Bài của một đệ tử Trung quốc

[Minh Huệ] Tôi hỏi các đệ tử khác và cả tôi nữa “Trong tất cả các bài giảng của Sư phụ, bài nào các bạn có thể đọc thuộc lòng nhất?”. Câu trả lời nhiều nhất là “Luận Ngữ”. Và tôi hỏi tiếp “Trong tất cả các bài giảng của Sư phụ, bài nào là khó học thuộc nhất?”. Nhiều người trả lời là “Luận Ngữ”. Tại sao? Lý do rất đơn giản. Chúng ta học thuôc làu Luận Ngữ đến nỗi mỗi khi đọc Luận Ngữ, rất khó khăn cho chúng ta tập trung tư tưởng của mình. Đôi khi, chúng ta đọc Luận Ngữ như tư tưởng chúng ta nhảy lung tung. Vậy thì thật sự chúng ta có đọc nó không? Chỉ có mỗi cá nhân chúng ta mới biết rõ điều này.

Đối với các đệ tử còn đang bị giam giữ, hầu hết đều học thuộc lòng và đọc Luận Ngữ. Trước khi tôi bị bắt, tôi học thuộc lòng nhiều bài giảng của Sư phụ và hai bài giảng đầu tiên trong Chuyển Pháp Luân. Tuy nhiên, đối với tôi, dường như học thuôc Luận Ngữ không hay bằng những bài khác của Sư phụ; vì thế, tôi không để ý nhiều tới việc học thuộc Luận Ngữ.

Một đêm, khoảng hai tháng sau khi tôi bị bắt giam tại trại cưỡng bức lao động, tôi có một giấc mơ. Trong giấc mơ, tôi đến một tiệm sách và cầm lên một quyển sách. Quyển sách nói về âm nhạc. Trong đó có một tấm hình, và người nhạc trưởng đang điều khiển một giàn đại hoà nhạc. Khi tôi nhìn kỹ vào tấm hình, nó hiện ra như thật. Nó giống như màn ảnh TV và tôi cảm thấy như là một buổi hoà nhạc sống.

Sau đó một thời gian tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của giấn mơ.

Chúng sanh trong những không gian khác có nhiều cách và khả năng khác nhau để liên lạc với nhau. Qua khỏi không gian của chúng ta, môi trường và tiềm năng mà Pháp dựng nên cho các chúng sinh ở đó khác với ở đây. Đó là tại sao tấm hình mà tôi thấy trong giấc mơ có đủ cả âm thanh, hình ảnh, và rất là sống động.

Vậy thì các không gian mà còn cao hơn đó nữa ra sao? Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân rằng:

Một khi các Giác Giả gặp mặt, hai người chỉ [cần] mỉm cười, liền hiểu nhau ngay. Bởi vì đây là truyền cảm tư duy không dùng âm thanh; điều tiếp nhận được có mang theo âm thanh lập thể. Khi họ mỉm cười, thì ý kiến đã trao đổi xong rồi.” — Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba

Bây giờ tôi mới biết rằng một nụ cười chứa đựng hàng tấn của những thay đổi trong cấu trúc và hàng ngàn năm lịch sử, và những không gian bên dưới cũng trải qua hàng tỉ kiếp (hàng triệu kiếp; một kiếp dài 2 tỉ năm; ở đây chúng ta dùng số để dể hiểu) và những sự đổi mới. Tất cả những điều này chỉ chứa đựng trong một nụ cười. Trí huệ và công năng của hai đấng giác ngộ đó vượt quá sự tưởng tượng của tất cả chúng sanh ở những tầng cấp thấp hơn họ.

Sư phụ truyền Pháp trong xã hội người thường. Điều này rất là khó cho Sư phụ và sự thiếu sót, hạn chế của ngôn ngữ người thường, và khi dùng nó để giải thích những chân lý sâu xa của Pháp mà thậm chí các thần trong quá khứ cũng không biết rõ.

…dùng ngôn ngữ con người để biểu đạt Pháp lý cao thâm thật là khó.” — Tinh tấn yếu chỉ 2, Xử dụng tuỳ ý

Như tôi được hiểu, cái khó khăn này không chỉ cho Sư phụ, mà còn đối với các đệ tử khác nữa vì những thói quen, quy ước mà chúng ta đã tích lũy, sử dụng trong hàng ngàn năm qua đều trở thành những bức tường ngăn cản chúng ta hiểu biết thật sự về Pháp.

Ví dụ như, Sư phụ giảng về vũ trụ trong Luận Ngữ. Khi tôi thấy, đọc, hay học thuộc lòng từ ngữ này trước đây, tôi thường hiểu nó dựa trên sự hiểu biết của tôi về vũ trụ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của tôi bao gồm những kiến thức, định nghĩa bởi khoa học hiện đại, cảm giác mà tôi có khi tôi thấy, và ngay cả những điều mà gọi là “trí huệ” có được sau bao nhiêu năm trong nhiều kiếp của tôi trong quá khứ. Thật không dễ để thấy rằng chúng ta đang dùng những thói quen, quy ước củ để hiểu Pháp vì tất cả điều đó đã trở thành thói quen. Khi tôi học thuộc Luận Ngữ trước đây, tôi đọc mà đầu tôi không nghĩ về điều gì khác. Đó là bởi vì tôi đã dùng những quy ước, thói quen củ của tôi để phán xét mọi thứ, kể cả Luận Ngữ. Tôi biết rằng Luận Ngữ là hàm ý của cả quyển Chuyển Pháp Luân, nhưng tôi chỉ có hiểu những chân lý của Pháp này trên bề mặt mà thôi.

Dần dần tôi mới hiểu được cái khó khăn mà Sư phụ đã vượt qua để giúp đỡ chúng ta! Sư phụ dùng ngôn ngữ thế gian để giải thích tất cả những hiện tượng trên toàn vũ trụ. Tôi bắt đầu có những cảm giác hoàn toàn khác lạ khi tôi học thuộc Luận Ngữ. Sư phụ nói trong Luận Ngữ rằng:

‘Phật Pháp’ cho phép nhân loại thấu triệt thế giới vô lượng vô biên” — Luận Ngữ

Chúng ta đã được chỉ rõ mọi thứ, và bây giờ hoàn tòng tuỳ thuộc vào chúng ta. Mức độ Sự thật mà chúng ta có thể thấy được hoàn toàn tuỳ thuộc vào những chấp trước mà chúng ta dứt bỏ được. Tôi cảm thấy rất thích thú đọc thuộc lòng Luận Ngữ nhiều lần. Nó làm cho những ngày dài, khổ cực tại trại cải tạo của tôi thú vị, và ngắn lại. Rồi từ đó tôi bắt đầu thấy hạnh phúc mỗi khi đọc thuộc Luận Ngữ. Tôi thấy không có khó khăn nào cả.

Thanh trừ quan niệm đã biến dị của khoa học hiện đại

Điều lợi đầu tiên mà tôi có được khi tôi học thuộc Luận Ngữ là tôi có thể dứt bỏ được những ý niệm sai lầm, tuột dốc của khoa học hiện đại. Tôi là một kỹ sư điện toán. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi rất thích đọc những sách vở về khoa học để học hỏi thêm những điều mới. Trong thực tế, tôi trở nên thích thú hơn về tu luyện khi tôi đọc được một bài chia sẻ kinh nghiệm viết bởi môt đệ tử cũng là một khoa học gia. Tôi biết tôi có rất nhiều nghiệp tư tưởng vì những quy ước củ của tôi về khoa học hiện đại. Mỗi lần khi khoa học gia đâm thọc Pháp, thì nghiệp tư tưởng của tôi cũng đồng ý với họ. Tôi cố gắng rất nhiều để chống trả lại, nhưng tôi nhiều lần thất bại.

Trong Luận Ngữ, Sư phụ có trực tiếp bàn đến chủ đích của khoa học hiện đại,

Tư tưởng chỉ đạo về nghiên cứu phát triển của khoa học nhân loại hiện nay chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất; sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu, [người ta cứ] theo lề lối ấy” — Luận Ngữ

Căn bản là, những quy ước củ là phải thấy trước rồi mới tin là được chôn sâu trong sự tìm cầu không giới hạn về những ích lợi thuộc vật chất, và nó hoàn toàn đi ngược lại với Chân Thiện Nhẫn, chân lý của vũ trụ.

Có tin rồi mới thấy” — Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp Hội Canada

Không chúng sanh nào có thể thấy được những chân lý và cảnh trí trên tầng cấp của họ, vì chỉ khi nào họ ở tại tầng cấp đó, họ mới có thể thấy sự hiện bày trong tầng cấp đó. Chỉ có lòng tin vào Sư phụ, tin vào Pháp, đặt tiêu chuẩn cao về đạo đức cho mỗi chúng ta theo những nguyên lý của Pháp, và dứt bỏ được những quy ước tuột dốc, cũ, thì chúng ta mới có thể nâng cao tầng cấp của mình và thấy những sự thật lớn, cao hơn. Nhìn từ khía cạnh này, thì hướng đi của khoa học hiện đại hoàn toàn sai trái.

Khi học thuộc Luận Ngữ, tôi cũng nhận ra nguồn gốc của khoa học hiện đại, lịch sử của người ngoài hành tinh, và quan hệ giữ Thế lực cũ và những thứ khác.

…máy tính dẫu phát triển đến đâu, cũng không thể sánh với bộ não người.” — Luận Ngữ

Tôi nhận thấy rằng không chúng sinh nào có thể tạo dựng được những sinh vật khác ở cùng tầng cấp của họ, nhưng một đấng giác ngộ có thể tạo được một vũ trụ chỉ dùng một ý niệm của họ. Điều này là vì trí huệ và công năng của họ có thể dùng để tạo dựng sự sống một cách tự nhiên từ những vi sinh vô cùng nhỏ bé. Người ngoài hành tinh cũng không thể tự họ tạo dựng nền khoa học hiện đại rất tiến bộ như vậy. Có một người thường nào có thể nâng cao công lực của họ bằng cách tập luyện một vài động tác bình thường? Có người ngoài hành tinh nào có thể chế tạo được những phi thuyền có thể đột phá vào những không gian khác, và trong khi đó họ đi ngược lại chân lý Chân Thiện Nhẫn? Không. Nếu không có những đấng giác ngộ trên cao bảo vệ và giúp đỡ, người ngoài hành tinh không bao giờ đạt được như thế. Nếu không họ cũng đã bị tận diệt từ lâu.

Khoa học kỹ thuật tiến bộ là nhờ những công trình nghiên cứu mà chúng ta dùng cũng từ sự hư ảo tương tự như những người thường chỉ múa mấy động tác mà muốn có được “huyền năng siêu phàm”, hay sự giàu có nhờ vào “làm việc nhiều”. Thật ra chúng chỉ là kết quả của những giao tiếp từ như vi sinh cực nhỏ với nhau được biểu hiện ở không gian ảo tưởng này.

Trải qua hàng ngàn năm đằng đẵng trong thế gian, hỏi thử mấy ai không bị lầm lạc trong ảo giác” — Chuyển Pháp Luân II

Sau khi đào sâu tận gốc rễ ý nghiệp của tôi, tôi bắt đầu phát Chính niệm để trừ diệt chúng hàng ngày. Chỉ trong vài ngày sau đó, những thứ xấu đó bị diệt gần hết và chúng không còn ảnh hưởng nhiều đến tôi nữa.

Đào sâu tận gốc của chủ nghĩa vô thần

Cái lợi thứ hai là tận diệt tận gốc rễ chủ nghĩa vô thần trong tâm của tôi. Tôi được giáo dục dưới chủ nghĩa vô thần trong mấy chục năm. Bị đầu độc như thế, thì tôi bị ảnh hưởng nhiều như thế nào rồi? Thật ra, nhiều người bị Thế lực cũ áp đảo, hay “giác ngộ” theo con đường tà ác vì bị thấm ngầm quá sâu trong chủ nghĩa vô thần. Trong những thời khắc quyết liệt, cái chủ nghĩa vô thần sẽ bộc phát ra. Chủ nghĩa vô thần căn bản là từ chối tính tự nhiên của con người, vì sự sống là dược dàn dựng bởi thần trên cao và chính vì lòng từ bi của họ. Từ chối sự hiện hữu của thần chính là từ chối nguồn gốc của sự sống, của con người và phản lại tính tự nhiên tốt đẹp, từ bi của chúng ta. Tôi tin rằng chủ nghĩa vô thần có là vì những đấng giác ngộ đã bị phạm tội. Vì không thấy được, họ không tin sự hiện diện của những chân lý của Pháp cao tầng, và nghĩ là những gì họ thấy, biết được là chân lý của vũ trụ. Họ trở nên kiêu ngạo. Những thứ này ngay tại thế gian này chính là chủ nghĩa vô thần. Tôi cũng nhận thấy rằng chủ nghĩa vô thần cũng có sự hiện diện vật chất của nó. Còn bao nhiêu thứ như vậy vẫn hiện diện trong những không gian của tôi? Thật ghê tởm nếu tôi không hoàn toàn tận diệt chúng. Chúng ta cần phải nhanh chóng phát Chính niệm để tận diệt chúng hoàn toàn.

Mỗi ngày, tôi thấy càng thích thú hơn học thuộc Luận Ngữ. Hàng ngày tôi có thêm được sự hiểu biết mới. Cái “khoái chí” mà tôi có được là áp dụng trong đời sống của mình vào với Pháp từ trong ra ngoài và từ ngay cội rễ của tôi đến nhục thân bên ngoài của tôi thì không thể diễn tả nỗi. Tôi nghĩ rằng các đệ tử khác có thể hiểu được điều này.

Điều gì đã ngăn cản tôi tu luyện tinh tấn hơn?

Sau một thời gian, tôi thấy rằng tôi không có thêm những hiểu biết mới mặc dầu tôi vẫn học thuộc Luận Ngữ và học Pháp. Tôi không thể nâng cao tầng cấp của mình nhanh như trước và tu luyện tinh tấn như trước nữa. Trước đó, khi tôi trải qua tình trạng này, tôi nghĩ nó cũng bình thường thôi vì tôi nghĩ rằng cái phần của tôi tu luyện xong là cách rời ra. Tôi có thể làm cho linh hồn của tôi tu luyện tinh tấn nếu tôi tiếp tục học Pháp và tập Công Pháp. Tôi chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các đệ tử khác. Nhiều bạn khác cũng có vấn đề tương tự như vậy. Tôi cảm thấy bất lực và chúng tôi không biết làm sao và bị chịu bế tắc trong hoàn cảnh này.

Cuối cùng tôi cảm thấy tôi cần phải suy nghĩ về vấn đề này một cách nghiêm chỉnh hơn. Việc gì đã ngăn cản tôi, không cho tôi tinh tấn hơn nữa?

…‘tự nhiên’ đó không hề tồn tại…Đạo Pháp, Tinh tấn yếu chỉ

Tôi bắt đầu thanh tỉnh trở lại, giữ chủ ý thức được rõ ràng, và thật sự tự xét bên trong mình. Chủ ý thức tôi lặng im nhìn toàn bộ sự việc. Sau đó tôi tìm thấy được một ‘cái tôi’ khác. Khi tôi học Pháp, ‘y’ cũng đang học Pháp và y cố gắng rất nhiều để tìm những hiểu biết mới và cao hơn. Tuy nhiên, ‘cái tôi’ thật sự đang ở đâu? Theo sự phán xét dựa trên Pháp, tôi bắt đầu hiểu rằng Pháp tạo dựng tất cả những tế bào và tất cả những vi sinh cực nhỏ ở những tầng khác nhau của cuộc sống của tôi. Tôi còn cần cái gì khác từ Pháp không? Không cần biết là tôi đang ở tầng cấp nào, trí huệ có cao đến đâu, hay công năng có siêu phàm đến đâu, nêú nhìn từ tầng cấp cao hơn, tôi chỉ là :

…do những phân tử nhỏ cấu thành; trông như những hạt cát, như những dạng hạt, luôn vận động…” — Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ hai

Vậy “tôi” đang ở đâu? Có phải Pháp đã tạo nên bất cứ cái gì của tôi không?

Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính” — Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất

Cái tôi thật sự là một thân thể với Pháp và không tìm cầu những điều mà tôi nghĩ tôi cần từ Pháp.

Chính Pháp đã giúp chủ ý thức của tôi phát hiện được những chấp trước của tôi. Khi học thuộc Luận Ngữ, tôi hoàn toàn nhập cả ‘cái tôi’ vào đó. Giống như một mảnh bào cưa rơi vào nồi nấu thép, ‘cái tôi’ hoàn toàn nhập vào đó, có thể là nó trung chánh hay không và có thể là nó có phải là từ tính tự nhiên của tôi không, có phải những gì tôi học được từ Pháp hay không và sau đó tôi được biết rằng tôi không giữ lại cái gì và cũng không tìm cầu cái gì. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy thật hạnh phúc như thế nào khi thật sự ‘đồng hoá với Pháp’. Sau đó, khi phát Chính niệm, tôi không còn cố gắng tập trung vào đọc câu thần chú Phát Chính niệm mà Sư phụ dạy chúng ta nữa. Thay vào đó, tôi cảm thấy tự tôi biến thành những câu thần chú đó, “Pháp Chánh càn khôn, Tà ác toàn diệt”. Chính niệm của tôi vô tận và hằng hà vô số, bao phủ cả toàn vũ trụ, lan toả ra mọi phía và bao phủ tất cả.

“À, học Pháp đúng ra là như thế!”

Tôi có thể cảm thấy mỗi ngày tôi càng thay đổi hơn. Khi tôi nhìn lại quá khứ, tôi không còn nhận ra mình nữa. Dường như tôi đã bắt đầu một cuộc đời mới, toàn bộ những thay đổi lớn như vậy chỉ trong vòng 1 tháng. Tôi không tự chế được nữa, chỉ biết thở dài “À! Học Pháp đúng ra là như thế!

Trong quá khứ khi tôi học Pháp, tôi cũng biết là những thứ tôi nhìn được từ đôi mắt này là giả. Vậy thì cái gì là thật?

…[Khi] thiên mục khai [mở], thì có thể phóng đại những thứ ấy mà nhìn” — Chuyển Pháp Luân

Ví dụ như, một người có tâm ý xấu trong không gian này có thể là những ma qủy khi chúng ta nhìn bằng thiên mục của chúng ta, trong khi đó, trong những không gian vi tế khác, chúng bị điều khiển bởi những đấng giác ngộ. Tầng cấp của thiên mục càng cao, càng nhìn được “chân tượng” của mọi thứ. Vậy thì chúng ta nên giải quyết việc này như thế nào? Trước hết, nếu thiên mục của tôi không nhìn thấy được gì cả? Thứ hai, mặc dầu tôi có thể nhìn thấy bằng thiên mục, ai bảo đảm là những gì mình thấy là sự thật? Những thần của Thế lực cũ cũng có rất nhiều công năng. Họ có thể thấy, biết và thay đổi mọi sự việc những tầng bên dưới của họ, nhưng họ thật sự có thấy được sự thật không?

Sư phụ dạy chúng ta nên nhìn tất cả các vấn đề bằng Chính niệm :

Mọi thứ trên vũ trụ đều được tạo thành bởi chân lý của Pháp là Chân Thiện Nhẫn. Tất cả sự việc và mọi thứ của sự sống hiện hữu tại vũ trụ đều có tính chất Chân Thiện Nhẫn” — Pháp Luân Phật Pháp, Giảng Pháp tại Miền Trung Tây Hoa kỳ

Tất cả sự thật của những việc đang hiện bày trước mắt chúng ta, cái gì chúng ta cảm nhận được, hay không cảm nhận được? Không phải tất cả chúng đều mang đặc tính Chân Thiện Nhẫn hay sao? Mặc dầu Sư phụ không khắc 3 chữ này vào trong mắt chúng ta, nếu chúng ta thật sự phán xét mọi thứ dựa trên 3 chữ này, có phải chúng ta cũng có thể nhận thấy được cái chân của mọi sự việc sao? Và đó chính là sự trung chánh nhất của “Chính niệm”

Mùa đông năm đó, tôi bị khóa chặt trong một xà lim lạnh nhất trong trại cưỡng bức lao động vì tôi từ chối không chịu tẩy não. Bởi vì bị khủng bố quá lâu, tôi trở nên rất yếu và bị đau bao tử dữ dội. Có một ngày, khi nhiệt độ tự nhiên xuống hẳn. Gió lạnh cộng với những cơn đau thấu xương làm tôi vô cùng đau đớn. Nhưng khi tôi bình tỉnh lại và xét vấn đề bằng Chính niệm, tôi chợt hiểu rằng cho dù hoàn cảnh chung quanh có khó khăn đền mấy, vẫn không có gì vượt qua sự điều khiển của Chân Thiện Nhẫn.

Thật ra, bất cứ điều gì đi ngược lại tính chất Chân Thiện Nhẫn sẽ tự nó bị phá huỷ vì tất cả những gì có sự sống và vật chất, và có trí huệ và khả năng, đều được tạo thành bởi những vi sinh cực nhỏ và chúng cũng mang những tính chất này. Ði ngược lại những chân lý của vũ trụ, tự nó sẽ bị huỷ diệt. Khi những người có tâm địa xấu xa ganh ghét, phỉ báng Pháp và Sư phụ, khi những người đó không biết rõ sự thật, đem thù ghét, chống đối Pháp, và khi những sinh mệnh cao tầng đã tuột dốc bắt đầu dựng nên cái gọi là “khảo nghiệm” với Pháp, chúng đang phản bội Pháp và thật ra đang tiêu hủy bởi vì cuộc sống của chúng đã được Pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, Pháp và Sư phụ vẫn còn đang mở rộng lòng tư bi cho họ, cho họ thêm được một cơ hội nữa. Còn gì từ bi hơn nữa! Ngôn ngữ thế gian không đủ để diễn tả lòng từ bi bao la này!

Tôi cảm thấy không có niềm vui nào bằng khi nghĩ về điều này với Chính niệm. Tất cả mọi thứ, bao gồm cả mùa đông giá buốt này, cả mùa hè đỏ lửa, những ánh nắng, những cây xanh, những người tốt, kẻ xấu, và ngay cả cái xà lim lạnh lẻo cùng với tất cả các dụng cụ dùng để tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công đều là những thứ dùng để diễn kịch. Không có gì có thể phân chia Pháp được. Ðối với tôi, “Pháp” không còn chỉ là những quyển sách kia. Mà là, chính thân thể tôi, lớp này đến lớp khác của những tế bào bao bọc tôi, tất cả các vật chất khắp mọi nơi, và cùng vô số, vô biên cấu trúc vượt xa sự tưởng tượng của tôi, tất cả đều là những tinh thể của Pháp! Nhìn vào tất cả những thứ này, tôi ứa nước mắt.

Kỳ thực, “Phật Pháp” không chỉ là những gì ít ỏi trong kinh sách, vốn chỉ là Pháp của tầng sơ cấp của “Phật Pháp”. “Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót. Nó là đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, [là] những luận thuật khác nhau của các tầng khác nhau; [Nó] cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.” — Luận Ngữ

10-8-2003

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/8/11/55469.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/8/29/39644.html.

Dịch ngày 19-7-2004, đăng ngày 20-7-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share