Bài viết của Yang Xiaojing tại Trung quốc lục địa

[MINH HUỆ 17-04-2008] Tôi là vợ của Cao Đông, một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Ngày 21 tháng năm 2006, Cao Đông gặp Edward McMillan-Scott, phó chủ tịch Quốc hội Âu châu, và nói với ông về sự khủng bố tàn bạo các học viên Pháp Luân Công tại Trung quốc. Hai giờ sau cuộc gặp gỡ, Cao Đông bị công an bắt. Trước ngày Tết nguyên đán, Cao Đông bị kết án năm năm tù. Luật sư biện hộ của anh nói rằng cái ‘bằng chứng’ duy nhất dùng để kết án anh là một lời tự thú giả.

Trong nửa phần cuối của tháng năm 2007, Cao Đông bị gởi đi Nhà tù Thiên Thủy tại tỉnh Cam Túc. Vì cuộc đối thọai giữa Mỹ – Trung quốc về nhân quyền bị ngưng lúc bấy giờ tại Âu châu, luật sư của anh nói với tôi rằng lời nói nguyên gốc của anh không thay đổi và sự phán quyết của tòa giữ bí mật. Không ai cho tôi biết chồng tôi bị gửi đi đâu. Các viên chức tòa án nói với cha mẹ của Cao Đông rằng họ đã bị ‘chỉ trích’ và không thể được cho cho biết điều gì. Luật sư của Cao Đông bị rất nhiều áp lực vì vậy ông ta đề nghị cha mẹ (Cao Đông) đi đến sở cảnh sát địa phương để thăm dò.

Vào tháng giêng năm nay, Cao Đông đã rất khó khăn mới có thể gửi ra một lá thư khiếu nại từ trong tù. Kỳ thật, ngay sau khi ông ta gặp gỡ với Edward McMillan-Scott, ông bị bắt và giam tại Trung tâm tù Văn phòng công an Bắc Kinh. Ông bị còng tay vào một cái ghế trong hơn một tháng. Sự tra tấn dã man đã tạo ra sự xuất huyết trầm trọng trong bao tử của ông. Từ khi Ô. McMillan-Scott thuyết tại Hồng Kông về nhân quyền của Trung quốc, các viên chức từ Văn phòng Công an đã mắng chồng tôi là một ‘kẻ phản bội.”

Một tháng sau, vì chồng tôi từ chối ‘nhìn nhận tội lỗi của ông’, cảnh sát đi đến nhà cha mẹ ông. Họ gạt cha mẹ ông nói rằng Cao Đông đã phạm một tội lỗi lớn và sự kêu án của ông sẽ được giảm chỉ khi mà ông chịu hợp tác. Không những là cảnh sát không nói cho họ sự thật về Cao Đông bị bắt vì gặp gỡ với viên chức ngoại quốc chỉ lo về nhân quyền của Trung quốc và sự kiện là ông ta không có làm điều gì bất hợp pháp, họ còn hăm dọa cha mẹ của ông. Hai cha mẹ già cầu xin Cao Đông trong nước mắt, và xin ông hợp tác với cảnh sát bằng cách cung cấp cho họ một lời tự thú giả. Họ cũng nói rằng họ sẽ chết trước mặt ông nếu ông từ chối. Viên chức Văn phòng Công an thâu băng cảnh này và gửi băng thâu hình đến Cao Đông để hăm dọa ông thêm nữa. Họ nói với ông rằng nếu ông từ chối hợp tác, họ sẽ bắt tất cả các bạn bè của ông trên sổ danh sách thư từ liên lạc của ông mà họ đã nắm được trong tay. Đồng thời, họ hứa với ông là họ sẽ thả ông ra nếu ông hợp tác. Đó là sự tự thú giả mà bị ép buộc. Với sự tự thú và sự gặp gỡ của Cao Đông với Ô. McMillan-Scott tạo nên các chỉ trích nhân quyền Trung quốc mà ảnh hưởng danh tiếng của Trung quốc, ông bị kêu án năm năm tù.

Vào tháng năm 2007, Cao Đông bị bí mật bắt đi nhà tù Thiên Thủy tại tỉnh Cam Túc. Nhà tù này là chính sở để khủng bố Pháp Luân Công tại tỉnh Cam Túc. Tất cả các học viên trong tỉnh mà từ chối rời bỏ Pháp Luân Công bị gửi đi đến nơi đó để tập trung sự khủng bố. Liu Zhirong, một học viên mà đã xen vào chương trình truyền hình để phát ra một băng thâu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công, đã bị tra tấn đến chết trong vòng một tháng tại nơi giam này. Các học viên mà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công đều bị tra tấn bằng nhiều cách: cấm ngủ, tẩy não, tước hết các nhân quyền bình thường của họ (như là được nghỉ ngơi, mua các nhu yếu phẩm hằng ngày, sự thăm viếng của gia đình hoặc viết thư cho gia đình). Cao Đông đã bị áp lực phải ‘nghe theo luật’, có nghĩa là tuyên bố rằng ông chấp nhận bản án, hoặc nói cách khác, nhìn nhận là nói với dân chúng sự thật là một tội lỗi. Cao Đông từ chối chấp nhận bản án của ông và chúng tôi đang cố nộp một đơn khiếu nại.

Với tư cách là vợ, tôi bắt đầu tìm một luật sư để biện hộ cho chồng tôi vào tháng tám 2007… Tôi liên lạc với luật sư Li Heping. Ông ta nói với tôi rằng trường hợp loại này sẽ mang đến rất nhiều áp lực cho bất cứ ai mà nhận nó, và tốt hơn nên mướn hai luật sư. Vào cuối tháng chín 2007, Luật sư Li Heping bị cảnh sát đánh đập trong nhiều giờ. Tất cả các tài liệu mà tôi đưa cho ông ta đều bị lấy đi. Các học viên Cô Zhuang Yanhong và cô Xiang Guilan, mà đi theo tôi gặp các luật sư, bị bắt và kêu án đi trại lao động cưỡng bức. Nhà ở của tôi bị lục soát. Dù cảnh sát không tìm thấy các tài liệu Pháp Luân Công nào, họ vẫn mang tôi đến một khách sạn. Họ tra vấn tôi và hỏi tôi nếu tôi vẫn còn tập Pháp Luân Công, hoặc tôi có tham gia vào các ‘họat động bất hợp pháp’ nào không. Liu Yugang, một giám đốc đội tại Sở cảnh sát vùng Dongcheng, nói với tôi là họ sẽ giam Cao Đông tại tỉnh Cam Túc và tôi tại Bắc Kinh. Họ sẽ không cho phép hai chúng tôi gặp nhau. Đó rõ ràng là họ che dấu trường hợp của Cao Đông, và tất cả các hành trình luật pháp thông thường đều bị chận đứng.

Gần đây, trong một chuyến đi tỉnh Cam Túc của tôi, cảnh sát vẫn tiếp tục theo dõi tôi. Bạn chúng tôi Xu Na đã được thả ra từ nhà tù trong năm 2006 sau năm năm bị giam. Năm ngoái, cảnh sát địa phương kêu cô ta bảo đảm không tiếp xúc với bất kỳ người ngoại quốc nào trong lúc Thế Vận Hội. Ngày 26 tháng giêng 2008, Xu Na và chồng cô, Yu Zhou bị bắt. Ngày 6 tháng hai 2008, Yu Zhou bị tra tấn đến chết vào tuổi 42. Tôi nghe nói nhiều học viên tại Bắc kinh bị bắt chỉ vì một lý do – để bảo đảm rằng các người ngoại quốc đến viếng thăm sẽ không thình lình gặp bất kỳ ai mà có thể nói với họ các sự kiện.

Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ lưu ý đến tình trạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam tại Nhà tù Thiên Thủy. Tôi cũng hy vọng rằng các tổ chức liên hệ khác sẽ đến nhà tù này để điều tra về tình trạng nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công bị giam nơi đây và lý do của cái chết của Liu Zhirong.

Địa chỉ của Cao Đông: P. O. Box #100, Phòng giáo dục thành phố Tianshui, tỉnh Gansu, 741000 Viên chức cảnh sát trách nhiệm, Liu Jiantiao: 86-938-8278945.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/4/17/176649.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/5/5/97050.html
Đăng ngày 21-5-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share