[MINH HUỆ 25-02-2008] Tongliao, Nội Mông là một thành thị nhỏ xa xôi. Dân chúng đông đúc vào ngày Lễ Hội Đèn (Tiết nguyên tiêu). Mọi người có cảm giác một bầu không khí tưng bừng và vui tươi. Nhưng có những người không được hưởng cái ngày lễ đó vì họ không thể đoàn tụ với gia đình của họ. Đó không phải là vì gia đình của họ không muốn về nhà, hoặc trận bão tuyết hiếm có đã ngăn cản họ trong các nhà ga đông đặc người. Đó là vì họ đi theo ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, các nguyên lý của Pháp Luân Công, và sự thật là họ bị giam giữ trong các nhà tù, nhà giam, và các trại lao động cưỡng bức. Trong mùa lễ hội này, họ rất nhớ những người thân của họ cũng như gia đình họ nhớ họ.

Học viên Pháp Luân Công cô Tang Liwen đã bị bắt và bị giam sáu lần từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu hạ thủ trên môn tu luyện Pháp Luân Công. Nhà của cô đã bị xông phá nhiều lần và cô bị phạt tiền nặng. Ngày 4/1/2008, cô lại bị bắt và nhà của cô bị lục soát lung tung. Ngày đó cách đây gần hai tháng, nhưng nhà tù từ chối thả cô ra. Cô có một đứa cháu ba tuổi luôn nói một cách ngây thơ, “Đã lâu cháu không thấy Bà. Cháu muốn gặp Bà.”

Ô. Zhou Jinpeng, một công nhân xưởng máy trước đây tại thành thị Tongliao, đã bị kết án bảy năm năm 2004. Chúng ta có thể tưởng tượng gia đình của ông bị khó khăn như thế nào vì mất ông vì ông là trụ cột của gia đình. Trong các năm bị giam đó, ông bị chịu đủ các thứ tra tấn và người nhà ông không được phép thăm viếng ông. Năm ngoái, bạn ông đi thăm ông tại nhà tù Chifeng, nhưng ông ta không được phép gặp mặt ông.

Cô Wang Qi, một nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe 30 tuổi, bị Văn phòng Công an vùng bắt trong khi cô đang phát tài liệu giảng rõ sự thật. Cô bị giam tại nhà tù Hexi và sau này bị gửi đi trại lao động cưỡng bức tại Nhà tù nữ thành phố Huhhaote trong hai năm. Cô có một đứa con trai năm tuổi mà không bao giờ được ở với mẹ nó trước đây. Bây giờ, trong sự vắng mặt của mẹ nó, hãy tưởng tượng nó cảm giác như thế nào! Mẹ nó cũng nhớ nó lắm.

Cô Tian Xin, một công nhân trong một nhà in, bị bắt và gửi đi một trại lao động cưỡng bức lần thứ hai. Cô bị kết án hai năm tù trong Trại lao động nữ thành phố Huhhaote. Con trai cô, Guo Siyuan, 12 tuổi cũng đã trải qua sự khổ đau của gia đình xa cách. Trước khi nó lên ba tuổi, mẹ nó đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Công và bà bị bắt và bị giam trong 35 ngày. Trước khi nó lên sáu, cha mẹ nó ly dị và nó sống với mẹ nó. Khi mẹ nó bị gửi đi trại lao động cưỡng bức lần thứ nhất, nó đi về sống với bà của nó. Khi mẹ nó bị gửi đi một trại lao động cưỡng bức lần này, nó khóc tức tưởi và kêu mẹ nó. Nó thường nằm mơ về mẹ nó. Dù bà nó săn sóc nó cẩn thận, bà cũng không thể thay thế mẹ nó.

Ô. Han Naijun, một công nhân của Hãng hỏa xa Tongliao, bị bắt ngày 28/6/2007. Sau khi bị giam trong sáu tháng tại Nhà tù Hexi, ông bị kết án ba năm tù trong một nhà tù tại Nội Mông. Gia đình ông không tìm ra ông bị giam nơi nào. Cha mẹ của ông già 80 tuổi. Một người trong họ bị liệt giường và cần sự săn sóc, và người kia khóc mỗi ngày, hy vọng con trai họ sẽ trở về. Ô. Han cũng có một đứa con trai sắp thi vào đại học. Nó cần sự giúp đỡ của cha nó.

Vẫn còn nhiều học viên Pháp Luân Công hơn nữa đang bị giam tại các nhà tù, các trại lao động cưỡng bức và các nhà giam. Dù họ không được tự do bởi các chính quyền, họ vẫn rất kiên trì trong đức tin của họ. Trong khi đó, vì sự kiên trì của các học viên này, càng ngày càng nhiều người hơn bắt đầu biết được sự thật của cuộc bức hại. Các tiếng nói công lý càng lúc càng lớn hơn. Cuộc bức hại Pháp Luân Công sẽ không còn kéo dài lâu hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/25/173095.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/14/95327.html)
Đăng ngày 2-5-2008/ Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share