Bài chia sẻ của Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại
[MINH HUỆ 08-12-2018] Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc Đại Lục, tâm tật đố của tôi rất mạnh, hơn nữa đều hình thành tự nhiên mất rồi, giống như vừa gặp sự việc liền phản ánh xuất ra. Trong tu luyện vượt quan tâm tính, phát hiện lúc không qua được quan, thường thường đều là tâm tật đố dẫn đến bản thân không thể dùng tâm thái của người tu luyện để đối đãi với đồng tu. Một lần lúc nhóm gọi điện thoại giảng chân tướng giao lưu chia sẻ nhóm lớn, tôi đột nhiên đặc biệt muốn chia sẻ với các đồng tu tình huống gọi điện thoại của tôi, thậm chí là vì thấy một vị đồng tu ở tổ khác cũng tới tham gia, trong tiềm thức còn muốn hiển thị bản thân cùng với tâm sắc dục ẩn nấp rất sâu. Nhưng khi đó người chủ trì cứ luôn quan sát đồng tu khác, mời đồng tu khác chia sẻ. Nhất là khi tôi nghe người chủ trì nói, đồng tu X vừa mới tắt tiếng có thể chia sẻ một chút không? Trong tâm tôi nghĩ, quan sát chị ấy như thế, mà tên của tôi ngay bên dưới thì không gọi chứ? Vì lúc đó tôi còn đang bận một việc khác nữa nên mang theo tâm bất bình rời khỏi nhóm.
Lúc giao lưu chia sẻ nhóm lớn buổi tối tiếp theo, tôi liền mang chuyện tối hôm trước tôi đã bị bỏ qua nói ra. Trùng hợp là lúc giao lưu về hạng mục buổi thứ hai này thì vẫn là vị đồng tu chủ trì hôm trước đang chủ trì buổi giao lưu, còn nhắn tin bảo tôi giao lưu chia sẻ. Lúc đó tôi rất xấu hổ, thấy tâm tính bản thân kém xa so với vị đồng tu khoan dung rộng lượng kia. Nếu là người khác nói tôi trong lúc giao lưu nhóm lớn thì tôi sẽ không vui, nhưng chị lại không như thế, còn chủ động nhắn tôi giao lưu chia sẻ. Tôi nghĩ, tại sao lúc đó tôi tật đố chứ? Đồng tu làm hạng mục tốt, phản hồi rất tốt, đồng thời lại cùng mọi người chia sẻ kinh nghiệm gọi điện, đây chẳng phải cơ hội tốt sao. Đồng tu gọi điện rất tốt, những người nhận điện thoại chính là có cơ hội được đắc cứu, đây là đại hảo sự. Tôi nên vui mừng mới phải. Phía sau tâm tật đó này là chứng thực tự ngã, tâm thể hiện bản thân cùng với tâm hiển thị. Coi trọng cảm thụ của cá nhân bản thân hơn cứu độ chúng sinh, ngẫm lại thật đáng sợ.
Mỗi ngày lúc tôi online gọi điện thoại, luôn luôn phải xem xem ở phòng khác có bao nhiêu đồng tu online. Nếu thấy số người ở phòng khác nhiều, mà ở phòng mình ít, trong tâm cũng sẽ có chủng tật đố. Hướng nội tìm, đây kỳ thực là tâm thể diện và tâm chứng thực tự ngã. Đồng tu phòng khác online nhiều, gọi điện cũng sẽ nhiều, lực độ giảng chân tướng sẽ lớn, đây là đại hảo sự, tôi nên vui mừng mới phải, sao mà lại sinh ra tật đố đây?
Có lúc cùng các đồng tu cùng tổ nói chuyện, cảm thấy đồng tu đối với mình có chút lạnh nhạt, trong tâm lập tức sẽ nghĩ, chị ta nói chuyện với đồng tu A thái độ rất nhiệt tình, trong tâm liền không vui. Kỳ thực đây cũng là tật đố, tật đố thấy họ có quan hệ tốt, đằng sau là tâm thích nghe những lời tốt đẹp về bản thân.
Bình thường tôi không phải là người rất giỏi biểu đạt, thấy trong tổ có đồng tu giỏi biểu đạt, giao tiếp tốt với đồng tu, cũng rất quan tâm đến đồng tu, trong tâm tôi thấy bất bình, thế nhưng tôi về phương diện này xác thực là không giỏi, liền nhìn chòng chọc vào khuyết điểm của vị đồng tu này, thường xuyên xem chị ta có chỗ nào làm không tốt.
Một buổi chiều, một bác đồng tu muốn chúng tôi giúp gọi một số điện thoại, tôi lúc đó có việc không thể gọi được, thế là vị đồng tu này giúp. Người nhận cuộc gọi bắt đầu chửi bới, cảm xúc rất kích động, mấy lần đều như thế. Vị đồng tu này nói chuyện cũng có chút gấp gáp, tôi cho rằng thiện ý không đủ. Lúc đó tôi cũng không phản ứng ra khuyên đồng tu không nên gọi nữa, vì thái độ của người nghe chứng tỏ chị ta không muốn nghe. Đến tối nghĩ lại việc này, tâm nghĩ lúc đó tại sao tôi lại không gọi cuộc điện thoại đó, người nghe đều không muốn nghe chị ấy vẫn nói, rất dễ đẩy chúng sinh sang phía đối lập. Không tự biết trong tâm lại nghĩ đến chỗ chưa làm tốt của vị đồng tu này. Kỳ thực đây chính là biểu hiện của tâm tật đố. Tôi nghĩ nếu tôi chỉ ra cho chị quan điểm của tôi, liệu chị ấy có kiên trì với cách nghĩ của mình hay không? Hôm sau, tôi nhắn mấy câu đơn giản về cách nghĩ của tôi, mong chị lúc gọi điện thoại, nếu gặp người chửi bới, thì nói chậm một chút, để đối phương cảm nhận được cái Thiện của chúng ta. Tôi không hề nghĩ rằng đồng tu trả lời “Cảm ơn”, cũng không giống như tôi đã nghĩ chị sẽ kiên trì với cách nghĩ của bản thân mình. Đồng thời, một vị đồng tu Đài Loan cũng cùng giao lưu với chị, nói sau chiều hôm qua một vị đồng tu khác cũng gọi cho số điện thoại này, đối phương đã nghe chín phút, cũng không chửi nữa. Vị đồng tu đó trả lời giọng có chút khác, tôi nghĩ khẳng định là chị ấy cũng hướng nội tìm chính mình, ý thức được bản thân có chỗ nào thiếu sót. Tôi là xuất phát từ bảo vệ chính mình không muốn đắc tội với suy nghĩ của người khác, chỉ đánh mấy chữ gửi chị, không muốn chỉ ra vấn đề trước mặt mọi người. Mà vị đồng tu Đài Loan kia rất thản nhiên nói ra, người khác nghe cũng không hề cảm thấy không thoải mái, đây chính là chênh lệch tâm tính giữa tôi và vị đồng tu Đài Loan kia.
Buổi chiều, tôi cùng vị đồng tu đó thẳng thắn trao đổi chia sẻ, tôi nói: “Đối phương chửi bới, bình thường tôi cũng sẽ một mực gọi tiếp, nhưng chúng ta nhất định phải để đối phương cảm nhận được cái Thiện của chúng ta, là tâm thật sự muốn tốt cho họ, hoặc là đợi thời gian khác gọi lại cũng được. Đối phương chửi bới, chúng ta cũng tìm xem chính mình, có phải là có tâm tranh đấu không. Kỳ thực đối với đồng tu cũng là như vậy. Lúc gọi điện, tôi có ý muốn để đối phương cảm nhận được cái Thiện của tôi, nhưng lúc không nhất trí với ý kiến của đồng tu, thì tôi không nghĩ đến phải để đồng tu cảm nhận được cái Thiện của tôi, có lúc tôi không đủ tôn trọng đối với đồng tu”. Sau khi tôi nói xong, vị đồng tu đó cũng rất chân thành nói “Cảm ơn”.
Một biểu hiện khác của tâm tật đố trong tôi là, nếu đối phương chỉ ra vấn đề gì của tôi, phản ứng đầu tiên của tôi thường không phải là trước tiên tự tìm chính mình chỗ nào có vấn đề, mà là trong tư tưởng trước tiên phản bác, lúc này thường thì tâm tranh đấu cũng tới.
Có một hôm, đồng tu làm cùng hạng mục gửi tin nhắn cho tôi, nói kiến nghị một vị đồng tu khác lúc xử lý sự việc nên làm thế nào, cũng nói đồng tu khác xử lý vấn đề giống như thế rất tốt. Vì tôi với vị đồng tu đó cùng phối hợp, kỳ thực tôi chỉ cần chuyển kiến nghị đó cho một đồng tu khác là được rồi. Nhưng lúc đó, phản ứng đầu tiên của tôi là cần giải thích một chút, biểu thị tôi không làm sai, trong tâm lại bắt đầu không phục. Trong tâm tôi nghĩ, tôi chỉ là một lần này có chút sở sẩy, bình thường tôi đều nghiêm chỉnh mà. Nhưng ý thức được đây là phản ứng của tâm tật đố, do đó tôi mau chóng khống chế không để bị dẫn động. Tới chiều, lúc tôi lau nhà vệ sinh, trong tâm lại bắt đầu bất bình, trong tư tưởng nghĩ tôi phải giải thích một chút. Nhưng tôi vẫn tĩnh lặng xuống, tâm nghĩ, lúc này mọi người đều bận, không được tuỳ ý quấy nhiễu đồng tu. Nếu mang theo tâm bất bình đi giải thích, làm không tốt thì sẽ khiến cho mất vui, không dễ cùng đồng tu phối hợp nữa, nếu như thế rất dễ sinh ra gián cách. Tôi rất nghiêm túc cảnh báo bản thân không được bị lừa, không được tạo thành gián cách, một lúc tâm cũng bình tĩnh trở lại.
Bản thân tôi trường kỳ tồn tại vấn đề chính là, vì sao gặp sự việc thì niệm đầu tiên không có hướng nội tìm bản thân mà là hướng ngoại tìm, nghĩ cách giải thích tôi không có làm sai. Đây là độc tố của văn hoá Đảng đang tác quái, hướng ngoại tìm hướng ngoại nhìn mạnh mẽ, không thể để bị nói, thích nghe những điều tốt đẹp về bản thân, hễ nghe không lọt tai liền không vui, thiếu khoan dung và nhẫn nhượng, luôn chứng minh rằng mình đúng. Tôi minh bạch Sư phụ giảng:
“Người tu Đạo chân chính cũng có phản ánh [vấn đề tâm tật đố] này, đối với nhau không phục; [nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.” (Chuyển Pháp Luân)
Lúc phát sinh mâu thuẫn với đồng tu, tôi cũng luôn nhìn chòng chọc vào chỗ thiếu xót của đồng tu và quên đi điểm mạnh của đồng tu và cách đồng tu giúp mình.
Sư phụ giảng:
“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])
Tâm tật đố tiềm ẩn rất sâu trong tư tưởng của tôi, cùng với tư tâm, tâm oán hận, tâm tranh đấu, chứng thực tự ngã, tâm hiển thị, tâm biểu hiện tự ngã đều có liên hệ mật thiết. Tôi cảm nhận sâu sắc được đặc điểm của cựu thế lực chính là tật đố. Bọn họ xuất phát từ tật đố, mà an bài rất nhiều ma nạn cho đệ tử Đại Pháp, ngăn trở, gián cách trong phối hợp của chúng ta. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp, là có mối quan hệ thân thiết nhất, mọi người cùng nhau bước đến hôm nay không dễ, cái cần không phải là chỉ trích, mà là bao dung nhau cùng với thiện tâm đối đãi đồng tu. Điểm này tôi đã làm không tốt, sau này sẽ cố gắng hết sức để làm được tốt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/8/378132.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/28/173785.html
Đăng ngày 11-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.