Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-11-2018] Thời kỳ Chính Pháp sắp kết thúc, và thời gian còn lại để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cứu người là vô cùng quý giá. Để phù hợp, cân bằng giữa công việc và gia đình, và làm ba việc một cách tinh tấn, quan trọng là phải chính niệm chính hành để tránh can nhiễu và không lãng phí thời gian quý giá.
Niệm của chúng ta sẽ chính khi chúng ta đọc Pháp nhập tâm
Mặc dù tôi không thể nhìn thấy những không gian khác, tôi tin rằng đằng sau mỗi chữ trong Chuyển Pháp Luân có tầng tầng lớp lớp pháp thân của Phật, Đạo, Thần và Sư phụ. Do đó, khi tôi đọc sách Đại Pháp, tôi không cho phép bất kỳ một tạp niệm nào xuất hiện trong tâm trí mình. Tôi đọc với sự tập trung cao nhất và để mỗi từ nhập vào trong tâm. Đôi khi tôi cảm thấy toàn thân ấm áp khi tôi đọc. Năng lượng rất mạnh mẽ.
Tôi đã đọc hai hoặc ba bài giảng như vậy mỗi ngày. Chính niệm của tôi mạnh mẽ hơn và uy lực lớn hơn khi tôi phát chính niệm và giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp.
Chuyển niệm và không còn dung dưỡng tà ác
Suy nghĩ của con người, nếu trở thành một thói quen, nó sẽ có thể rất bướng bỉnh và khó mà nhận ra được. Khi các học viên Đại Pháp không chú ý đến việc này, nó có thể có sức mạnh hủy diệt to lớn, bởi vì nó nuôi dưỡng tà ác.
Sư phụ giảng:
“Lâu nay những chúng sinh trong Đại Pháp, đặc biệt là đệ tử vẫn một mực tồn tại một loại hiểu sai ở các tầng thứ khác nhau đối với Pháp về phương diện đề cao tâm tính. Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu.” (Tinh tấn yếu chỉ – Nói về Pháp)
Pháp tại phương diện đề cao tâm tính có pháp lực vô biên, dụng tâm đối đãi như thế nào là rất trọng yếu. Nó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi triệt để quán tính tư duy của bản thân và thay thế bằng chính niệm cường đại. Ví dụ, khi một việc gì đó xảy ra, người ta có thể không ngừng suy nghĩa và lo lắng về điều đó. Nó thậm chí xảy ra khi bạn đang học Pháp, đang luyện công, và phát chính niệm.
Nhưng mà mỗi từng niệm của một học viên Đại Pháp đều có năng lượng to lớn, do đó những suy nghĩ người thường sẽ dung dưỡng cựu thế lực và can nhiễu đến học viên. Pháp thân của Sư phụ và các vị thần khác không thể làm bất kỳ điều gì bởi vì chính vị học viên đó đã lựa chọn tham gia vào suy nghĩ và như vậy đã tăng cường sức mạnh cho tà ác.
Chúng ta cần đối chiếu các niệm của mình với Đại Pháp để xem liệu chúng có trong Pháp hay không. Ví dụ, khi chúng ta phát chính niệm, Sư phụ đã bảo chúng ta tập trung và bảo trì tâm thanh tịnh. Bất kỳ suy nghĩ nào nổi lên khi chúng ta phát chính niệm sẽ can nhiễu đến chúng ta. Điều đó không phải giống như khi học Pháp và luyện công sao? Khi tôi nhận ra điều này, tôi bắt đầu gia trì chính niệm của mình và loại bỏ những suy nghĩ phân tâm đó bằng chính niệm mạnh mẽ. Giờ đây, tôi thường cảm thấy ấm áp toàn thân, và rằng nhiều thứ xấu sẽ bị tiêu trừ.
Một lần trên đường đi bộ về nhà, tôi nhìn thấy một xe cảnh sát chống bạo động đang chậm rãi tiến về phía mình. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi, bởi vì cảnh sát đã bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau đó tôi nhận ra rằng đây là một cơ hội để tôi thanh trừ tâm sợ hãi. Tôi ngay lập tức củng cố chính niệm và kiểm soát suy nghĩ của mình. Sau đó tôi đi qua xe cảnh sát với nụ cười trên môi. Cảnh sát đã lái chiếc xe đi.
Bảo trì tâm thuần khiết và thanh tịnh
Sư phụ giảng:
“Tôi có một lần lấy tư tưởng của mình liên [kết] với bốn, năm Đại Giác Giả và Đại Đạo ở tầng cực cao. Nói cao [đến đâu], từ người thường mà xét thì quả thật là cao [đến mức] người ta có nghe cũng sửng sốt [khó tin]. Họ muốn biết trong tâm tôi có nghĩ gì. Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, người khác muốn biết tư tưởng của tôi thì hoàn toàn không thể được, công năng người khác hoàn toàn không thể đánh vào được. Không ai biết được tôi, họ cũng không biết được tôi nghĩ gì; họ muốn liễu giải hoạt động tư tưởng của tôi, do vậy họ đã được tôi đồng ý, nên có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau. Sau khi liên [kết], tôi có chút đỉnh chịu không nổi; bất kể tầng của tôi cao bao nhiêu, cũng như tầng của tôi thấp bao nhiêu, bởi vì tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân. Nhưng cái tâm của họ tĩnh đến trình độ nào? Tĩnh đến một trình độ đáng sợ. Nếu có một cá nhân tĩnh đến trình độ ấy thì còn được; [nhưng] bốn, năm vị ngồi nơi kia, đều tĩnh đến trình độ ấy, giống như một đầm [sâu] nước chết không có gì trong đó hết; tôi muốn cảm thụ họ mà không thể cảm thụ được. Mấy hôm ấy trong tâm tôi rất khó chịu, chính là cảm thấy một dư vị nào đó. Người thông thường chúng ta không [thể] tưởng tượng được, không [thể] cảm giác được; hoàn toàn là vô vi, [hoàn toàn] là không.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Ba)
Mỗi lần đọc đoạn Pháp này, tôi lại chấn động bởi uy lực của trạng thái tĩnh lặng như thế. Nếu chúng ta có thể giữ được trạng thái tĩnh như vậy khi làm ba việc, chúng ta sẽ làm được tốt hơn.
Đôi khi khi tôi chuẩn bị ra ngoài để nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, tôi nghĩ về việc mình nên nói chuyện với ai, nói như thế nào, có thể gặp những kiểu loại tình huống nào, và phải xử lý ra sao. Ngay cả khi tôi phát chính niệm hay học Pháp, tôi không thể dừng suy nghĩ về những việc này. Còn khi tôi thực sự nói chuyện với mọi người, suy nghĩ lo lắng đó lại can nhiễu đến tôi và tôi không thể bảo trì chính niệm mạnh mẽ và không thể giảng chân tướng hiệu quả.
Sau đó, tôi nhận ra rằng mình cần phải bảo trì tâm thanh tịnh. Chỉ bằng cách đó tôi mới có thể có chính niệm mạnh mẽ và nói chuyện một cách tự nhiên và bĩnh tĩnh. Sau đó trí huệ của Đại Pháp sẽ triển hiện và những gì tôi nói sẽ thuyết phục mọi người.
Sư phụ giảng:
“Hãy chú ý: Tôi không bảo chư vị cố ý mà làm gì đó, chỉ là bảo chư vị minh bạch Pháp Lý, nhận thức về phương diện này cần rõ ràng. Thực ra Đại Pháp không chỉ là độ nhân, cũng là giảng cho chúng sinh các giới, bản tính đã giác ngộ sẽ tự biết làm thế nào, ưu ái bảo hộ phía con người này của chư vị ấy là để chư vị có thể ngộ lên trong Pháp.” (Tinh tấn yếu chỉ – Nói về Pháp)
Chúng ta cần thay đổi trạng thái luôn muốn làm điều gì đó và thay bằng một tâm thuần khiết và thanh tịnh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/5/378054.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/27/173771.html
Đăng ngày 10-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.