[MINH HUỆ 18-07-2013] Ngày 20 tháng 07 năm 2013 đánh dấu 14 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc bức hại vẫn còn tiếp diễn. Chính thức phát động vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cuộc bức hại tà ác chưa từng thấy này dẫn đến hàng trăm nghìn cuộc bắt giữ các đệ tử Đại Pháp, những vụ mất tích và hơn 3.000 nạn nhân được ghi nhận là đã tử vong – mặc dù con số thực tế e rằng còn lớn hơn rất nhiều lần.

Nguyên nhân phức tạp đằng sau cuộc bức hại có thể được chia thành bốn yếu tố: sự lo sợ bệnh hoạn của kẻ độc tài hoang tưởng về sự phát triển nhanh chóng và sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công; sự đố kỵ mạnh mẽ của kẻ độc tài về sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp; sự đối lập nội tại giữa hệ tư tưởng chính trị đấu tranh tàn bạo của chế độ cộng sản và phía đối cực của nó – nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp; và bản chất thật sự của cộng sản, vốn để duy trì chính nó, bắt buộc gán nhãn một nhóm người dưới dạng “kẻ thù giai cấp” để “đấu tranh” lại.

Cuộc đàn áp đã bắt đầu như thế nào?

Trong ba năm trước khi cuộc đàn áp toàn quốc chính thức bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, các học viên chịu sự áp bức của chính quyền ngày càng mạnh mẽ. Ngay đầu năm 1996, các cuốn sách của Pháp Luân Công bị cấm không cho xuất bản, và bài báo đầu tiên chỉ trích Pháp Luân Công được xuất bản trên một tờ báo chính thức của nhà nước.

Đến hai năm 1998 và 1999, cảnh sát liên tục phá hoại các khu vực luyện công chung tại các công viên. Sự tuyên truyền tấn công nhằm phỉ báng Pháp Luân Công trên truyền thông nhà nước ngày một gia tăng. Tiếp theo một loạt sự kiện vào tháng 04 năm 1999, trong đó cảnh sát đã bắt giữ trái phép và đánh đập các học viên tại Thiên Tân, có gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập hợp tại Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa với Văn phòng Kháng cáo của Hội đồng Nhà nước vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, yêu cầu thả các học viên bị bắt, sửa lại lệnh cấm các sách của Pháp Luân Công và chấm dứt sự sách nhiễu của chính quyền đối với việc tu luyện.

Mặc dù buổi thỉnh nguyện đặc biệt yên lặng và nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp các học viên và đồng ý tôn trọng các yêu cầu của họ, song sự áp bức của chính quyền đã tăng mạnh ngay sau sự kiện này. Vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610, một cơ quan cảnh sát toàn quốc với quyền lực vượt trên tất cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, các cơ quan chính quyền và các tòa án, nhằm chĩa mũi nhọn vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 07 năm 1999, cảnh sát tiến hành bắt bớ sâu rộng các điều phối viên của các điểm luyện công Pháp Luân Công. Ngày 22 tháng 07, một cuộc vận động truyền thông toàn lực được thực hiện chống lại Pháp Luân Công và chính thức tuyên bố môn tu luyện bị cấm. Kể từ thời điểm đó, cuộc bức hại đã tiếp tục mà không hề suy giảm, bất chấp sự thật là không có điều luật hiện tại nào thiết lập lệnh cấm hoặc cho phép cuộc đàn áp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/18/141108.html

Đăng ngày 10-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share