Viết bởi Xin Mingming
[Minh Huệ] Tôi vẫn nghĩ rằng chính sách khủng bố dã man trên khắp toàn Trung quốc sẽ một chút gì “bớt khủng khiếp” ở những nơi danh tiếng như Bắc Kinh, vì lãnh tụ sẽ muốn phô trương một chút bề mặt cho thế giới tiến bộ, và để thu hút đầu tư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, tôi đã lầm. Từng cái một, những câu chuyện “không rùng rợn lắm” phơi bày được những lừa dối, bạo động, thủ đoạn đang hoành hành trong thành phố này.
Tôi gặp Bà Wang tại Hoa kỳ; bà ta đi Bắc Kinh để thăm gia đình bà ta. Bà ta trạc 60 tuổi và trước đây là một kỹ sư. Dáng người nhỏ nhắn, yên lặng, và bà ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tại Trung quốc, bà ta sống trong khu chung cư ngay tại công ty của chồng bà đang làm việc. Không ai biết tên của bà vì bà rất ít nói, đặc biệt là giọng bà rất nhỏ nhẹ.
Bà Wang nói, bắt đầu từ khi chính sách khủng bố Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999, công an và ban giám đốc nơi bà ta làm việc rất thường đến đây để nói chuyện với bà ta, điện thoại nhà của bà bị gắn máy nghe lén, và bà ta đi đâu cũng có người theo dõi, và bị bắt cóc nhiều lần. Một lần, bà ta đang trên đường đi nhận tiền hưu trí, thì có một người đàn ông gọi điện thoại mang tay, ngay sau đó bà ta bị 20 người đến bắt cóc và đưa đến đồn công an địa phương. Trong mấy ngày sau đó, công an ngồi trên xe ngay trước cửa nhà bà từ 6 giờ sáng tới nửa đêm, theo dõi bà ta sát nút. Người ta thấy có ít nhất 7 người công an đứng ở đó ngày lẫn đêm, người ta hỏi họ đứng đó để làm gì, và họ trả lời là họ đang theo dõi bà ta. Từ đó, bà ta trở nên nổi tiếng.
Bà Wang mỉm cười khi bà ta nói về công an đã đối phó với bà như thế nào, một người đàn bà với vóc dáng nhỏ bé như thế.
Thật khôi hài, nhưng còn dữ tợn hơn những gì mà chúng ta xem những phim thời Đức quốc xã theo dõi, khủng bố dân Do thái, hay những người Trung quốc bị khủng bố trước đây vì lý do chính trị. Trong xã hội tân tiến này, chúng ta có thể tưởng tượng được rằng có đến 20 công an đi bắt cóc một cụ già nhỏ bé đã trên 60 tuổi?
Tôi hỏi bà ta, chúng tôi có thể tìm được câu chuyện của bà trên báo chí hay trên Internet không? Bà ta nói bà ta không bao giờ viết về chuyện đó cả, vì nếu so sánh những gì bà ta chịu đựng với những gì các đệ tử Đại Pháp đã chịu đựng và đăng trên Clearwisdom.net thì chuyện của bà ta “quá bình thường”.
Trong khi bà ta nói với tôi câu chuyện của bà “quá bình thường” để viết, tôi tự nghĩ thầm “một kỹ sư vào tuổi lục tuần, bị theo dõi, canh gác, và bắt cóc gần nhà bà — nếu tất cả những gì đó mà xảy ra tại Hoa kỳ, thì báo chí, truyền thanh, truyền hình sẽ báo tung lên, và gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng ngay”. Sau khi đọc cẩn thận những gì mà chính quyền bức hại các đệ tử tại Bắc kinh đăng trên Clearwisdom.net, tôi mới biết là tại sao bà ta nói câu chuyện bà ta “quá bình thường”.
Vào chiều ngày 5 tháng 1 năm 2004, Bà Men Xiangrong, cư dân tại 7-601, khu vực hai, Fangguyuan, Fangzhuang, Fengtai District, tại Bắc Kinh đưa đứa con gái mới 16 tháng là Men Xiaoyuan đến sân chơi. Bà ta bị công an chìm theo sau từng bước vì bà ta vừa mới giao một số tài liệu giảng rõ sự thật. Công an và nhân viên “Phòng 610” bao vây nhà bà ta và bắt cóc bà ta lúc 8 giờ tối, đưa bà ta đến đồn công an Fangcheng. Bà ta và đứa con gái mất tích từ đó. Vào ngày 6 tháng 1, một ngày sau khi bà Men và đứa con gái mất tích, công an từ Sở an ninh công cộng, Phòng 610, và Ban Dân phố, và công an, an ninh công cộng đã tổ chức một buổi họp và tuyên bố là họ đã thả Bà Men và con gái của bà ta. Tuy nhiên, chồng bà ta đã đến đồn công an địa phương, đồn công an tại Fengtai, và thành phố Bắc kinh, thậm chí đến cả Sở an ninh công cộng, và Văn phòng thỉnh nguyện, và Phòng thỉnh nguyện của chính phủ trung ương để tìm kiếm vợ con, nhưng ông ta không được một câu trả lời thoả đáng nào hay họ bị giam giữ ở đâu. Phòng 610 tại địa phương còn đề nghị ông ta lập hồ sơ “báo cáo mất tích” để nộp lên đồn công an địa phương.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2004, người đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, 65 tuổi, Bà Dong Xiuqin, bị bắt cóc tại Wangfujing Street trong khi đang dán tài liệu giảng rõ sự thật. Bà ta bị giam tại trại giam Qiliqudongcheng Detention Center tại Shahe County, thành phố Beijing. Sau đó 4 tháng, chúng tôi được biết là đôi chân của bà ta bị tra tấn đến bị gãy.
Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, 28 tuổi, Cô Xu Lei, trước đây là nhân viên của Qingshan Credit Union tại Lin-an, Hangzhou City, Zhejiang Province, bị bắt trong khi lên Bắc kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2001. Công an tại Bắc kinh nhốt cô ta vào củi sắt cùng với 3 con chó săn của Đức.
Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, Anh Lin Shusen từ Bắc kinh, 30 tuổi. Anh ta bị công an bắt tại No.1 Department vào tháng 8 năm 2000, vì anh đang in tài liệu giảng rõ sự thật. Toà án Chaoyang District Court kết án anh 3 năm tù ở. Anh bị đưa đi Qianjin Prison tại Chadian, Tianjin City (bây giờ gọi là Qianjin Prison của Qinghe Department, thành phố Beijing ). Để cưỡng bức anh ly khai với Pháp Luân Công, công an bắt anh thức, không cho ngủ trong nhiều ngày, cưỡng bức dự các lớp tẩy não…, nhưng vẫn không khuất phục được anh, và vì thế công an đã dùng ba tông điện để tra tấn anh.
Anh Lin kể rằng “Vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 2001, tên cai ngục Liu Boquan của Trại 6, và Xu và Đoàn trưởng Cai, cùng với các tên công an khác, bắt đầu tra điện anh bắng ba tông điện. Chúng không cần biết là tôi đã rất yếu, và toàn thân bị lở loét đầy mình, và tôi đã bị chúng tra tấn trong 15 ngày liên tục. Chúng dùng ba tông điện loại cao công suất 33, 000 vôn để tra tấn tôi liên tục trong vòng 5 phút vào đầu và cổ tôi. Thấy rằng tôi không khuất phục chúng, chúng càng trở nên dữ tợn hơn. Chúng mượn cả một giỏ ba tông từ các đoàn, nhóm khác. Tất cả công an đang có mặt tại trại 6 đều đến đó để tra tấn tôi. Mỗi một tên cầm một hay hai cây ba tông và tiếp tục tra tấn tôi. Chúng đè tôi xuống, còng hai tay tôi ra sau, căng hai chân tôi, giữ chặt đầu, bụng, cổ và bụng dưới của tôi. Với hàng ngày vôn điện, chúng liên tục tra tấn tôi. Cả khu đó khét lẹt mùi khói cháy da thịt của tôi. (Xin xem https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/14/48052.html)”
Một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ thành phố Daqing, Heilongjiang Province bị bắt cóc vào tháng giêng năm 2002 tại Thiên an môn. Công an đưa cô ta đến Dongcheng Detention Center. Sau 8 ngày tuyệt thực, cô ta bị lừa dối là sẽ đưa cô ta đi bệnh viện để khám nghiệm tại Bệnh viện Bắc kinh. Nhưng, cô ta thực ra bị đưa xuống một hầm tối. Hầm này đầy những dụng cụ tra tấn và có gắn máy hình để theo dõi và mi-crô phôn. Còng và xích được đặt tại mổi giường. Những tiếng thét gào và tiếng đánh đập, tiếng tra điện vang dội khắp nơi. Cô ta mô tả cảnh tượng này như sau: “Có rất nhiều công an tay cầm ba tông điện và chửi bới om sòm, giống như quỷ dưới địa ngục. Bọn chúng cưỡng bức các đệ tử ăn uống một cách rất dã man, tiêm nhiều loại thuốc độc hại vào người, dùng ba tông điện để tra tấn, đấm đá, và còng chặt các đệ tử vào giường. Các đệ tử không được động đậy, thậm chí không được dùng nhà vệ sinh… Hai hay ba tên công an đến và bắt buộc tôi vào một cái giường, chửi bới và kéo tóc tôi, cưỡng bức tôi ăn bằng mũi của tôi. Bọn chúng không đút được cái ống vào miệng tôi, vì thế chúng kéo ống ra và cố gắng đút vào lổ mũi của tôi làm cho tôi quá đau đớn đến nổi ói mửa. Chúng không rút ống ra, không cho tôi kêu la, nói và rất khó thở.”
Ông Li Yuanchun là một giảng viên tại Central National University. Vì ông thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nhiều lần, không những thư từ của ông bị giữ, ông ta còn bị giam giữ tại Qinghe Detention Center của Haidian District và Tuanhe Labor Camp. Các tên cai ngục doạ nạt ông nói là “Hoặc là mày sẽ bị chết nếu không là mày sẽ điên loạn”.
Nếu tất cả những dữ kiện khủng khiếp ở trên vẫn còn làm tôi tưởng tượng như mình đang ở một hành tinh nào, thì trường hợp sau đây sẽ đánh thức tôi về với thực tại của chính sách khủng bố đẫm máu, tàn nhẫn, vô lương và bắt tôi phải suy nghĩ mỗi khi tôi thấy một món hàng, một chiếc áo len với nhãn hiệu “made in China”.
Một lão bà, khoảng lục tuần, tại Sanlitun, Chaoyang District, và là một công nhân đã về hưu. Vào chiều ngày 4 tháng 2 năm 2002, bà ta bị bắt trong khi thăm viếng một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp khác. Công an lùng sục nhà cụ và đưa cụ đi trại cưỡng bức lao động. Trước hết công an tra tấn cụ ta, sau đó cưỡng bức cụ tham gia lớp tẩy não, và cuối cùng cưỡng bức lao động. Cụ ta phải đóng bao hơn 300, 000 đôi đủa trong vòng 40 ngày, nếu không cụ ta sẽ không được ngủ hay tắm. Sau đó, cụ ta bị đưa đi trại Daxing Womens Labor Camp, nơi mà cụ ta bị bắt dệt áo len, khăn quàng cổ, bao tay, và áo len cho chó. Cụ kể lại “Những món hàng này được xuất khẩu và có phẩm chất tốt. Những công việc này gây tay, chân, lưng của tôi bị đau nhói, thậm chí ghẻ lỡ dưới mông của tôi. Công an không cho chúng tôi đứng lên hay đi lại chút nào cảo. Công an và tù nhân thường hay đánh đập chúng tôi như là việc làm thông thường của họ”.
Nụ cười tươi của Bà Wang làm tôi cảm động. Có thể câu chuyện của bà ta không có máu me như những câu chuyện tra tấn, đánh đập ở trên. Nhưng có bao nhiêu câu chuyện có thật “quá bình thường” như thế đang xảy ra tại Bắc kinh? Trong hơn 5 năm qua, chính sách khủng bố Pháp Luân Công đã biến Bắc kinh thành một thành phố kinh hoàng.
Ghi chú: “Phòng 610” Một cơ quan được thành lập đặc biệt để bức hại, khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công. Nó được toàn quyền, hơn mọi cơ quan chính phủ, của đảng, của địa phương khác, vì dễ dàng cho chúng bức hại, đàn áp Pháp Luân Công.
11-8-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/12/81549.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/14/52430.html.
Dịch và đăng ngày 15-9-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.