Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-6-2017] Cô Lý Nhị Anh đã bị giam tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang từ ngày 8 tháng 6 năm 2016 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 6 gia đình cô đã bị từ chối thăm viếng hai lần. Lính canh Qua Tuyết Hồng thừa nhận việc tra tấn cô đã được cấp trên của anh ta chấp thuận.

Gia đình đã yêu cầu thả cô nhưng bị từ chối. Gia đình rất lo lắng về việc cô đang bị tra tấn.

9bba173172784000cf0e485d9df1574c.jpg

Cô Lý Nhị Anh

Những lần bị bắt và bị giam cầm

Ngày 27 tháng 9 năm 2013, cô Lý bị bắt giữ lần đầu tiên ngay trước nhà mình. Cô đã bị tra tấn trong đồn công an và sức khỏe cô đã nhanh chóng bị suy sụp. Sau một tháng, cô bị bệnh nặng và được thả ra. Cô đã hồi phục nhanh chóng sau khi lại bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Lần thứ hai xảy ra vào ngày 4 tháng 11 năm 2015. Công an đã dùng một chìa khóa vạn năng để xông vào nhà và bắt giữ cô. Ngày 4 tháng 3 năm 2016, cô đã bị xét xử và gia đình cô không được thông báo.

Cô đã bị kết án bốn năm tù với cái cớ “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một lý do phổ biến mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để định tội các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 8 tháng 6 năm 2016, cô bị đưa đến Phân khu Nhà tù Số 11 và bị giam tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang.

Khi gia đình đến thăm cô bốn lần từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016, cô đã nói về việc mình bị tra tấn trong tù.

Lần thăm viếng đầu tiên của người nhà cô diễn ra vào ngày 25 tháng 8 sau khi đã bị từ chối thăm viếng nhiều lần, cô Lý đã chỉ vào một tù nhân và nói rằng người tù nhân này thường xuyên đánh cô. Vào lần thăm thứ ba, các lính canh đã mở to nhạc để át đi cuộc trò chuyện. Dù không thể nghe rõ, nhưng gia đình có thể thấy cô đang trong tình trạng thảm hại.

Trong lần thăm cuối cùng vào ngày 24 tháng 10, lính canh Qua nói rằng cô Lý đã bị chẩn đoán cao huyết áp và bệnh tim. Tuy nhiên, Qua đã phủ nhận việc cô Lý bị tra tấn.

Gia đình bị từ chối quyền thăm viếng

Sau khi gia đình không được vào thăm cô Lý vào ngày 5 tháng 6, họ đã viết đơn yêu cầu thả cô vào ngày 12 tháng 6.

Họ đã nói chuyện với nhiều lính canh và nhân viên vào ngày hôm đó nhưng vẫn không được thăm viếng cô Lý.

Trưởng Đội 11

Khi gia đình đến nhà tù vào lúc 9 giờ sáng, các lính canh đã gọi cho đội 11, nơi giam giữ cô Lý. Tuy nhiên, không ai ra gặp họ. Họ bắt đầu hô to với người qua đường, kể rằng lính canh Qua từng nói với họ rằng nhà tù sẽ không chịu trách nhiệm nếu cô Lý tự sát.

Ngay sau đó, trưởng Đội 11, Vương Hiểu Lệ, lái xe ra khỏi cổng. Gia đình đã chặn trước đầu xe của ông ta và hỏi về cô Lý. Họ từ chối rời đi và trao văn bản yêu cầu thả người cho Vương. Ông ta đã nhân cơ hội này lái xe trở lại vào nhà tù.

Lính canh Qua

Lính canh Qua đã ra ngoài cổng gặp gia đình vào lúc 11 giờ sáng. Dưới đây là cuộc nói chuyện của họ:

Gia đình chúng tôi có ba yêu cầu:

1. Chúng tôi yêu cầu phải được gặp cô Lý.

2. Chúng tôi yêu cầu gặp người cai ngục.

3. Chúng tôi muốn đưa cô Lý về nhà.

Qua: Người cai ngục bận rồi. Tình trạng của cô Lý giờ tốt hơn trước. So với trước đây, giờ hai chân cô ấy có thể cử động và không bị đau nữa. Hai tay cô ấy bị sưng không phải là do đánh đập, nhưng cô ấy không nên di chuyển. Nếu cô ấy di chuyển và có điều gì xảy ra, các người có chịu trách nhiệm không?

Gia đình cô Lý: Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm, vì tất cả là do anh gây ra. Chúng tôi có quyền thăm viếng cô Lý.

Qua: Cô Lý đang bị bệnh tim, huyết áp cao và não dường như có vấn đề.

Gia đình cô Lý: Cô Lý từng rất khỏe mạnh và mọi bệnh tật hiện nay là do bị tra tấn. Chúng tôi muốn xem video theo dõi cô Lý trong tù vì chúng tôi không được gặp cô ấy.

Qua: Xem video theo dõi là không thể vì đó là nội quy nhà tù.

Gia đình cô Lý: Đánh người là phi pháp. Cô Lý đã bị ép phải mang một thắt lưng gây gãy xương.

Qua: Cấp trên đã chấp thuận việc tra tấn.

Gia đình cô Lý: Vì chúng tôi không thể gặp cô Lý, anh phải viết một cam kết cho chúng tôi bảo đảm rằng mạng sống của cô ấy không bị nguy hiểm.

Qua: Tôi không thể viết. Tôi đi đây.

Khi gia đình không cho Qua đi mà không đồng ý với yêu cầu của họ, Qua đã hét to gọi những lính canh khác. Sau đó Vương đã đến dẫn Qua đi, nói rằng họ sẽ kiểm tra lại với cấp trên.

Trưởng Phòng 610

Sau khi đợi một lúc, lính canh ở cửa nói với gia đình rằng cai ngục sẽ không tới gặp họ. Ngay sau đó họ thấy Dương Lệ Bân, Trưởng Phòng 610 địa phương bước ra khỏi cổng.

Họ tiến đến Dương và muốn đưa cho bà ta yêu cầu thả người, nhưng Dương từ chối nhận, nói rằng bà ta không phụ trách trường hợp của cô Lý.

Từ Bí thư đến Cai ngục

Gia đình đã gọi cho cai ngục là Tôn Cửu Kiệt, và một bí thư đã bắt máy. Gia đình đã nói với bí thư những gì Qua nói. Ngay khi nghe xong, bí thư nói dối rằng mọi người trong tù đều biết rằng cô Lý đã bị ngã khỏi giường, trong khi Qua lại thừa nhận rằng gãy xương là do tra tấn.

Bí thư nói gia đình tìm Đội 11 để gửi yêu cầu của họ. Gia đình nói rằng đội đã từ chối giải quyết yêu cầu của họ. Bí thư đã cúp máy ngay khi nghe điều này.

Người đàn ông trong Bộ phận Chấp hành Hình phạt

Tiếp đó, gia đình đã gọi cho Bộ phận Chấp hành Hình phạt và một người đàn ông bắt máy. Họ nói rằng họ muốn đưa cho anh ta yêu cầu thả người. Anh ta nói hãy đưa cho Đội 11, và gia đình đã giải thích rằng họ đã bị từ chối liên tục.

Người đàn ông quyết định để các lính canh cửa thay mặt anh ta nhận đơn yêu cầu và đã thông báo cho các lính canh. Gia đình cảm thấy không đúng với sự sắp xếp này và đã gọi lại cho anh ta, yêu cầu anh ta hãy nhận trực tiếp từ họ. Anh ta đã đến trên một chiếc xe buýt và bảo người tài xế lấy dùm anh ta đơn yêu cầu

Sau khi chờ đợi một ngày khác, gia đình vẫn bị cấm gặp cô Lý hay người cai ngục.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/15/349664.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/22/164368.html

Đăng ngày 7-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share