Viết bởi đệ tử Châu Âu

[Viên Minh] Trong kỳ Hội nghị của Phân bộ Phát động và Bảo vệ Nhân quyền tại Liên Hiệp quốc tổ chức tại Geneva từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 13 tháng 8 năm 2004, chủ tịch của Tổ chức Phụ nữ Thế giới nói về chính sách khủng bố gia đình và con cái của các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc trong bài nói chuyện về phụ nữ và nhân quyền. Dưới đây là sơ lược của bài nói chuyện.

Phân bộ Phát động và Bảo vệ nhân quyền

Hội nghị lần thứ 56, ngày 26 tháng 7 – 13 tháng 8 năm 2004.

Điều thứ 6: Những vấn đề nhân quyền đặc biệt

a) Phụ nữ và nhân quyền.

Nhân quyền cho trẻ em: Tách rời với gia đình

Lời giới thiệu của Công ước về quyền căn bản của trẻ em nói rõ rằng “gia đình, là một đơn vị căn bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự trưởng thành và ổn định của tất cả các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em, cần phải được cung cấp những sự bảo vệ cẩn thiết và hổ trợ để nó có thể làm tròn trách nhiệm với cộng đồng”

Thưa Ông Chủ tịch,

Tổ chức Phụ nữ Thế giới (TCPNTG) lo lắng về vấn đề gia đình vì, như lời giới thiệu của Công ước phát biểu, gia đình là căn bản của xã hội và rất quan trọng cho những phát triển lành mạnh của trẻ em, về thề xác, tinh thần và xã hội. Những sự tách rời trái phép trẻ em với gia đình là một vi phạm vô cùng trọng đại đối với nhân quyền của mỗi thành viên trong gia đình. Rất thông thường, khi trẻ em bị tách rời khỏi gia đình, thì nhiều sự vi phạm trầm trọng sẽ xảy ra sau đó. Trên toàn thế giới, nhiều gia đình vẫn bị tan hoang vì các trẻ em bị tách rời ra khỏi gia đình vì lý do bị bắt cóc, hoặc là cha mẹ, hoặc là con cái. Ba trường hợp sau đây là ví dụ của trường hợp này:

Tại Trung quốc, những gia đình có người tu luyện Pháp Luân Công đang hứng chịu. Pháp Luân Công, được đưa ra công chúng từ năm 1992, là một phương pháp tu luyện cổ truyền Trung quốc đặt trên chân lý Chân Thiện Nhẫn, mà những người tu luyện được nâng cao sức khoẻ về tâm linh cũng như về tinh thần. Nhưng tại Trung Quốc, Pháp Luân Công bị cấm chỉ vào năm 1999. Chính sách khủng bố dã man đã làm cho nhiều gia đình ta thán và bị tra tấn. Những trẻ em bị nhiều khổ nạn vì các em cũng bị giam cầm cùng với cha mẹ, và đôi khi cũng bị tra tấn như cha mẹ, ví dụ như một bé trai 2 tuổi bị bắt cóc với cha mẹ và ông bà vào tháng 5 năm 2002, và bị giam giữ ít nhất là 9 tháng; hay các em bị bỏ rơi ở nhà không ai chăm sóc, đó là trường hợp của bé trai 13 tuổi, mẹ em bị bắt trái phép vào năm 2000 và cha em bị bắt và tra tấn đến chết. Còn những em khác, rất nhỏ tuổi, cũng bị tra tấn đến chết. Vào năm 2001, một bé trai, mới 6 tháng và mẹ em, một đệ tử Pháp Luân Công, bị bắt và đưa đi trại cưỡng bức lao động. Tại trại này bé trai và mẹ em bị tra tấn tàn nhẫn và bị đánh đập đến chết.

Những trường hợp như trên đã vi phạm trầm trọng những điều luật trong Công ước về Quyền căn bản của trẻ em. Điều luật số 9 bảo đảm rằng “một trẻ em không được tách rời khỏi gia đình, ngược với ước vọng của các em…” và điều luật 35 nói rằng “Sự bắt cóc, hay buôn bán hay buôn lậu trể em…” Cả hai điều luật này hiện đang bị vi phạm trầm trọng tại Cam bốt, Trung quốc và Uganda. Rất nhiều điều luật khác cũng đã bị vi phạm, bao gồm quyền được sống còn, những bảo vệ không bị ngược đãi vì tôn giáo của cha mẹ, bảo vệ không bị buôn bán, lợi dụng, và bạo hành, bảo vệ không bị tra tấn, hành hạ và những quyền căn bản của trẻ em để các em được một tiêu chuẩn sống đúng để bảo đảm cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm linh, đạo đức và xã hội.

Sự tách rời và phá hoại gia đình là một thảm trạng, và tiếp sau đó là những vi phạm còn trầm trọng hơn nữa. Trẻ em bị tách rời khỏi gia đình và bị lợi dụng thường bị mất hẳn tính tự trọng, nhân bản, cá tính và ý thức nhân phẩm. Khi các quyền căn bản của các em bị mất, các em bị những chấn động trầm trọng về tâm lý, và điều này có ảnh hưởng xấu rất lâu dài. và những bạo hành còn có ảnh hưởng cả mấy thập niên trong tương lai của các em. Trong trường hợp các em bị tách rời khỏi gia đình và bị lợi dụng, các em mất hết cơ hội để trưởng thành một cá nhân tốt và có những ảnh hưởng xấu rất lâu. Nếu chúng ta muốn tránh khỏi một tương lai cuả thù ghét, bạo động và bạo hành, các trẻ em này cần phải có một gia đình nơi mà các em được nuôi nấng, thương yêu, giáo dục và được tự do để các em phát triển. Bảo vệ trẻ em là một đầu tư lớn cho tương lai hoà bình.

Thưa ông chủ tịch, những trường hợp mà các quyền căn bản của trẻ em bị tước đoạt và gia đình bị ta thán đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới, và chúng tôi chỉ đơn cử vài trường hợp. Vì thế, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Nhân quyền cần nổ lực hơn nữa, với quyền hành của mình phải điều tra và phát động cho việc tôn trọng Công ước về những quyền căn bản của trẻ em, có thề là bằng cách uỷ nhiệm các điều tra viên đặc biệt, hay ủy quyền cho các nhóm hay hổ trợ những giải pháp căn bản. Chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em.

Xin cám ơn ông Chủ tịch.

 

Bản tiếng Hán: https://www.yuanming.net/articles/200408/34315.html;

Bản tiếng Anh: https://clearharmony.net/articles/200408/21544.html, https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/24/51686.html.

Dịch ngày 25-8-2004, đăng ngày 26-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share