Bài viết của một học viên ở Thụy Sĩ

[MINH HUỆ 07-06-2019] Phát chính niệm là một thử thách lớn trong quá trình tu luyện của tôi. Công việc hằng ngày của tôi gồm chăm sóc con, đi làm toàn thời gian, và việc nhà đã khiến tôi gặp khó khăn trong việc phát chính niệm đúng giờ.

Tôi thích đọc sách, nên cảm thấy dễ dàng hơn khi đọc các bài giảng Pháp và luyện công mỗi ngày. Tuy nhiên, vì đi làm toàn thời gian, nên tôi khó tìm được thời gian để phát chính niệm đầy đủ. Tệ hơn nữa, tôi còn cảm thấy rằng phát chính niệm là phiền phức bởi tôi thường phải nhồi nhét nó vào thời gian biểu của mình.

Hướng nội tìm, tôi nhận ra kỳ thực tôi không thích phát chính niệm là vì tự bản thân tôi không có chính niệm đầy đủ. Tôi không kiên nhẫn và không thể tập trung trong thời điểm 15 phút. Tâm trí tôi luôn lộn xộn, nghĩ về gia đình hoặc công việc thay vì phát chính niệm. Ngay khi 15 phút trôi qua, tôi cảm thấy thật tệ và đáng tiếc.

Sư phụ đã giảng:

“Trước mắt các đệ tử Đại Pháp là ba việc. Một là giảng chân tướng, hai là phát chính niệm — phát chính niệm có tác dụng đối với cả tự thân và tình thế bên ngoài thân thể — và ba là bản thân mình tu luyện và học Pháp cho tốt. Ba việc này đều vô cùng quan trọng.”

“do đó [phát chính niệm] hết sức quan trọng. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều không được xem nhẹ việc này, cũng không được mượn bất kể cớ gì rồi xao nhãng phát chính niệm; bởi vì nếu chư vị thanh lý không tốt bản thân mình thì bản thân chư vị sẽ thực thi không tốt, chư vị thanh lý mình không tốt cũng sẽ can nhiễu đến người khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị NewYork [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Tôi đọc đi đọc lại đoạn Pháp của Sư phụ và tự hỏi bản thân: “Không thể tập trung phát chính niệm đồng nghĩa là mình không làm tốt ba việc, vậy mình không phải là đệ tử chân tu. Liệu Sư phụ có còn nhìn nhận mình như là một đệ tử chân chính hay không?”

Sư phụ đã kết hợp bài giảng và tiêu chuẩn của Ngài cho các đệ tử chúng ta; vì vậy mọi việc là gắn kết với nhau, và không có việc nào nên bỏ qua. Cựu thế lực sẽ lợi dụng sơ hở của chúng ta nếu chúng ta không làm tốt ba việc.

Phát chính niệm mà không bị phân tâm

Việc nhận ra này đã giúp tôi phát chính niệm tốt hơn. Tôi cũng minh bạch vì sao tôi nên phát chính niệm.

Sư phụ đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân rằng:

“Nhưng đã đạt được khai quang chưa? Còn phải xem họ niệm kinh ra sao. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả. Một Pháp thân của Giác Giả này sẽ đến và nhập lên [tượng Phật], như thế mới đạt được mục đích khai quang.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Học thuộc Pháp

Từ “nhẩm” luôn xuất hiện trước mắt tôi. Tôi ngộ ra đó chính là nhắc nhở tôi phải học thuộc Pháp. Trước đây, tôi đã cố gắng học thuộc nhưng đã ngừng lại vì không có thời gian.

Lần này, tôi quyết định hàng ngày sẽ học thuộc một vài đoạn trong sách Chuyển Pháp Luân. Sư phụ luôn điểm hóa khi tôi học thuộc Pháp, và tôi có thể ngộ được các bài giảng Pháp sâu hơn bằng cách này.

Sư phụ đã giảng:

“Còn một kiểu người: trong quá khứ người ta nói rằng trên thân họ có phụ thể, và bản thân họ cũng cảm giác là có. Nhưng sau khi giúp họ vứt bỏ [phụ thể] rồi, thì cái tâm bệnh của họ lại không dứt: họ cứ cảm giác như trạng thái ấy vẫn tồn tại; họ cho rằng vẫn còn; ấy chính là một loại tâm chấp trước, gọi là ‘nghi tâm’. Dần dà tự họ chiêu mời cái thứ không tốt ấy trở lại. Tự chư vị phải vứt bỏ cái tâm ấy; hoàn toàn không tồn tại [phụ thể nữa đâu]. Có những người mà chúng tôi đã xử lý từ bài học trước, tôi đã làm những việc ấy rồi, các phụ thể đã được vứt bỏ hết rồi.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Bằng cách học thuộc đoạn Pháp này, tôi hiểu rằng các học viên Đại Pháp phải duy trì chính niệm mọi thời điểm – cho dù họ đang giảng thanh chân tướng Đại Pháp, hay phát chính niệm đi chăng nữa. Việc lo lắng về những điều nào đó thì không xuất phát từ bản ngã của tôi.

Cân bằng thời gian giữa tu luyện và gia đình

Trong giai đoạn quảng cáo Thần Vận, tôi đã không có nhiều thời gian để chăm sóc con trai. Không biết cách cân bằng thời gian tốt khiến tôi dễ nổi nóng và gắt gỏng, và mối quan hệ giữa chúng tôi trở nên rất căng thẳng.

Một buổi tối, con trai tôi nổi giận và đỗ lỗi cho tôi vì tôi chỉ tập trung vào tu luyện mà không quan tâm đến cháu. Cháu đã gỡ khung chữ Chân-Thiện-Nhẫn ra khỏi tường và bảo rằng cháu không cần nó nữa. Tôi buồn và thất vọng, nhưng không muốn phê bình cháu. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh với sự trợ giúp của Sư phụ.

Tôi hướng nội tìm thiếu sót trong việc tu luyện. Sau một lúc, tôi nhận ra mình đã thiếu sự từ bi. Tôi thất vọng về con trai vì cháu đã ngừng học Pháp với tôi cách đây một thời gian khá lâu. Cháu lãng phí thời gian vào việc chơi điện thoại và trò chơi điện tử trên máy tính. Tôi lo lắng rằng cháu sẽ tự hủy hoại bản thân.

Tuy nhiên, tôi đã không nhận ra một chút nổi loạn đó của cháu là do cháu đang ở độ tuổi dậy thì và cảm giác bất an của cháu gây ra. Mặc dù không học Pháp, nhưng cháu ủng hộ và giúp tôi đặt những tờ rơi Thần Vận vào trong xe. Khi tôi bận rộn quảng cáo Thần Vận hoặc giảng chân tướng Đại Pháp, thì cháu giúp tôi lau dọn nhà cửa.

Suy nghĩ từ góc độ của cháu đã giúp tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của cháu, và điều này đã khiến tôi gần như phát khóc. Giá mà tôi đã có thể từ bi và kiên nhẫn hơn với cháu. Ngoài ra, tôi phải tin rằng Sư phụ sẽ giúp cháu lựa chọn con đường đúng đắn.

Có thể một ngày nào đó cháu sẽ quay lại tu luyện Đại Pháp. Vì vậy thay vì lo lắng cho cháu, tôi nên duy trì chính niệm. Sau khi chính lại niệm đầu, tôi nhận ra khung chữ đã được đặt lại vào chỗ cũ.

Học Pháp và thực sự ngộ Pháp

Mặc dù luyện công và học Pháp hằng ngày, nhưng tâm tôi thỉnh thoảng không tập trung. Tôi tự hỏi phải chăng tôi đang thực sự học Pháp hay tôi chỉ đang đọc lướt qua lấy lệ. Tôi cầu xin Sư phụ giúp để bắt đầu học Pháp và ngộ Pháp cùng lúc.

Sư phụ giảng:

“Việc tu luyện chân chính đều dựa vào cái tâm của chư vị mà tu; chỉ cần chư vị có thể tu, chỉ cần chư vị có thể tu một cách vững bước tinh tấn và kiên định, thì chúng tôi sẽ dẫn dắt chư vị như là đệ tử; [nếu] chẳng đối xử như thế thì không thể được.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

“Hàng ngày cứ luyện mấy bộ động tác ấy, vậy có thể tính là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không? Không nhất định [là vậy]. Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính. Chư vị cứ luyện các động tác ấy, [nhưng] tâm tính không đề cao lên, không có năng lượng lớn mạnh để gia trì mọi thứ, [thì] chưa nói chuyện tu luyện được; chúng tôi cũng không thể coi chư vị là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Chư vị nếu cứ như thế mãi, đành rằng chư vị luyện công, nhưng không [thực sự] chiểu theo yêu cầu của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, chư vị không đề cao tâm tính, ở chốn người thường chư vị vẫn hành xử như xưa, rất có thể chư vị vẫn gặp phải những sự cố phiền phức này khác”(Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đọc đoạn này nhiều lần và nhận ra mình đã sai ngay từ đầu. Tôi chỉ đọc lướt qua chương này và cho rằng Sư phụ sẽ coi những ai đọc các bài giảng của Ngài là đệ tử của Ngài. Tôi chỉ hiểu ý nghĩa bề mặt mà không hiểu được nội hàm của Pháp.

Nếu chúng ta không duy trì chính niệm và hành xử mọi việc bằng chính niệm, thì làm sao chúng ta có thể đề cao tâm tính đây? Những ý niệm bất hảo chỉ rước thêm những nhân tố bất hảo và khiến chúng ta phàn nàn, tranh đấu lẫn nhau, và kiệt sức.

Sư phụ lúc nào cũng chăm nom cho các đệ tử, cho dù chúng ta ở đâu và làm gì. Mọi thứ đều nằm trong an bài của Sư phụ. Vì vậy, tôi không nên cảm thấy nôn nóng hay khó có thể tìm được thời gian để phát chính niệm ngay từ đầu.

Một vài trải nghiệm tuyệt vời mà Sư phụ đã an bài cho tôi

Một ngày nắng Chủ nhật, tôi quyết định đưa con trai đi dạo quanh bờ hồ. Mặc dù muốn ra ngoài và quảng bá Thần Vận, nhưng tôi quyết định tạm dừng các hạng mục Đại Pháp một lát để dành thời gian cho con trai. Chúng tôi đi ngang qua ba người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi trên ghế, và một người bất ngờ đề nghị tôi rằng: “Cháu có thể giúp bác đứng dậy được không? Chỉ cần cháu kéo bác lên là được.” Thế là tôi giúp bà. Bà ấy cảm ơn tôi và chúng tôi tiếp tục đi dạo.

Tuy nhiên, tôi nhanh chóng nhận ra tôi nên đưa bà ấy một tờ rơi Thần Vận. Tôi quay lại và trò chuyện với bà một vài phút. Bà ấy cười tươi và nói: “Thần Vận à! Bác đã nhìn thấy tấm áp phích, nhưng không nhớ thời gian và địa điểm buổi biểu diễn.” Bà ấy rất quan tâm đến chương trình và cảm ơn tôi đã đưa bà tờ rơi. Tôi rất mừng cho bà ấy.

Một buổi chiều, tôi cần phải làm một số việc vặt. Đáng ra tôi nên lái xe đến đó vì không có nhiều thời gian, nhưng tôi quyết định đi bộ. Sau khi ngồi trong văn phòng suốt cả buổi sáng, tôi cần hít thở một chút không khí trong lành. Ngay khi bước ra khỏi tòa nhà văn phòng, tôi gặp một cựu đồng nghiệp đã 10 năm chúng tôi không gặp nhau. Tôi nói với cô ấy về Thần Vận và đưa cô ấy một tờ rơi, và cô ấy vui vẻ nhận nó. Nếu đi bằng xe hơi, có lẽ tôi đã bỏ lỡ cô ấy. Sư phụ đã an bài cơ hội này cho tôi.

Một dịp khác, tôi nhờ con trai giúp tôi đặt các tờ rơi Thần Vận vào trong các hộp thư. Cháu than thở về cái chân đau của cháu và không muốn đi bộ với tôi. Tôi không để ý đến thái độ tiêu cực của cháu mà thay vào đó là phát chính niệm.

Tôi cũng đối xử rất từ bi với cháu. Cùng lúc, tôi cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi nói với con trai: “Con đừng lo. Con biết tầm quan trọng của việc này mà. Nếu con mở lòng, Sư phụ sẽ giúp con.” Cháu quyết định đi cùng tôi. Sau một lúc, cháu thừa nhận rằng chân của cháu đã hết đau, và chúng tôi nhanh chóng phát hết tất cả tờ rơi.

Sự từ bi của Sư phụ là vô lượng. Tôi phải luôn duy trì tâm từ bi và chính niệm mạnh mẽ, buông bỏ những chấp trước con người và cứu độ chúng sinh. Chỉ có như thế tôi mới trở thành một đệ tử Đại Pháp chân tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/7/388381.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/6/178761.html

Đăng ngày 20-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share