đây? Năm ngoái tôi đã làm lịch. Nếu như cô ấy có thể làm việc đó, thì tôi sẽ làm gì? Liệu cô ấy có thể làm tốt không? Tôi kinh ngạc nhận ra rằng tôi đã tật đố.
Sư Phụ giảng:
“Khi giảng Pháp tôi thường hay giảng vấn đề tâm tật đố. Vì sao? Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Nếu học viên đó có thể sản xuất tài liệu thì tôi nên mừng cho cô ấy. Chẳng phải đó là tâm tật đố đã khởi tác dụng hay sao? Tôi cầm Chuyển Pháp Luân và lật đến mục tâm tật đố. Tôi đọc đoạn:
“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả. Trước đây có thể chư vị đã nghe thuyết rằng Phật A Di Đà giảng về việc mang theo nghiệp khi vãng sinh; [nhưng] nếu tâm tật đố không bỏ thì không được.” (Chuyển Pháp Luân)
Sau khi đọc bài giảng này, tôi ngượng đỏ mặt. Tôi đã tu luyện nhiều năm qua và đã đọc Chuyển Pháp Luân nhiều lần. Tôi luôn nghĩ rằng tôi đã rất thực tu trên con đường tu luyện. Đôi khi tôi đã trao đổi nhận thức về tu luyện của tôi với các bạn đồng tu để hỏi họ tôi đã làm không tốt ở chỗ nào để tôi có thể đề cao. Tại sao chấp trước tật đố này lại ẩn sâu đến thế? Đây là một chướng ngại to lớn cho việc tiến tới viên mãn của người tu luyện.
Trước khi viết bài này, đầu tiên tôi đã viết một bản nháp và đọc cho chồng tôi, cũng là một học viên, nghe. Anh ấy nói, “Vấn đề nhỏ như thế không đáng để viết. Em xem có nhiều bài viết hay của các học viên trên Minh Huệ.” Lời của anh ấy như dội một gáo nước lạnh vào đầu tôi, cho dù anh ấy đã đúng khi cho rằng nó là một vấn đề nhỏ. Tôi xé bản nháp và nghĩ mình nên đợi cho tới khi tình trạng tu luyện của tôi đề cao. Sau đó tôi hướng nội tìm và tự hỏi mình, “Tại sao lại không viết bài này? Cảm giác ngượng ngùng và lép vế là những can nhiễu.” Khi tôi nhận ra điều này, tôi đã cầm bút và viết bài chia sẻ này.
Những đồng tu nào mà có tâm tật đố nhưng vẫn chưa nhận ra thì nên nhanh chóng vứt bỏ nó, dùng Đại Pháp tịnh hóa bản thân mọi lúc, và chính lại từng tư tưởng. Chúng ta cần dùng trí huệ mà Sư Phụ ban cho để mở những cái khóa mà ngăn chúng ta tiến về viên mãn để chúng ta có thể về nhà cùng Sư Phụ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/20/214703.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/27/113400.html
Đăng ngày 30-12-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.