[MINH HUỆ 19-5-2017] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi rất vinh dự được chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Bài chia sẻ của tôi có tựa đề “Chạy nước rút để bắt kịp”.

Trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ Quốc”, Sư phụ giảng:

“… [mà chư vị] đã từng nghĩ chưa, thời gian này cấp bách như vậy, những người tu chưa tốt thì sẽ làm sao? Có người còn có cơ hội, có người đã thậm chí ngay cả cơ hội cũng chẳng có; có người vẫn tới kịp, đối với một số người mà giảng thì chư vị chỉ có thể chạy [mới kịp],”

Khi mới bắt đầu đắc Pháp thì một trong những lý do chính mà tôi muốn tu luyện là vì tôi có thể nhanh chóng đạt viên mãn và rời đi. Những ai tinh tấn có thể đạt viên mãn trong hai năm. Tuyệt quá, vậy thì tất cả những gì tôi cần phải làm là tinh tấn. Tôi đã in một bản bài “Chân tu” của Sư phụ và dán ở đầu giường. Đây là thiên kinh văn mà tôi sẽ đọc đầu tiên vào buổi sáng và đọc cuối cùng trước khi tắt đèn đi ngủ. Tôi mang cuốn Chuyển Pháp Luân theo bên mình khắp mọi nơi, và luôn chọn cái áo khoác có túi vừa nhất để đựng quyển sách. Nếu đang lái xe, tôi sẽ mở nghe chín bài giảng của Sư phụ. Luôn như vậy. Nếu rảnh rỗi, tôi sẽ giúp sao chép các bài giảng cho những người khác. Tôi ghét diễu hành, nhưng các học viên đã tổ chức chúng để giới thiệu Đại Pháp nên tôi sẽ tham gia. Tôi cũng sẵn sàng đến các hội chợ sức khoẻ để hồng Pháp, lái xe đến chỗ này, hay bay đến chỗ kia, không sao cả. Càng đau đớn về thể chất thì máu mà có nghiệp lực càng được thanh lọc, càng đau khổ và càng chịu áp lực tinh thần thì càng tốt. “Sư phụ, tình huống còn tệ hơn nữa thì con vẫn có thể chịu được!” “Những thống khổ hãy cứ mau tới. Con xin cảm tạ Sư phụ!” Tất cả sẽ không thành vấn đề vì tôi sẽ đạt viên mãn trong hai năm.

Những chuyện này là vào năm 1998, một năm trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Tuy nhiên, khi cuộc bức hại diễn ra, tôi đã quên mất mục tiêu hai năm của mình. Chúng sinh cần được cứu và tà ác phải bị tận diệt. Tôi hồi tưởng lại đêm 19 tháng 5 năm 2001. Đó là ngày Sư phụ giảng Pháp tại Ottawa, Canada và giảng cho chúng ta cách phát chính niệm. Khi trở về khách sạn, tôi nằm vật xuống giường và khóc vì tôi biết rằng có rất nhiều sinh mệnh sẽ bị chúng ta tiêu diệt. Tôi nói thật lớn để sinh mệnh nào cũng có thể nghe thấy: “Đừng làm vậy, hãy nghe lời Sư phụ của ta vì nếu không ta sẽ tiêu diệt các ngươi!” Tôi đã quyết định đợi cho đến khi tôi có thể chính thức tuyên bố trước toàn thể chúng sinh, tôi mới tiếp tục phát chính niệm. Khi trở về Toronto, tôi đã viết thư tới tất cả chúng sinh và đi đến một vách núi rất cao đưa mắt quan sát một trong những hồ nước lớn của Bắc Mỹ. Tôi không còn khóc nữa mà đã dõng dạc đọc lớn bức thư của mình. Giấy và mây toả ánh vàng kim lấp lánh. Khi những đám mây nhẹ nhàng tụ tập ở phía trước vách núi, tôi tin rằng thính giả đã tới. Tôi yêu cầu họ không được tiếp tục can nhiễu vì chúng tôi, những đệ tử Đại Pháp, sẽ không lãng phí thời gian theo lời Sư phụ phát chính niệm thanh lý những sinh mệnh ở không gian khác mà cần bị tiêu diệt.

Khi nhìn lại quãng thời gian đó, tôi nhớ mình từng là một người khác. Tôi là một chàng trai trẻ tuổi không có gánh nặng trách nhiệm hay tài sản nào. Tôi chỉ có Pháp và hàng ngày đắm mình trong Pháp. Nếu tôi không thể đọc, nghe, hay nhẩm Pháp, thì tôi sẽ chỉ liên tục thanh lý bản thân như chúng ta làm trước khi phát chính niệm. Nhưng khi kỳ hạn hai năm của tôi đến, rồi đi, và Chính Pháp đã tiến tới, thì tôi bắt đầu vật lộn chạy theo.

Trong bài “Vứt bỏ tâm người thường và kiên trì thực tu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ giảng:

“Bảo trì truyền thống của Đại Pháp, duy hộ nguyên tắc tu luyện của Đại Pháp, kiên trì thực tu là khảo nghiệm trường kỳ đối với từng vị đệ tử Đại Pháp.”

Mỗi lần đọc đoạn đó tôi lại suy nghĩ. Tôi thực sự không thể ngộ được. Tôi tự hỏi “trường kỳ” nghĩa là sao? Liệu tất cả chúng ta có thể làm được điều đó không? Suy nghĩ này thật đáng sợ và tôi chưa bao giờ từng hướng nội về nỗi sợ hãi này. Tôi còn chưa từng nghĩ rằng tôi nên làm điều đó. Nó nghiêm trọng đến nỗi tôi không muốn nhìn vào nó.

Tôi tham dự khoá giảng 9 ngày lần đầu tiên cùng với hai người bạn thân không phải là học viên. Giữa khóa học, một người nói với tôi rằng tôi là một trong những người tự cho rằng mình rất đặc biệt. Họ thậm chí nói đi nói lại rằng Sư phụ cảnh báo chúng ta không thể có thái độ này. Mặc dù tôi biết họ nói đúng, nhưng tôi đã không lắng nghe mà vẫn ôm giữ chấp trước này. Nay quay lại nhìn, tôi thấy chấp trước này liên quan đến chấp trước vào “mục tiêu hai năm” của tôi. Thực chất, tôi đã chấp trước vào thời gian và quan niệm tự đại của mình.

Sư phụ đã cố gắng giúp tôi ngay từ lúc tôi mới bước vào tu luyện nhưng tôi đã không nghe. Về sau, bất kỳ sự thành công lớn nhỏ nào của tôi trong tu luyện đều nuôi dưỡng cho chấp trước đó. Thực chất, đó là ma tính đã càng ngày càng lớn mạnh. Thậm chí nó còn tìm cách giải thích rằng giữa tôi và kết quả tốt là có quan hệ, cho dù kết quả tốt đó có xa xôi thế nào đi nữa. Và nếu như tôi thấy Sư phụ mỉm cười, tôi lại tin rằng đó là sự công nhận đối với tôi chứ không phải là Sư phụ đang khuyến khích tôi tu luyện. Dần dần tôi mất đi động lực và từ bi để cứu độ chúng sinh. Lúc ấy, tôi đã không nhận ra điều này, hơn nữa, trạng thái tu luyện của tôi đã trở nên rất kém.

Khi đó, Sư phụ yêu cầu tôi trợ Sư chính Pháp nhưng tôi đã không thể làm được. Sư phụ cần một người dẫn chương trình cho Shen Yun, và khi Sư phụ kiểm tra trình độ tiếng Trung của tôi, thì nó không đủ tốt. Trước đây tôi đã có nhiều cơ hội và đủ thời gian để học nhưng tôi đã không làm. Thay vào đó, tôi đã khiến Sư phụ thất vọng. Khi tôi được hỏi vì sao tôi không học, thì lần đầu tiên trong đời, tôi không nói được gì và không có câu trả lời. Trong toàn bộ quá trình tu luyện của tôi, Sư phụ đã chăm sóc và làm rất nhiều cho tôi. Vậy mà lần này, tôi được đặc biệt yêu cầu đi làm một sự kiện thì tôi lại không làm được. Tôi rất thống khổ và chỉ muốn ngủ thật nhiều để không phải cảm thấy sự đau khổ trong tâm. Quan trọng nhất là tôi khỏi phải suy nghĩ về câu hỏi “Tại sao bạn không học?” Điều này có quan hệ đến sự tu luyện của tôi và tôi đã không muốn nhìn thẳng vào nó. Nó thật sự rất đau đớn, và tôi đã chạy trốn khỏi nỗi đau và sự tu luyện của mình. Dần dần tôi kiếm cớ để không đến học nhóm Pháp lớn và các hoạt động khác. Tôi không ngừng cố gắng tu luyện, nhưng những nỗ lực của tôi chỉ là những hiểu biết hời hợt để được cảm thấy tốt hơn, mà không hoàn toàn đối diện với chấp trước của mình. Đó là tâm ích kỷ muốn cảm thấy được thoải mái.

Tôi bắt đầu trốn tránh bằng cách xem các chương trình truyền hình mà tôi lẽ ra không bao giờ xem, rồi tôi lại trốn tránh bản thân bằng cách xem hết phim này đến phim khác. Đôi khi, tôi còn xem hai bộ phim liên tiếp. Khi Internet phát triển, tôi càng ngày càng bị mê lạc vào trong đó. Tôi trở nên buồn bực và nóng nảy. Với nhiều năm tu luyện, tôi đã nhận thức ra nhiều Pháp lý giúp tôi vượt qua khó khăn, nhưng vì không hòa tan trong Pháp một cách sâu sắc và thực sự tu luyện nên tôi đã không tu xuất được tâm từ bi. Từ một hành khách trên thuyền Pháp của Sư phụ, tôi đã trở thành một người bị rớt lại và đang cố nắm lấy một sợi dây thừng trong khi bị va đập mạnh vào cạnh thuyền với những con sóng lớn liên tục ập đến.

Một ngày nọ, vợ tôi giục tôi đến một điểm học Pháp lớn. Một học viên lâu năm nhìn thấy tôi. Anh mỉm cười và nói với tôi bằng một sự quan tâm nghiêm túc: “Anh thế nào?” Anh vốn là một người hài hước nhưng lần này ánh mắt của anh rất buồn. Tôi biết lý do vì sao, và anh đã đánh tan đi tất cả chấp trước của tôi. Tôi mở lòng và nói với anh rằng tôi đã không làm tốt và tại sao lại như vậy. Anh ân cần lắng nghe và chân thành khuyên tôi nên dần dần quay trở lại với Đại Pháp.

Đó là vào khoảng sáu năm về trước. Lúc đó, tôi đã có thành tựu nhất định trong sự nghiệp ở thành phố New York, một người vợ và hai đứa con. Khi có vấn đề phát sinh, thì việc dành cả ngày để học Pháp không còn dễ dàng đối với tôi. Cuộc sống của tôi phức tạp hơn gấp 10 lần ở một nơi cũng phức tạp hơn gấp 10 lần so với chỗ ở cũ của tôi. Trong khi đó, thời gian lại không chờ đợi ai.

Chuyện kể trên đã xảy ra nhiều năm trước khi Sư phụ bảo chúng ta phải chạy nước rút. Tôi chỉ biết cố gắng để vực dậy và đứng vững trên đôi chân của mình. Tôi vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bản khiến mình gặp vấn đề này. Sau này, khi làm hết hạng mục này đến hạng mục khác, cái nào cũng đòi hỏi nỗ lực ngày càng lớn, tôi đã dần dần trở lại với tu luyện thời kỳ Chính Pháp. Nhưng khi bạn không theo kịp, thì kỳ tích sẽ không xảy ra với bạn. Chỉ có cách tu luyện tinh tấn bạn mới có thể đạt tới tiêu chuẩn mới. Bạn phải bắt kịp với hành động trên bề mặt và tu bỏ các tâm chấp trước của mình. Nếu không làm tốt, thì bạn sẽ gây trở ngại cho các hạng mục và can nhiễu đến người điều phối. Mọi thứ đều vô cùng nghiêm túc.

Một lần, tôi được mời vào làm một hạng mục mà người điều phối đã từng công kích tôi một vài năm trước. Tôi đã không tin tưởng họ. Thực ra họ đã sai và còn lan truyền những gì không đúng về tôi. Tôi đã nguỵ biện một cách hoàn hảo cho việc không tin tưởng họ. Nhưng chúng ta không phải là người thường. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Và chỉ có một vài người trong chúng ta làm hạng mục này. Nếu tôi lựa chọn không làm một hạng mục chỉ vì người điều phối, thì cũng tựa như tôi nói với Sư phụ rằng an bài của Ngài không tốt, và rằng Ngài cần an bài một người điều phối khác cho tôi thì tôi mới có thể trợ giúp Ngài. Và cũng tựa như tôi nói với Sư phụ rằng liệu Ngài có thể chọn một người khác, loại bỏ tất cả nghiệp lực của họ và an bài việc tu luyện cho họ, v.v.. để họ có thể thích hợp với tôi, thì tôi sẽ trợ giúp được Ngài. Những suy nghĩ như vậy thật là hoang đường. Thực tế, chúng ta ở đây là trợ giúp lẫn nhau. Khi ngộ ra điều này, tôi đã có thể phó xuất cho bất kỳ hạng mục nào mà không còn quan trọng người điều phối là ai. Tại thời điểm đó, tôi đã rất minh bạch, rằng nếu thích hay không thích đều không quan trọng, thì cũng không cần phải tranh đấu. Vì vậy, tôi quyết định sẽ không bao giờ tranh đấu với đồng tu nữa.

Tôi là một chuyên gia về sức khỏe và rèn luyện thể dục. Tôi phải dạy cho mọi người cách làm thế nào để chạy nước rút. Đó là một trong những điều khó khăn nhất mà một người bình thường có thể làm. Bạn có thể bị đau tim, phổi bị thiêu đốt, cổ họng khô rát, đầu choáng váng, bạn có thể bị trật mắt cá chân, khụy gối, ngã, và thậm chí nôn mửa. Nhưng sự chạy nước rút trong tu luyện thậm chí còn khó khăn hơn, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng để bắt kịp. Hết thảy mọi thứ đều đến để ngăn cản tôi, trách nhiệm mà tôi phải gánh cũng không tự nhiên mà biến mất. Tôi cần phải tu luyện để phá tan trở ngại, tin tưởng vào Sư phụ và Ngài sẽ giúp tôi tiến nhanh hơn. Nhưng vẫn không có gì bảo đảm là tôi có thể làm được. Tôi đã cố gắng học tiếng Trung, và chỉ gần đây tôi mới nhận ra rằng tâm chấp trước vào sự thoải mái và chứng thực bản thân đã ngăn cản tôi cố gắng trong suốt những năm qua. Tôi chắc chắn rằng điều này rất rõ ràng đối với những người khác, nhưng tôi lại không thể đối mặt với nó. Tôi phải loại bỏ chấp trước vào thời gian, vì vậy tôi có thể loại bỏ chấp trước vào tâm tự đại và nhận ra rằng sự an nhàn thoải mái là một giả tướng. Những chấp trước này đã bị lợi dụng để khảo nghiệm và hủy hoại tôi và những chúng sinh mà tôi cần cứu.

Bây giờ, hàng ngày tôi đều học tiếng Trung, điều hành kinh doanh riêng của mình và làm việc trong các hạng mục Đại Pháp, mỗi ngày như vậy dường như là không thể. Tôi cảm thấy quá chậm và không có thời gian nghỉ ngơi. Chỉ bây giờ tôi mới có thể cảm thấy như vậy bởi vì tôi đang chạy nước rút. Tôi rất vinh hạnh có cơ hội chạy nước rút.

Hạng mục gần đây nhất mà tôi có vinh dự tham gia là trường trung học Phi Thiên ở phía Bắc New York. Tôi là một giáo viên thể dục. Mục tiêu của trường học này là mở cửa cho công chúng. Chúng tôi sẽ chào đón và khuyến khích trẻ em từ khắp nơi trên Hòa Kỳ và cả thế giới tới học tại trường. Tuy nhiên, nhóm trẻ đầu tiên hầu hết là các tiểu đệ tử Đại Pháp và 90% nói tiếng Trung. Điều này đã lập tức trở thành một thử thách, để xem chúng tôi có thể tạo ra một môi trường để thu hút người thường như thế nào. Đây cũng là phản ánh việc chúng tôi có thể phù hợp với trạng thái xã hội người thường và cứu độ họ hay không. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường đa dạng về ngôn ngữ với sự hiện diện mạnh mẽ của văn hóa Mỹ, mà cụ thể là tiếng Anh. Là một trong số ít người nói tiếng Anh bản xứ, tôi thấy mình có vai trò đặc biệt. Điều này thật khó chấp nhận khi mà hiện tại tôi đang có thử thách ghê gớm về việc học tiếng Trung. Tại sao tình huống này lại xảy đến với tôi?

Khi hướng nội tôi thấy mình có chấp trước học tiếng Trung và nó nuôi dưỡng các quan niệm rằng bản thân mình là người có tài. Nhưng tôi không học tiếng Trung để trở thành người Trung Quốc, mà tôi đang học nó để nói được đa ngôn ngữ. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về chính bản thân ngôn ngữ. Vậy vai trò của ngôn ngữ trong thời kỳ Chính Pháp là gì?

Gần đây, tôi đã xem một bộ phim. Trong đó, người ngoài hành tinh đã tới Trái đất để truyền ngôn ngữ của họ cho con người. Đó là một loại ngôn ngữ hình tượng không mang quy luật tuyến tính. Các nét vẽ giống như các ký tự chữ Trung Quốc, chỉ có điều nét chữ của chúng rất xấu, bởi vì chúng không phải là tuyến tính. Thời gian trong thời không của chúng ta là tuyến tính. Nhưng ngôn ngữ của chúng thì không. “Ngôn ngữ phi tuyến tính” này sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của con người, thay đổi quan hệ của họ với thời gian và không gian, bởi nó trải nghiệm quá khứ, hiện tại và tương lai cùng với nhau. Tất nhiên, điều này dựa trên khoa học hiện đại với sự hiểu biết hạn chế về thời gian và không gian, nhưng nguyên lý lại rất rõ ràng. Ngôn ngữ rất quan trọng. Nó không chỉ là phương thức để chúng ta biểu đạt suy nghĩ và ý tưởng, mà nó còn là phương thức dung nhập một loại văn hóa. Nó cũng không chỉ là sự giao tiếp giữa các sinh mệnh, mà còn tạo ra những biểu hiện nội tại của sinh mệnh và cộng đồng của họ, giống như cộng đồng mà chúng ta đang xây dựng tại trường trung học Phi Thiên.

Sau khi xem bộ phim này, tôi đã hỏi một giáo viên người Trung Quốc, cũng là một đệ tử Đại Pháp, làm thế nào tôi có thể lý giải được ngôn ngữ tiếng Trung một cách toàn diện. Cô giải thích rằng các ký tự tiếng Trung đều được cấu tạo bởi các ký tự nhỏ, giống như các hạt vi mô tạo ra vật chất lớn hơn và lớn hơn nữa, tạo ra vô số tầng vũ trụ với vô lượng chúng sinh. Thật vậy, tiếng Trung có vô số cách sắp xếp các ký tự và ý nghĩa. Có câu nói rằng một bức tranh đáng giá cả nghìn vạn lời nói. Mỗi chữ tiếng Trung đều là một bức tranh. Vậy nên, người ta có thể giao tiếp và học hỏi mà không có giới hạn về tầng nghĩa hay lớp nghĩa. Hơn nữa, viết chữ tiếng Trung thực sự là một nghệ thuật, và khẩu ngữ tiếng Trung cũng có chứa âm điệu. Các nhà thần kinh học hiện đại rất hưng phấn khi biết rằng nghệ thuật và âm nhạc có thể kích phát tư tưởng toàn diện hơn những kiến thức nghiên cứu thông thường. Vậy nhưng tất cả những lợi ích nội tại này của con người lại nằm ngay trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung tiêu chuẩn hàng ngày.

Lý do tôi tin rằng điều này rất quan trọng là vì Pháp được dạy bằng tiếng Trung và Pháp sẽ chính lại nhân gian. Vì chúng ta không sử dụng công năng trong không gian này nên cách duy nhất để có thêm nhiều người nữa đến học Pháp bằng tiếng Trung là dạy cho họ tiếng Trung. Và vì chúng ta đang xây dựng một trường học, nên dường như công việc này đang được tiến hành. Đáng buồn là văn hóa đảng đã gây ra nhiều tổn thất, và việc truyền bá ngôn ngữ như là một văn hoá là không thể làm được khi mà văn hoá đảng còn đó. Đây là lý do vì sao tôi không chỉ cần học tiếng Trung mà còn cần phải trở thành người đa ngôn ngữ và đa văn hoá, và không phải là để phục vụ cho niềm vui của riêng tôi, mà là để trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh trên một quy mô thực sự lớn. Nhưng nó không chỉ là tiếng Trung. Có rất nhiều thứ chúng ta cần phải dạy và làm một cách ngay chính để trải con đường tới tương lai cho các sinh mệnh tương lai.

Gần đây tôi bắt đầu phát chính niệm nhắm vào những vật chất ở không gian khác có liên quan đến chấp trước vào sự thoải mái và những vật chất ngăn cản việc học tiếng Trung của tôi. Ngay lập tức, cuộc sống của tôi trở nên khó khăn hơn và thời gian thậm chí eo hẹp hơn. Tôi biết đây là tà ác đang chống lại và muốn bẻ gãy ý chí của tôi. Nhưng cuối cùng tôi vẫn nhớ được rằng chúng ta lấy khổ làm vui. Tôi sẽ nhân đôi và tiếp tục nhân đôi nỗ lực của mình.

Thưa Sư phụ tôn kính và các đồng tu thân mến, tôi đã từng rẽ ngoặt trong quá khứ, và tôi sẽ không rẽ ngoặt thêm nữa. Bất kể là hết bao lâu và bất kể là chúng ta cần phải làm gì, thì mọi người cũng có thể tin tưởng tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn yêu cầu mọi học viên tham gia đều phải viết bài chia sẻ ở Pháp hội mới năm nay.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/19/348386.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/21/163935.html

Đăng ngày 3-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share