[MINH HUỆ 08-03-2008] Ghi chú của ban biên tập: Trong văn hóa của cả Tây phương và Trung quốc, nguyên lý quả báo – đó là người ta sẽ phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho các hành động của mình – được rộng rãi công nhận . Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân-Thiện-Nhẫn.” Vũ trụ sẽ thưởng cho các hành động mà hòa hợp với nguyên lý này, trong khi làm những điều như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, thiện có thiện báo, ác có ác báo. Những bài viết như bài này là có ý nghĩa như một lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý này cho những ai mà làm điều xấu. Trong khi nhiều người mà khủng bố Pháp Luân Công chỉ là ‘làm theo lệnh’, nguyên lý này của vũ trụ yêu cầu rằng họ cũng phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ, và chỉ bằng cách hồi tỉnh ra khỏi hành trình làm ác của mình, họ mới có thể thoát khỏi quả báo.

Sun Xuechen chết bởi quả báo vì mưu đồ bức hại Pháp Luân Công

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhóm của Giang bắt đầu bức hại Pháp Luân Công từ ngày 20 tháng bảy năm 1999, cảnh sát viên Sun Xuechen từ sở Cảnh sát thị trấn Guangmingshan tại thành phố Zhuanghe, thành phố Đại Liên, đã tham gia tích cực. Bức hại các học viên Pháp Luân Công trở thành nghề nghiệp và mục đích sống của y. Nói xấu Pháp Luân Công và lăng mạ vị sáng lập và các học viên trở thành công việc thường nhật của y. Y làm việc tận tụy với vụ ‘tự thiêu’ được dàn dựng ở quảng trường Thiên An Môn để thêu dệt về Pháp Luân Công. Ngay từ những ngày đầu tháng bảy năm 2000, y giúp giám đốc sở cảnh sát Zhu Wenxi bắt một số học viên và mang họ đến một nhà tù. Ngày 2 tháng mười năm 2000, vào lúc nửa đêm, y đã bắt một số học viên và mang họ đến Trại lao động cưỡng bách Mã Tam Gia khét tiếng. Y lục soát nhà của các học viên và nhiều lần bắt các học viên. Sun Xuechen chửi mắng và làm nhục các học viên nữ và tấn công nhân phẩm cá nhân của họ. Y cũng làm tiền các học viên dưới quyền quản lý của y. Mỗi kỳ lễ và ‘ngày nhạy cảm’, y đi đến nhà các học viên để moi tiền của họ và lấy đồ ăn của họ, hăm dọa họ hoặc là phải viết ‘ba tuyên bố’ hoặc là báo cáo họ với Phòng 610. Y bức hại các học viên nhiều lần nếu y không đạt được điều y muốn.

Để bắt các học viên, y tham gia mọi vụ bắt bớ, bất kể quyền hạn, và đưa lời khuyên cho người phụ trách. Trong tám năm qua, bắt học viên trở thành nỗi ám ảnh của y. Y là nhân vật chính bức hại Pháp Luân Công trong Sở cảnh sát Guangmingshan.

Học viên Pháp Luân Công đều từ bi và muốn khuyên nhủ y đừng có tham gia vào cuộc bức hại, nếu không y sẽ gặp quả báo. Nhưng y không bao giờ nghe. Y rất ngạo mạn, như vẻ y là người phụ trách, và nói với mọi người, “Pháp Luân Công nói về ‘quả báo’ từ tám năm nay rồi. Tại sao tôi không gặp quả báo gì cả? Tại sao tôi vẫn bình yên và vững như bàn thạch?”

Y không một chút thương tiếc các học viên sau khi họ bị bắt; thay vì vậy, y luôn đổ thêm dầu vào lửa trước mặt giám đốc sở cảnh sát, nói rằng: “Họ sẽ gây rắc rối lớn nếu họ không bị kỷ luật thép.” “Phải tống tên đó đi trại lao động nếu không thì không được.” “Kêu án tù cho tên đó là đáng đời cho nó rồi.” “Hãy trừng phạt đứa đó thật khiêm khắc bằng cách gửi nó đi một trại lao động, ” v.v.. Y trở nên người phụ tá của giám đốc và được hưởng quyền lợi đi xe công hằng ngày.

Ngày 21 tháng giêng 2006, Sun Xuechen lấy chiếc xe công đi về nhà sau khi làm việc. Trước khi nghỉ trưa, y nói với vợ y làm một bữa cơm tối thật ngon cho y. Vợ y thấy y trên giường, khó thở và đau đớn. Bà gọi cầu cứu với sở cảnh sát và đưa y đến phòng cấp cứu của Y viện thành phố Zhuanhe. Y được khám ra bệnh xuất huyết não. Sau khi mổ, nhà thương ghi vào bệnh án “Bệnh nguy kịch” để cho người nhà của y chuẩn bị tang chế cho y. Y được mang về nhà ngày 22 tháng giêng và chết ngày 25 tháng giêng 2006, ở tuổi 57.

Một viên chức cảnh sát dâm loạn

Sau khi Sun Xuechen gia nhập vào hàng ngũ sở cảnh sát, y trở nên rất kênh kiệu và khoe khoang danh hiệu của y, thường kỳ theo đuổi những quan hệ trụy lạc bằng đặc quyền của y. Y mất một cơ hội thăng chức vào năm 1995 vì một vụ rắc rối tình cảm và gần bị đuổi khỏi sở cảnh sát. Lý do mà y không bị đuổi việc là vì, lúc bấy giờ, một bầu không khí lộn xộn về thú chơi ảnh khỏa thân đang lan tràn trong công sở, nên y đã được tha. Nhưng y không bao giờ học được bài học đó. Những người mà có dính líu với các vụ mà y xử lý đều phải cung cấp cho y những sự chung chạ thì mới được thoát, và chỉ những người đàn bà thì trường hợp của họ mới được xử lý. Nếu là một người đàn ông, Sun Xuechen sẽ từ chối giải quyết vấn đề, nói rằng các dữ kiện không rõ. Bất kể tuổi tác, nếu y thích một người đàn bà, y sẽ hứa với họ, “Hãy gọi anh mỗi khi em cần đến anh, anh là đại ca của em” hoặc “Là đại ca của em, anh sẽ làm mọi điều cho em, ” cũng y như chủ của y, Giang Trạch Dân. Trong địa phận xử lý của y, không ai biết “Cảnh sát viên Sun” là ai, nhưng mọi người đều biết “Đại ca hiếu sắc.”

Tham lam vô kể

Sun Xuechen tuyên bố y là một “người kỳ cựu mà tại vị qua nhiều cấp lãnh đạo.” Trong địa phận xử lý của y, y nắm được quyền kiểm soát mọi sòng bạc (bí mật), đòi tiền mãi lộ với các chủ sòng, và đòi giá gấp đôi mỗi năm. Theo tin nội bộ, sau khi y chết, gia đình y tìm thấy 17, 000 nhân dân tệ (vào khoảng US$2, 000) tiền mặt trong túi của y trong khi họ lục áo quần của y. Một người chứng nói rằng, “Tôi đã 60 tuổi và tôi chưa bao giờ có nhiều tiền như vậy trong suốt đời tôi.” Theo các người láng giềng, Sun đi đánh bạc mỗi ngày sau giờ làm việc. Và chừng nào y còn có mặt, thì cờ bạc vẫn còn hợp pháp. Nhưng khi y điều tra ở các làng khác, y sẽ bắt tất cả các con bạc và tịch thu máy móc của họ. Y còn thậm chí tống các người cờ bạc vào tù hoặc trại lao động cưỡng bách nếu họ không trả ‘tiền phạt’ cho y.

Trong cái xã hội chạy theo đồng tiền dưới sự cai trị của ĐCSTQ, đạo đức đã bị suy đồi, và Sun Xuechen là một ví dụ hoàn hảo. Biết rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tốt, những kẻ tà ác hành động trái với lương tâm và khủng bố các học viên một cách vô lương tâm. Trời cuối cùng đang trừng phạt những người xấu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/16/172478.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/8/95164.html
Đăng ngày 18-05-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share