Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-7-2018] Cuộc bức hại Pháp Luân Công do chính quyền cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn đã bước sang năm thứ 19, trang web Minh Huệ xác nhận rằng ở Trung Quốc, 3.628 học viên đã bị nhắm đến chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công trong nửa đầu năm 2018.

Trong số đó, 2.392 học viên bị bắt giữ, và 1.236 trường hợp bị quấy rối. Ngoài ra, 71 học viên bị đưa tới các trung tâm tẩy não, và 1.097 học viên bị cảnh sát lục soát nhà.

5852eea38fbfdb4ce19ef0bea770c58c.jpg

Cảnh sát đã lục soát nhà bà Lý Anh ở tỉnh Cát Lâm vào ngày 14 tháng 3 năm 2018. Sau đó, bà Lý bị đưa đến Trại giam Số 4 Trường Xuân.

Tổng số tiền mặt bị tịch thu trong những cuộc đột nhập bất ngờ vào nhà riêng của các học viên và tiền phạt từ tòa án là hơn 930.302 Nhân dân tệ. Bà Lưu Lan Xuân, học viên ở tỉnh Sơn Đông, đã bị cảnh sát thu giữ 190.000 Nhân dân tệ tiền mặt và nhiều vật dụng cá nhân có giá trị khác khi họ tiến hành khám xét nhà bà.

95a61eef6bf6d882351ef726ebdd5814.jpg

Tổng số tiền mặt thu được từ các học viên Pháp Luân Công trong nửa đầu năm 2017

Đặc biệt, 244 học viên từ 65 tuổi trở lên cũng là mục tiêu của cuộc bức hại. Trong đó, 52 học viên có tuổi đời ngoài 80. Học viên lớn tuổi nhất bị sách nhiễu, là mẹ của bà Cao Lệ Mai, 89 tuổi, bị bắt cùng với bà Cao con, 68 tuổi, khi phát các tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào ngày 17 tháng 1 năm 2018. Mặc dù bà Cao mẹ được trả tự do vào buổi tối cùng ngày, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục giam bà Cao con ở trại tạm giam thêm 10 ngày rồi mới cho bà về nhà.

Những học viên bị nhắm đến đến từ mọi giai tầng xã hội, bao gồm nhiều giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, kế toán, giáo viên và các nhà quản lý.

67f804315bdc6094a395cc904aee666e.jpg

Số học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu theo tháng trong nửa đầu năm 2018

f2f0ce501b897e66817b75bd4ebddde6.jpg

Số học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu theo tỉnh thành trong nửa đầu năm 2018

So với thời kỳ cao điểm của cuộc bức hại, trong nửa đầu năm 2017, với chiến dịch “Gõ cửa từng nhà”, 10.869 học viên bị bắt giữ và sách nhiễu, thì số vụ việc trong nửa đầu năm 2018 đã giảm xuống. Tuy nhiên, bức hại vẫn gia tăng ở một số địa phương, nơi mà chính quyền tại đó vẫn theo sát chính sách bức hại.

Các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm vẫn nằm trong nhóm năm tỉnh có trường hợp bắt giữ và sách nhiễu nhiều nhất trong năm 2018. Trong đó, tỉnh Sơn Đông có số vụ việc nhiều gấp đôi so với các tỉnh khác.

Bà Thái Anh, một phiên dịch viên ở Thanh Đảo, bị bắt vào ngày 26 tháng 4 năm 2018, và bị đưa tới Trại giam Phố Đông. Bà đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại và bà bị bức thực. Tới ngày 8 tháng 5, họ đưa bà tới bệnh viện, có thông tin cho biết bà đã qua đời trước thời điểm xe cứu thương tới. Trại giam phủ nhận việc tra tấn bà, nhưng họ cũng từ chối đưa ra lời giải thích cho cái chết của bà. Bà Thái Anh qua đời sau 12 ngày bị bắt giữ, ở tuổi 48.

Chính sách bức hại từ trên xuống và bắt giữ hàng loạt

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã ban hành chỉ thị nhằm “hủy hoại thân thể, vắt kiệt tài chính và bôi nhọ thanh danh” các học viên Pháp Luân Công.

Với sự bảo trợ của Giang và các chính sách bức hại từ trên xuống, rất nhiều quan chức đã có động lực tiến hành chiến dịch đàn áp này, để được tiền thưởng hay thăng quan tiến chức.

Sau nhiều năm nỗ lực ôn hòa phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công ở cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc, một số quan chức đã ngừng tham gia vào cuộc bức hại, khiến cho trường hợp bị bức hại ở một số địa phương giảm đi. Tuy nhiên, chính sách bức hại vẫn chưa bị bãi bỏ, và chính quyền ở một số nơi vẫn tiếp tục duy trì bức hại tăng cường. Vào nửa đầu năm 2018, việc bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công đã xảy ra ở một số tỉnh nêu trên.

Tại tỉnh Sơn Đông, 163 học viên ở Duy Phường đã bị bắt giữ vào tháng 4 và tháng 5, trước khi diễn ra Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tôn Khởi Sinh, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở Duy Phường, đã công kích và vu khống các học viên Pháp Luân Công trên các kênh truyền hình địa phương vào ngày 27 tháng 3 năm 2018, trước khi thực hiện việc bắt giữ hàng loạt và sách nhiễu các học viên.

Cảnh sát cũng nhấn mạnh việc giám sát và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trên toàn tỉnh Sơn Đông với tên gọi “Duy trì ổn định” trước khi và trong khi diễn ra Hội nghị. Cùng thời gian đó, chính quyền ở tỉnh Cát lâm đã bắt giữ 203 học viên Pháp Luân Công, nhằm ngăn không cho họ đi tới Thanh Đảo để kháng nghị trong thời gian diễn ra sự kiện.

Ở tỉnh Hắc Long Giang, 175 học viên đã bị bắt trong nửa đầu năm 2018. Đặc biệt, có 17 trường hợp ở Cáp Nhĩ Tân đã bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2018. Cảnh sát đã xông vào nhà các học viên và thu giữ tất cả các tài liệu có liên quan tới Pháp Luân Công. Một cảnh sát trong số đó đã nói với các học viên rằng Chủ tịch mới của tỉnh Hắc Long Giang, Vương Văn Đào, đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt vì ông ta lo sợ rằng các học viên sẽ tới Bắc Kinh để kháng nghị trong lễ kỷ niệm sự kiện ngày 25 tháng 4 lịch sử.

Cuộc bức hại đang diễn ra

Nhiều học viên bị bắt giữ hoặc sách nhiễu trong suốt nửa đầu năm 2018 hiện đang nằm trong danh sách đen của chính phủ và đã phải chịu bức hại nhiều lần trong suốt 19 năm qua.

Ông Tống bị bỏ tù sau một năm rưỡi truy nã

Ông Tống Quốc Lễ, một học viên Pháp Luân Công ở quận Tịnh Viễn, tỉnh Cam Túc, đã bị cảnh sát truy nã kể từ tháng 1 năm 2017 vì treo các áp phích và biểu ngữ về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã treo thưởng 10.000 Nhân dân tệ cho [người cung cấp] thông tin về ông Tống.

Sau gần 16 tháng lẩn trốn, ông Tống đã bị bắt giữ tại thành phố Bạch Vân, tỉnh Cam Túc, vào ngày 2 tháng 5 năm 2018. Viện kiểm sát đã phê duyệt việc bắt giữ ông vào tháng 6 năm 2017. Ông Tống hiện đang bị giam giữ tại trại tạm giam Quận Tịnh Viễn, và ông tiếp tục bị bức hại.

Trước khi bị bắt, ông Tống từng bị tuyên án 18 tháng lao động cưỡng bức. Ông phải chịu tra tấn liên tục, bao gồm đánh đập dã man, bỏ đói, bị treo lên bằng còng từ phía sau, v.v..

Cảnh sát: “Chúng tôi có thể bắt bà bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu”

Bà Lý Ngọc Thư, 69 tuổi, ở huyện Mậu Hợp, tỉnh Hắc Long Giang, bị cảnh sát ập đến và bắt giữ khi bà đang dán các thông tin về Pháp Luân Công trên phố. Một cảnh sát đã đấm vào đầu bà, rồi họ xông vào nhà bà và tịch thu các cuốn sách Pháp Luân Công và các tài liệu liên quan.

Bà Lý thường xuyên bị bắt giữ và lục soát nhà sau khi bà được trả tự do sau bản án 12 năm cầm tù vào năm 2014. Suốt 10 năm liên tiếp trong 12 năm bị giam giữ, bà bị bức thực tàn bạo mỗi ngày ba lần. Bà còn phải chịu những hình thức tra tấn khác như cấm ngủ, bị treo lên, và đánh đập. Bà thường xuyên ở tình trạng cận kề cái chết.

Một nhân viên ở Đội An ninh Nội địa có lần đã nói với bà: “Chúng tôi có thể bắt bà bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.”

Ông lão 78 tuổi bị bỏ tù mà không qua xét xử

Ông Lưu Hy Vĩnh, 78 tuổi, ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào ngày 18 tháng 3 năm 2018 khi ông đang phát các tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công. Cảnh sát định đưa ông tới trại tạm giam, nhưng ông không chấp nhận bởi vì huyết áp của ông cao tới 200 mmHg

Sau khi ông Lưu được thả, tình trạng sức khỏe của ông tiếp tục xấu đi. Ông cảm thấy đau tim, chóng mặt, khó thở và thường xuyên nôn mửa.

Bất chấp tình trạng sức khỏe ông Lưu như vậy, cảnh sát lại bắt giữ ông vào ngày 9 tháng 4 năm 2018 và ép trại tạm giam phải tiếp nhận ông. Vào ngày hôm sau, viện kiểm sát thông qua trường hợp của ông. Ông Lưu bị đưa tới trại tạm giam Số 4 Bản Khê vào tháng 5 năm 2018 mà không qua phiên xét xử.

Trong khi vợ của ông Lưu đòi tự do cho ông trong tuyệt vọng ở đồn cảnh sát, một cảnh sát đã nói với bà: “Lần này, chúng tôi sẽ để ông ấy chết trong tù!”

51f21609d1048fabbb12d8245422a121.jpg

Vợ ông Lưu mong ngóng ông trở về

Cũng vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công, trước đó, ông Lưu đã phải ngồi tù ba năm rưỡi. Các lính canh đã đánh ông dã man và đá ông bằng ủng da. Có lần, họ còn khóa ông trên giường hơn 40 ngày và cấm ông không được cử động hoặc xoay người.

Sức khỏe của ông nhanh chóng suy sụp, và ông gần như bị mù. Một bác sỹ của trại giam ép ông uống một loại thuốc không rõ tên. Bụng ông trướng lên và ông không thể đi lại được.

Bài viết liên quan:

Ông lão 78 tuổi ở thành phố Đại Liên bị giam vì đức tin của mình, vợ ông bị hăm dọa

Biết tìm công lý nơi đâu

Người vợ bị bắt vì nộp đơn khiếu nại cho chồng bị kết án sai

Bà Tào Lệ Bình bị bắt và giam giữ tại một trung tâm tẩy não ở Thành phố Sâm Châu, Tỉnh Hà Nam, kể từ ngày 12 tháng 4 năm 2018.

Bà Tào, 42 tuổi, là người gốc Sâm Châu, nhưng khi bị bắt giữ bà đang sống ở thành phố Lạc Xương, tỉnh Quảng Đông. Bà bị nhắm đến bởi vì bà đã kiên trì tìm kiếm tự do cho chồng là ông Lương Kiếm Quân.

Ông Lương bị bắt vào ngày 25 tháng 5 năm 2017, và bị kết án 5 năm tù giam vào ngày 26 tháng 12 chỉ vì không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Đơn kháng cáo của ông đã bị bác bỏ vào khoảng tháng 2 năm 2018, và ông bị chuyển đến Nhà tù Bắc Đầu vào ngày 21 tháng 3.

Bài báo liên quan:

Người vợ bị bắt vì tìm công lý cho chồng đang bị cầm tù

Người vợ bị bắt vì tìm kiếm công lý cho chồng đang suy sụp tinh thần trong tù

Bà Trương Lập Cần, ở Thiên Tân, bị bắt lần thứ hai vào ngày 15 tháng 3 năm 2018, vì tìm kiếm tự do cho chồng là ông Nhậm Đông Sinh, người đã suy sụp tinh thần khi bị bỏ tù chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công.

Bà Trương đã gửi đơn khiếu nại tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Thành phố Thiên Tân vào ngày 20 tháng 6 năm 2017. Đồng thời, bà cũng gửi yêu cầu tới Nhà tù Tân Hải, nơi chồng bà bị tra tấn, để yêu cầu bồi thường chi phí thuốc thang và mất nguồn thu nhập của ông Nhậm.

Phản ứng lại các nỗ lực của bà, cảnh sát liên tục sách nhiễu bà Trương. Bà đã phải sống xa nhà để tránh bị bắt giữ trong một khoảng thời gian. Bà từng bị bắt và giam giữ 35 ngày vào tháng 11 năm 2016.

6433fae2d84cf611b650000f23608241.jpg

Bà Trương Lập Cần giữ đơn khiếu nại mà bà sẽ nộp cho chồng

7fdd19726997dcefe8b51e76c15a38f8.jpg

Ông Nhậm Đông Sinh sau khi bị rối loạn tâm thần do bị ngược đãi nghiêm trọng trong tù

Bài báo liên quan:

Vợ bị bắt khi đi tìm công lý cho chồng đang bị suy sụp tinh thần trong tù

71 học viên bị gửi tới các Trung tâm Tẩy não

Trong nửa đầu năm 2018, 26 thành phố ở 14 tỉnh và khu tự trị đã tổ chức cho các học viên Pháp Luân Công tham gia các phiên tẩy não nhằm ép buộc họ phải từ bỏ tu luyện.

Ở Tân Cương, nơi mà chính quyền Trung Quốc thử nghiệm công nghệ giám sát tiên tiến, chín học viên Pháp Luân Công đã bị đưa tới các trung tâm tẩy não địa phương từ hồi tháng 3.

Ông Lý Văn Sơn và vợ là bà Từ Lệ Diễm ở địa khu Khách Thập, huyện Trạch Phổ, Tân Cương, bị đưa đến “Trường Giáo dục Quốc gia” vào ngày 18 tháng 4 năm 2018. Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ cũng bị giam cầm ở đó và phải trải qua các phiên tẩy não hàng ngày.

Ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, tám học viên đã bị đưa đến các khóa tẩy não. Tại Trung tâm Tẩy não Núi Ngọc Duẩn, các học viên thường xuyên bị bỏ đói và uống thuốc độc. Kết quả là, nhiều học viên đã bị phù nề và trở nên lãnh đạm.

Các báo cáo liên quan:

10.869 học viên bị bắt và sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công trong nửa đầu năm 2017

590 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền bắt giữ hoặc sách nhiễu trong hai tháng đầu năm 2018


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/28/371645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/12/171483.html

Đăng ngày 22-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share