Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 10-11-2018] Gần đây, đồng tu B, một học viên đồng thời là điều phối viên ở khu vực chúng tôi, có chia sẻ với tôi rằng cô ấy đang gặp phải can nhiễu. Cô cũng nói rằng trong vùng chúng tôi và hai khu vực khác đã có học viên bị bắt giữ.

Sau khi nghe chia sẻ của cô ấy, tôi cũng phát hiện bản thân mình bị can nhiễu. Tôi cảm giác có một áp lực vô hình ảnh hưởng đến trạng thái và hoàn cảnh tu luyện của bản thân. Kết quả là tôi nói với các đồng tu rằng tạm thời không nên tới nhà tôi học Pháp nhóm và cũng dừng sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Mặc dù biết là không đúng, nhưng tôi vẫn thấy rằng mình cần chút thời gian để điều chỉnh bản thân.

Một suy nghĩ loé lên trong đầu tôi “những điều cô ấy nói không phải là Pháp”, nhưng tôi vẫn không thể buông bỏ nỗi sợ hãi “bức hại có thể phát sinh”. Áp lực rất nặng nề. Tôi đang sợ hãi điều gì? Trên bề mặt, tôi lo sợ rằng bản thân có thể bị bức hại.

Tôi cảm thấy rằng mình đã tu luyện tốt, biết cách hướng nội và hiểu các Pháp lý. Nhưng khi phải đối mặt với can nhiễu, tôi lại không có đủ chính niệm vào Sư phụ và Đại Pháp. Tôi nghĩ rằng “chắc hẳn có điều gì đó mà mình chưa minh bạch”.

Vấn đề bảo mật

Tôi liên tục hướng nội tìm. Đầu tiên, tôi nhớ lại hồi tháng 8 có đồng tu nói với tôi rằng khi đọc những lời giảng Pháp của Sư phụ trong Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018, anh ấy ngộ ra rằng Sư phụ liên tục nhấn mạnh về vấn đề an toàn. Lúc đó, tôi đã không để ý. Hiện tại xem ra đúng là tôi đã bỏ qua vấn đề này.

Sau đó, một đồng tu khác nói với tôi rằng, trong Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018, Sư phụ đã đề cập đến vấn đề điều phối trên diện rộng cũng như vấn đề có nên phát chính niệm hay hướng nội khi đối mặt với khảo nghiệm hay không. Vì tôi không phải là điều phối viên, vấn đề điều phối trên diện rộng không liên quan đến tôi, nhưng để tăng cường chính niệm, tôi đọc lại Kinh văn một lần nữa, nhưng áp lực lên tâm lý vẫn không được tiêu trừ hoàn toàn.

Trang web Minh Huệ đã công bố Kinh văn mới của Sư phụ vào ngày 27 tháng 10. Tôi ngay lập tức đọc để gia trì chính niệm cho bản thân mình. Sau đó tôi đọc bài chia sẻ về “Dĩ Pháp vi sư và thành thục chính mình”. Bài chia sẻ đã khiến tôi liên tưởng đến sự tình mình đang gặp phải, trong đầu xuất hiện một niệm “những sự tình này đều là can nhiễu”. Niệm này sau khi xuất hiện, áp lực đột nhiên biến mất. Tôi tiếp tục hướng nội sâu hơn và tìm ra một số vấn đề.

Bài chia sẻ cũng đã đề cập đến một số vấn đề mà tôi từng gặp phải. Các học viên ở khu vực chúng tôi đã sử dụng một công cụ liên lạc không an toàn. Các học viên ở chỗ tôi đều dùng nó và chúng tôi thậm chí còn lập cả một nhóm lớn.

Can nhiễu đến học viên địa phương

B đã gửi một bài chia sẻ về tình huống bắt giữ người ở một số khu vực, mà phải nhờ các học viên phát chính niệm. Sau đó, chúng tôi được kể lại rằng sự việc đó đáng lẽ nhắm vào khu trung tâm thay vì khu vực đó. Ba ngày sau, hạng mục giảng chân tướng toàn cầu có yêu cầu các học viên không bận tham gia hạng mục tăng cường phát chính niệm. Tôi đã không chia sẻ yêu cầu này với nhóm nhỏ của tôi.

Vào thời điểm đó, một số vấn đề đã nảy sinh nên tôi mới thông báo với mọi người trong nhóm phát chính niệm. Sau đó, tôi được kể lại rằng thông tin mà chúng tôi nhận được không chính xác.

Không dừng lại ở đó. B đã gửi cho tôi một tin tức khác nói rằng có thêm nhiều học viên bị bắt giữ ở một số khu vực, và kêu gọi các học viên giúp đỡ. Lần này, tôi đã thông báo cho cả nhóm biết về thông tin bắt giữ nhưng tôi không yêu cầu mọi người phát chính niệm. Sau một hồi thảo luận, cuối cùng tôi nói với cả nhóm rằng các khu vực nghi vấn nằm ở ba tỉnh khác nhau.

Tôi đào sâu vào những sự việc này. Cuộc bức hại ở Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn. Chúng tôi liên lạc với các tỉnh và hải ngoại thông qua phần mềm đặc biệt. Trên bề mặt, chúng ta là một thể thống nhất, nhưng điều này có can nhiễu đến các học viên địa phương không? Liệu nó có gây trở ngại đến những nỗ lực làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm?

Vào ngày 30 tháng 10, tôi có đọc một bài chia sẻ khác trên Minh Huệ. Bài chia sẻ này khiến tôi phải nhìn nhận lại hành vi của mình. Khi tôi liên tục nói rằng mình đang làm điều tốt vì các học viên khác, thì trên thực tế, có phải tôi đang tạo ra can nhiễu? Tôi nhận thấy bản thân mình đang bị các quan niệm lèo lái.

Hướng nội

Tôi suy nghĩ về những vấn đề của mình và có thêm một vài thể ngộ mới về hướng nội.

Đầu tiên, tôi muốn nói về chấp trước sùng bái đồng tu. Tôi từng rất ngưỡng mộ B. Khi cô ấy nhờ tôi làm gì, tôi rất vui và muốn cô ấy nghĩ tốt về mình. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi có cơ hội được làm việc cùng cô. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là chấp trước vào tình đồng tu nhưng không hiểu rằng đó là tâm lý sùng bái người khác, làm hại đến họ.

Sau đó, tôi liên lạc với nhiều đồng tu hơn, một quan niệm xuất hiện, đó là quan niệm muốn quản mọi thứ. Trong bài chia sẻ ở trên, tác giả nói: “Tôi nghĩ rằng những học viên mà là hình mẫu của mọi người đều có ý tốt – họ chỉ muốn giúp các học viên khác đề cao. Nhưng qua thời gian, họ trở nên chấp trước vào danh và ma quỷ đã lợi dụng sơ hở này”.

Có vẻ như tôi là hình ảnh người học viên hình mẫu trong bài viết này. Tôi đã tìm ra được những quan niệm người thường của mình và cố gắng tu bỏ chúng.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng một vài học viên đang nhìn vào tôi. Tôi muốn quan tâm họ và xem họ tu luyện như thế nào. Tôi sẽ giúp đỡ khi họ cần. Nhưng một trong số họ đã từng nói: “Không có ai tốt như bạn cả, bạn là tốt nhất”.

Môi trường tu luyện ổn định

Tôi đã lo lắng về những việc đang xảy ra ở khu vực khác trong khi không biết những thông tin đó có chính xác hay không. Nhưng tôi vẫn yêu cầu các học viên phối hợp và phát chính niệm. Tôi đã bị chúng can nhiễu và làm rối loạn môi trường tu luyện của họ, điều này quả thực không tốt. Bởi vì chưa nhận ra chấp trước của mình, nên tôi không thể minh bạch các Pháp lý và phạm lỗi.

Sư phụ giảng:

“Còn có một điểm trọng yếu hơn, tôi truyền Pháp hai năm, cho các đệ tử hai năm thực tu, trong hai năm thực tu của các đệ tử ấy, tôi không để bất kỳ hoạt động nào không liên quan đến thực tu làm can nhiễu đến quá trình đề cao học viên vốn đã được an bài từng bước từng bước một cách có thứ tự rồi”. (Thư gửi tổng trạm Đại Pháp Thạch Gia Trang, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi hiểu rằng một môi trường tu luyện ổn định là vô cùng đáng quý cũng như những an bài để phủ nhận sự bức hại và ma nạn từ cựu thế lực. Khái niệm “chỉnh thể” không có nghĩa là tất cả mọi người đều làm như nhau, mà là tất cả các cá nhân đều làm tốt ba việc. Tôi phải hiểu rõ về bản thân mình, từng ý, từng niệm và hành vi của mình. Tôi phải tu luyện chính bản thân mình chứ không phải tu những người khác. Quan trọng hơn cả, tôi phải hiểu rõ thế nào là thực sự “giúp đỡ” đồng tu, tôi đang dẫn dắt hay can nhiễu họ đây?

Buông bỏ công cụ liên lạc trên diện rộng

Một vấn đề khác của bản thân tôi là tôi đã đồng ý sử dụng công cụ liên lạc trên diện rộng, ứng dụng WeChat. Nó cho phép tôi chia sẻ thông tin rộng rãi và nhanh chóng. Bất cứ ai trong nhóm đều nhận được thông báo. Một số học viên có rất nhiều thông tin liên lạc và ở trong nhiều nhóm. Những người tham gia vào nhiều nhóm thường được yêu cầu phối hợp và tham gia vào nhiều hạng mục khác nhau.

Áp lực mà tôi trải qua lần này khiến tôi phải suy nghĩ về việc liệu chúng ta có đang phụ thuộc vào những công cụ này để liên lạc với nhau trên diện rộng. Từ lúc chỉ thi thoảng sử dụng nó cho đến bây giờ khi chúng ta luôn kiểm tra tin nhắn mọi lúc mọi nơi.

Thật may, tôi không có nhiều số để liên lạc và không ở trong nhiều nhóm, nếu không, tôi nghĩ rằng mình sẽ chôn vùi bản thân vào loại công nghệ đó suốt cả ngày. Chúng ta cần phải lợi dụng tốt công cụ này. Cuối cùng, chúng ta vẫn là con người, có cái tình của người, và còn đang tu luyện. Chúng ta phải thanh tỉnh.

Lấy việc phối hợp với các học viên ở khu vực khác làm ví dụ. Thể ngộ hiện nay của tôi là chúng ta không cần phải tham gia vào việc đó. Chúng ta đều là đệ tử được Sư phụ chăm sóc. Tất cả chúng ta đều có việc cần phải làm và mọi người đều có con đường của mình. Nếu chúng ta tự đi tốt trên con đường của mình và làm tốt ba việc, chúng ta đã và đang đóng góp tốt nhất cho toàn chỉnh thể. Về việc sử dụng loại công cụ kia, trên bề mặt, là chúng ta đang phối hợp, nhưng trên thực tế, liệu chúng ta có đang can nhiễu lẫn nhau?

Sau khi tôi đọc Thông tri của Ban biên tập Minh Huệ đăng ngày 4 táng 10, tôi nhận ra rằng suy nghĩ của tôi về việc điều phối trên diện rộng là sai lầm. Vấn đề không phải ở bản thân công cụ, lỗi nằm ở chỗ chúng ta không để ý đến vấn đề bảo mật và đang can nhiễu lẫn nhau. Tôi cũng nhận ra rằng thật sai lầm khi chúng ta lựa chọn một con đường được khoa học hiện đại chỉ dẫn thay vì làm theo Sư phụ và quay trở về với truyền thống.

Tôi muốn tự nhắc nhở bản thân bằng thông báo của Ban biên tập Minh Huệ:

“Tu luyện là nghiêm túc, cái tâm nào không bỏ đi cũng đều sẽ trở thành chướng ngại trên con đường tu luyện của bản thân. Hơn nữa đệ tử Đại Pháp không ai muốn vì bản thân không chịu đề cao mà tăng thêm độ khó cho Sư phụ chính Pháp, khiến Sư phụ phải chờ đợi thêm mãi. Dẫu mỗi một người tu luyện nhìn thấy nhiều điều hơn nữa, rõ ràng hơn nữa, cũng chỉ là cục bộ, là một hạt cát trong cục bộ của cục bộ mà thôi. Toàn cục chân thực chỉ có Sư phụ mới biết được. Thế nào mới thực sự là tốt cho chúng ta, chỉ có Sư phụ mới biết. Còn chúng ta chỉ cần làm được càng ngày càng tín Sư tín Pháp, dĩ Pháp vi Sư, liên tục trừ bỏ chấp trước, liên tục buông bỏ nhân tâm, đạt được yêu cầu ở trong Pháp, mới là chân tu!” (Coi trọng an toàn là điểm trọng yếu, Ban Biên tập Minh Huệ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/10/376866.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/16/173644.html

Đăng ngày 15-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share