Bài viết của một học viên ở Trung Đông

[MINH HUỆ 14-6-2018] Tôi là một học viên ở Trung Đông. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ lúc 18 tuổi. Cha tôi tu luyện trước tôi vài năm. Ông từng nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là điều mà ông đã tìm kiếm cả cuộc đời. Ông cũng khuyến khích tôi và những người mà ông quen biết bước vào tu luyện. Tuy nhiên, khi ấy tôi mới chỉ là một cô bé và không coi trọng nó. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học tôi bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Khi đang đọc cuốn sách, tôi nghĩ: “Tại sao mình không đọc cuốn sách này sớm hơn nhỉ?”

Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì đã an bài để tôi làm đệ tử của Ngài. Đối với tôi, có thể tu luyện Đại Pháp là một món quà quý giá nhất trong cuộc đời. Bây giờ tôi đã hiểu ý nghĩa của sinh mệnh và từ sâu trong nội tâm tôi cảm nhận được hạnh phúc chân chính.

Tu luyện là quá trình vứt bỏ tất cả những ham muốn và chấp trước, quay trở về với chân tính của chúng ta. Nhờ đọc Chuyển Pháp Luân, tôi đã biết được nhiều Pháp lý cao thâm và áp dụng chúng trong đời sống hằng ngày của mình. Cuộc sống của tôi ngày càng vui vẻ và thoải mái hơn. Tôi xem nhẹ các mâu thuẫn và ngừng ganh đua vì lợi ích cá nhân. Vì tôi biết rằng nếu cái gì là của tôi thì không ai có thể lấy được; cái gì không phải là của tôi thì cho dù có tranh giành tôi cũng không thể có được. Những nguyên lý này đã giúp cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn!

Sư phụ đã giảng:

“…có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhiều người thường tự hỏi tại sao người này người kia đối xử với họ không tốt, hay tại sao họ gặp bất hạnh trong đời. Sư phụ Lý Hồng Chí đã giải thích rất rõ ràng lý do đằng sau những bất hạnh và gian khổ. Tóm lại, đó là vì nghiệp lực của chính chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có phong thái cao, chứ không như người thường. Tại đơn vị [công tác], tại các hoàn cảnh công tác khác cũng lại như thế; [kinh doanh] cá thể cũng thế, cũng có giao tiếp người với người; không thể không có tiếp xúc với xã hội; tối thiểu cũng có quan hệ hàng xóm.” (Chuyển Pháp Luân)

Do đạo đức xã hội suy thoái, mọi người thường mâu thuẫn với nhau vì lợi ích cá nhân. Họ trở nên tham lam và sẽ bất chấp thủ đoạn để được lợi hơn một chút. Khi đối diện với mâu thuẫn, nếu những người tu luyện chúng ta cũng đối xử tệ với mọi người, thì chúng ta chẳng khác gì họ? Chúng ta tu luyện qua việc chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn để đề cao. Sư phụ cũng dạy chúng ta cách đối đãi với các mâu thuẫn:

“Chúng ta đối xử với vấn đề này thế nào? Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được. Khi chúng ta gặp phải những chuyện phiền phức như thế, thì [chúng ta] không được giống như người ta mà tranh mà đấu. Họ làm sao, chư vị cũng làm vậy, thì chư vị chẳng phải người thường là gì? Chư vị không những không giống hắn mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị phải không hận hắn, thật sự không thể hận hắn. Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đọc sách Chuyển Pháp Luân, rất nhiều thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Ví dụ như, nhiều người thường hay có câu hỏi phổ biến về mục đích của đời người là gì và tại sao chúng ta lại ở đây. Trong bài giảng thứ nhất, Sư phụ đã trả lời rất rõ câu hỏi này:

“Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê. Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người;” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi kết hôn, tôi sống với gia đình nhà chồng. Chồng tôi cũng là một học viên. Mặc dù mọi người thường hay nói quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thường không tốt, nhưng nhờ Đại Pháp và Sư phụ, tôi đã xây dựng được một mối quan hệ rất tốt với mẹ chồng mình. Tôi kính trọng bà, đối xử tốt với bà, và giúp bà các công việc nhà. Bà cũng đối tốt với tôi như con đẻ của mình. Bà nội của chồng tôi cũng sống cùng chúng tôi. Vì bà đã nhiều tuổi nên không tự tắm gội được, nên tôi đã tắm cho bà và giúp bà làm những công việc khác nữa. Bà rất biết ơn tôi và cũng rất tôn kính Pháp Luân Đại Pháp.

Nếu không tu luyện, có lẽ tôi đã không đồng ý sống cùng nhà với gia đình chồng. Nhờ Đại Pháp mà chúng tôi đã có một cuộc sống hòa thuận, tất cả mọi người trong gia đình đều yêu mến và đối xử tốt với tôi. Là một người nội trợ, tôi thường ở nhà và những người mà tôi tiếp xúc nhiều nhất là những thành viên trong gia đình chồng. Khi có vấn đề tôi thường nghĩ cho họ trước và bảo trì tâm thái vô ngã. Như Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại biết bao lợi ích cho rất nhiều người dân trên toàn thế giới, nhưng môn tu luyện lại bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999. Nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại đến chết trong cuộc đàn áp. Nhiều học viên ở Trung Quốc và trên toàn thế giới đã và đang nói cho công chúng biết về những gì đang xảy đến với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc qua nhiều hình thức khác nhau. Tôi cũng nỗ lực làm điều mình có thể làm nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về bi kịch này và giúp họ biết được sự thật.

Từ sâu trong tâm tôi vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí. Cảm xin cảm tạ Sư tôn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/14/369786.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/15/170778.html

Đăng ngày 9-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share