Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Nội Mông Cổ, Trung Quốc
[MINH HUỆ 3-10-2017] Trong khi bà Đường Lệ Văn, 76 tuổi và người con trai thứ hai vẫn bị cầm tù phi pháp bởi tu luyện Pháp Luân Công thì chồng bà qua đời, còn con trai lớn của bà, người bị rối loạn tinh thần bị bỏ bơ vơ tự chăm sóc bản thân. Cả hai người họ đều không biết hung tin này.
Bà Đường đã bị bắt giữ sáu lần kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Gia đình bà phải chịu đựng áp lực rất lớn về tinh thần, thể chất và tổn thất tài chính nghiêm trọng.
Hiện bà Đường vẫn đang bị giam trong Nhà tù Nữ thành phố Hồi Hột và con trai bị giam trong Nhà tù Bảo An Chiểu.
Lần bắt giữ gần đây nhất
Vào tháng 5 năm 2015, bà Đường và con trai thứ đã đệ đơn lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Toà án Nhân dân Tối cao để kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Quan chức địa phương liền có động thái trả đũa bằng cách, khi con trai bà mua một chiếc xe hơi, họ đã lắp một hệ thống cửa từ ở khu dân cư nơi họ ở và cần phải quẹt thẻ từ mỗi khi ra vào. Nó đã được gỡ bỏ sau khi hai mẹ con bà Đường bị bắt giữ, rõ ràng cảnh sát đã dự mưu từ trước.
Ngày 6 tháng 9 năm 2015, bà Đường, con trai và hai học viên khác đã bị bắt giữ vì nói với mọi người chân tướng Pháp Luân Công và cuộc đàn áp của chế độ cộng sản. Bà và con trai bị kết án lần lượt tám năm và bảy năm tù.
Những lần bức hại trước đó
Năm 1997, bà Đường bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Sau khi tu luyện, mọi vấn đề sức khoẻ của bà đã biến mất. Bà đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm sau khi cùng với các học viên khác đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương khi Giang Trạch Dân phát động cuộc chiến dịch bức hại pháp môn vào năm 1999.
Bà Đường đã bị bắt giữ hơn năm lần và nhà bà bị lục soát liên tục sau khi được trả tự do vào năm 2001.
Bà từng bị trói vào “giường chết” trong chín ngày, bị đánh đập vì hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và bị xích trong hai tuần. Răng của bà bị gãy và tóc bị rụng.
Bà đã tuyệt thực trong chín ngày.
Tái hiện cảnh tra tấn: Giường chết
Ngày 4 tháng 1 năm 2008, bà Đường lại bị bắt giữ vì phân phát tài liệu Đại Pháp. Bà bị tra tấn tại Trại tạm giam Hà Tây, thành phố Thông Liêu trong chín tháng bị giam giữ ở đó.
Các lính canh đã ép bà phải vác một tấm bảng bằng gỗ lớn, còng tay bà vào ống sắt, và bức thực bà bằng nước muối và các chất không rõ nguồn gốc. Khi bà yếu đi, họ đưa bà đến Bệnh viện Truyền nhiễm Thông Liêu.
Toà án Khoa Khu đưa bà ra xét xử vào ngày 21 tháng 8. Phiên xử được tổ chức trong trại tạm giam vì bà ở trong tình trạng sức khoẻ kém do bị tra tấn.
Bà Đường bị kết án bảy năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ thành phố Hồi Hột. Bà bị ép lao động nặng nhọc trong nhiều giờ liền và cưỡng chế tẩy não bằng cách mỗi ngày bắt bà phải đọc những lời lăng mạ Đại Pháp.
Các lính canh đã xúi giục tù nhân bức thực các học viên bằng thuốc mỗi khi huyết áp của họ chỉ hơi tăng cao, đây là điều phổ biến ở những người lớn tuổi.
Người chồng già qua đời vì đau buồn
Khi bà Đường bị giam chín tháng trong trại tạm giam Hà Tây năm 2008, chồng bà, ông Vương Cửu Ngũ, khi đó 78 tuổi đã bị công an và người của ủy ban dân cư đến sách nhiễu và giám sát chặt chẽ.
Ông Vương đã từng đi 800 dặm để thăm vợ tại Nhà tù Nữ Hồi Hột vào năm 2010. Một lính canh đã từ chối cho ông gặp vợ dù ông đã van nài rất nhiều. Ông đã bán nhà để giúp bà được tự do.
Năm 2015, khi vợ và con trai ông bị bắt giữ thì ông đã 85 tuổi. Ông đã cố gắng kháng cáo nhiều lần lên các ban ngành liên quan, gồm có đồn công an, Viện kiểm sát và toà án. Ông cũng thuê một luật sư để biện hộ nhưng vô dụng.
Lần này ông không thể chịu đựng nổi nữa và đã ngã bệnh vào tháng 12 năm 2016. Mỗi khi tỉnh dậy, ông khóc và không ngừng nói: “Họ thật ác quá…”
Ông đã qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 2017.
Người mẹ 90 tuổi của bà Đường cũng đã qua đời trong đau buồn vào năm 2008 khi con gái bị bắt giữ và kết án.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/3/354572.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/13/166048.html
Đăng ngày 6-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.