[Minh Huệ] Vào sáng thứ Năm ngày 27 tháng 5 năm 2004, cuộc tranh biện trong vụ án tập thể kiện Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung quốc được tổ chức tại 7th Circuit Court, Appeals ở Chicago. Luật sư Terri Marsh, luật sư đại diện các người kiện, nói rằng trước đây toà bãi bỏ hồ sơ kiện dựa trên tiêu chuẩn về miễn chế (miễn trách ngoại giao) cho các vị lãnh tụ là không hợp lý. Cô ta yêu cầu toà bãi bỏ quyết định của toà án địa phương đó.

Luật sư bên nguyên: bị cáo phải chịu tội về những tội trạng mà y đã gây ra trong thời nhiệm

Trong suốt 40 phút tranh biện, Luật sư đại diện các đệ tử Pháp Luân Công giải thích rằng: cái quyết định đầu tiên của tòa án địa phương khi bác bỏ hồ sơ kiên vì Giang hưởng quy chế miễn chế vì là lãnh đạo quốc gia, điều đó không thích hợp. Cô ta nói rằng quyền miễn chế không giống như quyền không bị buộc tội. Một vị lãnh đạo không thể bị miễn chế vì bị kiện vì những tội trạng của y về những vấn đề cá nhân hay những việc không liên quan đến chính phủ.

Toà án địa phương trước đây viện lẽ rằng Giang là một lãnh đạo quốc gia, vì thế y được hưởng quyền miễn chế thì không hợp lý, bởi vì Giang hiện nay không còn là lãnh đạo quốc gia, cho nên y không còn được hưởng theo quy chế đó nữa.

Luật sư bên nguyên cáo nhấn mạnh về việc quan trọng của thi hành đúng luật lệ

Một điểm khác trong vụ tranh biện là vì áp lực chánh trị từ chính phủ Trung quốc, chính phủ Hoa kỳ lo ngại rằng, vụ kiện này sẽ tạo nên một lối mới mà cho phép các vụ kiện về việc riêng tư chống lại Tổng thống Hoa kỳ khi họ công du ở nước ngoài. Để trả lời cho câu hỏi này, trong phần kết luận của buổi tranh luận, luật sư Marsh nhắc lại lời của tổng thống Bush, khi mà ông ta ký bộ luật Hình sự Bảo vệ Những Nạn nhân bị Tra tấn “Những nguy hiểm mà các Toà án Hoa kỳ có thể sẽ gặp khó khăn và gặp những rắc rối, khó xử đối với các quốc gia khác là hiển nhiên, … Nhưng những khó khăn, nguy hiểm này, tuy nhiên, không phải là vấn đề chính của những mục tiêu to lớn mà chính phủ chúng ta luôn luôn cố gắng thành đạt. Trong kỷ nguyên mới này, kỷ nguyên mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang cố gắng xây dựng dân chủ, và luật lệ, chúng ta phải củng cố và thực hiện những nguyện vọng của chúng ta để bảo đảm rằng nhân quyền được tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.” Luật sư Marsh nói rằng đặc biệt là từ khi Hoa kỳ dùng hàng tỷ đô la để giúp các quốc gia châu Á xây dựng hệ thống dân chủ và pháp luật, để bảo vệ các quyền tự do căn bản của con người.

Đại diện của Bộ Tư pháp công nhận rằng chính sách Khủng bố Pháp Luân Công của Trung quốc là vi phạm nhân quyền, nhưng nhấn mạnh rằng còn có nhiều điểm khác về mặt ngoại giao và chính trị cần phải được nghiên cứu.

Luật sự đại diện Bộ Tư pháp Douglas N. Letter bắt đầu lời tranh luật bằng nhấn mạnh rằng chính phủ Hoa kỳ cực lực lên án chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Trung quốc. Tuy nhiên, ông ta nói rằng chính phủ Hoa kỳ còn có nhiều mặt khác như ngoại giao và chính trị, và cần phải được nghiên cứu.

Chuyên gia về chính sách đối với Trung quốc ông Erping Zhang nói rằng: “Trước tiên chúng tôi hoan nghênh việc Bộ Tư Pháp nhấn mạnh việc chính phủ Hoa kỳ lên án chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Trung quốc và những vi phạm nhân quyền của họ và cũng nói lên sự trầm trọng và rộng lớn của chính sách này. Tuy nhiên, những vấn đề về ngoại giao và chính trị cũng không thể vượt qua được những luật lệ của quốc gia. Trong một xã hội dân chủ, luật lệ quốc gia cao hơn các vấn đề như ngoại giao, hành chánh hay chính trị. Nếu Bộ Ngoại giao cho phép tất cả những lãnh tụ đến Hoa kỳ, nều Hitler vẫn còn sống, thử hỏi họ cho phép y thăm viếng không?”

Một đệ tử Pháp Luân Công khác nói: “Theo những trường hợp trước đây, quyền miễn chế không có nghĩa là không bị kết án. Tổng thống Phi Ferdinand Marcos bị kết án tại Hawaì, và tổng thống Chile Pinochet bị kiện tại Châu Âu. Bất cứ ai cũng bình đẳng trước pháp luật và những ai phạm tội phải bị kết án. Thật đáng buồn nếu những khía cạnh về ngoại giao lại đặt lên trên pháp lý”.

Cố vấn cho bên nguyên cáo: ngoài vấn đề pháp lý, vụ kiện Giang cũng nói lên được những tiêu chuẩn về đạo đức

Ông Mr. Erping Zhang nói rằng: “Luật pháp cho phép cơ quan chính quyền một số quyền lực, nhưng những quyền lực này có giới hạn và phải tuân thủ luật lệ quốc gia, mà đã được ghi rõ trong bộ luật quốc gia. Nếu không thì, nó sẽ bị lạm dụng như tại Trung quốc, nơi mà luật pháp quốc gia chỉ trở thành một thứ trò chơi cho những tên đầu đảng. Vụ kiện Giang lần này xảy ra ngay tại Hoa kỳ, theo luật lệ Hoa kỳ, luật lệ Trung quốc, công pháp quốc tế và công lý cho cả nhân loại. Ngay cả luật pháp Trung quốc nói rất rõ rằng ai ai cũng được tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Trước toà án Hoa kỳ, luật sự của chúng tôi, đại diện cho chúng tôi, tranh biện cho quyền tự do của chúng tôi, và tất cả phải tuân thủ đúng luật pháp Hoa kỳ. Vụ kiện này không những chỉ quan trọng về vấn đề tuân thủ đúng luật pháp mà nó còn mang ý nghĩa về tiêu chuẩn đạo đức nữa.”

Toà Kháng cáo The 7th Circuit chưa đi đến quyết định

Sau khi phần tranh biện chấm dứt, quan toà nói rằng ông ta sẽ quyết định dựa trên cuộc thảo luận của các lời biện hộ của các luật sư (vụ kiện mã số 03-3989)

Chế độ Giang Trạch Dân tiếp tục gây áp lực

Trong những ngày gần đây, con số gián điệp xuất hiện chung quanh toà án và những nơi mà các đệ tử Pháp Luân Công giảng rõ sự thật cho mọi người khá nhiều.

Đệ tử Pháp Luân Công Yang Sen nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảng rõ sự thật về chính sách khủng bố nhiều hơn, kỹ càng hơn, toàn diện hơn và tất cả họ xem vụ án này với một tấm lòng từ bi và công lý và với thành ý.

Theo những nguồn tin từ Trung quốc, Giang Trạch Dân rất run sợ về những lời tranh biện của các luật sư trong phiên toà hôm nay, và chế độ Giang Trạch Dân đe doạ tấn công Đài loan để gây quấy nhiểu, đánh lạc hướng cho phiên toà. Về mặt khác, những vụ án khác cũng kiện Giang trên thế giới cùng với những báo cáo về sự hối lộ, bại hoại của con trai Giang đang gây nhiều sôi nổi và thu hút được nhiều sự chú ý khắp nơi.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/5/28/75853.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/1/48774.html.

Dịch ngày 2-6-2004, đăng ngày 3-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share