Bài của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 22-6-2016]
1.Thành thực giữ lời, là một tầng nội hàm của việc đồng hóa Chân, cũng là phẩm chất mà người tu luyện cần có
Trong “Giải thể Văn hóa đảng” có viết: “Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm Chân Nhân, Phật gia giảng người xuất gia không nói lời lừa dối, Nho gia giảng tín, đều cho rằng lời nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” là ngũ thường. Trong đó lời nói chân thành giữa người với người, là một mỹ đức quan trọng bậc nhất. Do vậy Khổng Tử cũng nói: ‘Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả’, chính là nói nếu như người ta mà không có uy tín, thì không biết anh ta có thể làm nên chuyện gì.”
Kết cấu của chữ tín trong chữ Hán là hợp bởi chữ Nhân (người) và chữ Ngôn (lời nói), cổ nhân dùng những chuẩn tắc như “Nhất nặc thiên kim, ngôn nhi hữu tín, ngôn tất tín, hành tất quả” (Một lời nói một gói vàng, lời phải có tín, làm phải đến nơi đến chốn…) để ước thúc bản thân. Câu chuyện dưới đây chúng ta thấy được sự nguy hại của việc không giữ chữ tín.
Sách “Cổ kim đồ thư tập thành” có lưu lại một câu chuyện như sau. Đệ tử của Khổng tử là Công Dã Tràng, có thể nghe hiểu được tiếng của chim chóc. Một hôm, một con diều hâu bay đến đậu trên bệ cửa sổ hót kêu: “Công Dã Tràng, Công Dã Tràng, phía nam có con hoẵng chết. Thịt của nó phần anh, ruột của nó phần tôi!” Thế là Công Dã Tràng đi theo con diều hâu về phía nam, quả nhiên trên sườn núi có một con hoẵng béo nằm chết ở đó. Nhưng Công Dã Tràng lại nuốt lời bội nghĩa đem con hoẵng về nhà, nấu con hoẵng một mình rồi ăn. Diều hâu ân cần báo tin, thì một miếng thịt cũng không có, vừa tức vừa buồn, quyết tâm tìm cơ hội báo thù anh ta. Cách vài ngày, diều hâu lại bay đến cửa sổ nhà Công Dã Tràng, nhiệt tình hô: “Công Dã Tràng, Công Dã Tràng, phía nam có con hoẵng chết, anh ăn thịt, tôi ăn ruột! “Công Dã Tràng không biết là kế, nhanh chanh chạy ra ngoài. Chạy được không xa, thì thấy trước mặt có một đám người, Công Dã Tràng chỉ sợ bị người ta cướp mất con hoẵng, vừa chạy vừa hô: “Mọi người xin đừng động thủ! Đó là do tôi đánh chết đấy!” Mọi người nghe thấy tiếng thì lập tức tránh ra, Công Dã Tràng chạy đến nơi, nhìn một cái, thì lập tức sợ đến mức dựng cả hai mắt lên, hóa ra là người chết nằm trên mặt đất, không phải hoẵng. Công Dã Tràng vội vã biện bạch, nhưng không ăn thua gì. Mọi người mỗi người một tay, bắt anh ta đến quan huyện.
Lòng tham và sự bất tín của Công Dã Tràng, đã khiến anh ta phải chịu thiệt thòi lớn, là bất Chân. Đối với động vật mà còn lừa dối tàn nhẫn như vậy, vậy thì đâu còn thiện niệm nhân đạo nữa? Là bất thiện, Công Dã Tràng lừa diều hâu xong, thì con diều hâu thông minh, dùng chiêu của người để trị lại người. Việc này đối với Công Dã Tràng và những người đời sau, đều là một giáo huấn sâu sắc. Hành vi dối trá và thấy lợi quên nghĩa này, là điều mà người tu luyện chúng ta phải vứt bỏ.
Đồng tu C nói và làm không phù hợp với Chân, thường nói lời mà không giữ lời, luôn lãng phí thời gian của đồng tu. Đã nói là buổi tối đến nhà đồng tu để lấy các tờ tiền có nội dung giảng chân tướng, kết quả đợi đến rất muộn mà chị ấy vẫn chưa đến, sau đó lại hẹn là đưa đến cơ quan chị ấy, đồng tu ở cách đơn vị chị ấy rất xa, kết quả sau khi đồng tu đưa đến, thì chị ấy lại không ở đó, sau này lại có một đồng tu lớn tuổi lại hẹn đưa đến một lần nữa, đợi đến cả nửa ngày mà vẫn không thấy người đâu. Chị ấy có máy tính, nhưng lại dùng máy tính Samsung đời mới giá hơn 4.000 tệ của người khác, khi người khác muốn đòi lại, thì đồng ý là cài đặt tốt các thứ rồi sẽ đưa tới, kết quả sau khi cài đặt cả rồi lại không đưa nữa, nói là trong máy tính có tư liệu quan trọng không đưa, còn nói sẽ trả tiền máy tính cho đồng tu, cuối cùng tiền cũng không đưa nữa, đưa cho đồng tu một cái máy tính đời cổ rất cũ kỹ.
Họ không mảy may biết rằng nói lời làm việc mà không Chân, là chưa đồng hóa Chân, không giữ lời hứa và thói quen nói dối, đều là Văn hóa đảng. Chúng ta có rất nhiều đồng tu mặc dù cũng học Pháp, nhưng không chiểu theo yêu cầu của Pháp mà làm, nên đề cao sẽ chậm, việc nhỏ của bản thân mà không tu, thì ý thức không được, tà ác sẽ dùi vào sơ hở. Các đồng tu này cũng đã nhiều lần bị tà ác bức hại quấy nhiễu, đến bây giờ đả tọa mà chân cũng không song bàn được, chắn hẳn là có liên quan đến tâm tính.
Mạnh Tử nói: “Thành giả thiên chi đạo dã, tư thành giả nhân chi đạo dã”, ý là nói con người làm được điều gọi là tương thông với thiên đạo, thành thực không lừa dối, dùng tiêu chuẩn chân thành để yêu cầu bản thân và xử lý quan hệ với người khác. Tăng Sâm nói: “Vi nhân mưu nhi không trung hồ? Dữ bằng hữu giao bất tín hồ?” Ý là nói giúp người khác làm việc, thì đã tận hết trách nhiệm chưa? Khi đối đãi với bạn bè thì đã làm được tín nhiệm thành thực chưa?
Ở xã hội tự do phương Tây làm người làm việc còn cần phải giữ chứ tín hơn, nếu mà mất đi uy tín, thì ở gia đình và xã hội cho đến việc giao tiếp với con người đều khó có chỗ đứng, bước đi đều rất khó khăn. Hy vọng mỗi người tu luyện chúng ta đều nên tìm ra khuyết điểm của bản thân mình, đề cao trong tu luyện, việc lớn việc nhỏ tất cả phương diện đều cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân, đạt đến mức có thể hướng nội tìm trong mọi thời khắc, dùng Đại Pháp để quy chính bản thân, cuối cùng chúng ta cần đồng hóa “Chân – Thiện – Nhẫn” mới có thể về nhà phải vậy không?
Sư phụ giảng:
“Nhưng đã là người tu luyện mà nói, thì đề cao yêu cầu tâm tính của chư vị, có thể vứt bỏ những chấp trước của chư vị, điểm này là không thể hàm hồ được, là tuyệt đối không thể giảm hạ tiêu chuẩn; bởi vì đây là trách nhiệm đối với vị lai, đối với vũ trụ tương lai, và đối với chúng sinh trong tương lai. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp sẽ cần phải thành các sinh mệnh rất to lớn trong tương lai, phải bao dung rất nhiều chúng sinh, thậm chí vô lượng chúng sinh; nên [nếu] tiêu chuẩn của chư vị giáng thấp xuống, sẽ [làm cho] tầng vũ trụ không được lâu dài, tầng khung thể cũng không được lâu dài; vậy nên chư vị nhất định phải đạt đến tiêu chuẩn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003)
2. Biết sai quyết tâm sửa mới là giỏi. Hướng nội tìm, biết sai thì sửa, không ngừng đề cao cảnh giới tu dưỡng, mới là bản sắc mà đệ tử Đại Pháp nên có
Nữ học viên M, một năm trước, tà ác muốn bức hại cô, Pháp thân của Sư phụ điểm hóa cho tôi, họ đang rất nguy hiểm, tôi liên tục giúp cô ấy phát chính niệm trong hai ngày, sau đó dưới sự gia trì và bảo hộ của Sư phụ đã giải thể được bức hại. Nhưng năm nay họ lại không quy chính bản thân, tôi giao lưu với họ, chia sẻ, tôi chỉ ra tính nghiêm túc của vấn đề, hy vọng cô ấy có thể nhanh chóng quy chính, trên bề mặt cô ấy rất cảm kích, còn nói hướng nội tìm, sau này trong tình huống không còn nguồn tư liệu, thì lại không cho tôi đưa tư liệu đến nhà cô ấy. Cô ấy học Pháp thì buồn ngủ, phát chính niệm thì tay bị đổ xuống, còn nói chuyện thị phi, nói dối che đậy. Nhà cô ấy là nhóm học Pháp, 7,8 học viên đều không lấy tài liệu cứu người. Họ mà có thời gian thì vừa làm chuỗi hạt trân châu (bùa hộ thân), vừa nói chuyện người thường.
Tôi lo lắng cho trạng thái của họ, đi sai đường rồi, mà còn không tự biết. Tôi giao lưu với họ hai lần, lúc đó họ nói ngộ được rất nhiều điều, nhưng sau đó lại đi nói khắp nơi rằng sau khi tôi giao lưu với họ, thì tất cả mọi người đều bị đau đầu, ai cũng không muốn tài liệu của tôi v.v.. còn có người phụ họa theo, hoa sen của [nguyên anh của] họ trong nháy mắt bị thu nhỏ lại và biến thành đen. Chúng ta động niệm gì, có ở trên Pháp hay không, có phải xuất phát điểm là vì có trách nhiệm với chúng sinh hay không, hay là từ tư niệm của bản thân phát ra, vì để duy hộ cho tư tâm và chấp trước của bản thân, kỳ thực Sư phụ thấy rất rõ, chúng thần thấy rất rõ, nếu như niệm bất chính, thì sẽ rớt tầng thứ.
Sư phụ nói:
“Tôi từng giảng, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp ấy, có sai rồi cũng không sao, đường hoàng thản đãng thừa nhận chỗ sai của mình, để mọi người thấy, ‘tôi là sẽ quay lại, tôi cần làm cho tốt’, thì ai cũng bội phục chư vị. Chư vị giấu giấu diếm diếm, che che đậy đậy, những nhân tâm kia càng ngày càng phức tạp, càng mạnh, về sau chư vị lại tu luyện [thành] một mớ bòng bong, [thì] học viên nghĩ thế nào? Học viên nhìn những việc ấy ra sao? Thần nhìn thế nào? Sư phụ sau này làm sao đây cho chư vị? Cứu người, cứu sinh mệnh là một cử chỉ từ bi, nhưng rốt cuộc có cứu cũng không được. [Người] như thế nào là cứu không được? Không trân quý chính mình, thì chính là cứu không được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Đệ tử của Khổng Tử là Nhan Hồi nói: “Mẫn vu sự, nhi thận vu ngôn, bất thiên nộ, bất nhị quá”, là chỉ thái độ làm việc cung kính cẩn thận, không phạm sai sót về lời nói, không giận người khác, sai thì tìm cách sửa, không phạm phải sai lầm tương tự. Tử Cống nói: “Quân tử chi quá dã, như nhật nguyệt chi thực yên, quá bỉ nhân giai kiến yên, cánh dã nhân giai ngưỡng chi.” Ý tức là quân tử phạm phải sai lầm, như nhật thực nguyệt thực ai ai cũng nhìn thấy, đối với sai sót của bản thân, nếu anh ta thực tâm cái chính sai lầm, thì người ta sẽ kính ngưỡng anh ta như trước đây.
Thời kỳ chiến tranh ở Tam Quốc, Viên Bản Sơ (Viên Thiệu) mạnh hơn Tào Tháo, luận về lai lịch, danh vọng, địa hình và binh lực, Viên Thiệu đều chiếm ưu thế, mưu sĩ Điền Phong cho rằng, Tào Tháo giỏi dùng binh, biến hóa vô thường, chi bằng đánh lâu dài, Viên Thiệu không những không tiếp nhận ý kiến, mà còn quy cho tội mưu loạn lòng quân, giam Điền Phong vào trong lao. Khi Viên Thiệu cứ cố chấp chinh chiến, thì sau khi đại bại quay về, không những không thừa nhận sai lầm, mà lại sợ bị Điền Phong cười chê, nên đã xử chết Điền Phong trong ngục, sợ mất mặt và tỏ quyền uy, thái độ biết sai mà không sửa, chính là nguyên nhân trọng yếu đã khiến Viên Thiệu từ mạnh trở thành yếu cuối cùng thất bại thảm hại.
Khổng Tử nói: “Quân tử văn quá tắc hỉ, tiểu nhân văn quá sức phi.” Văn quá sức phi, là dùng những lời lẽ hoa lệ hào nhoáng để che đậy đi những thiếu sót và sai lầm của bản thân. Trong “Luận ngữ” Khổng Tử viết: “Quá nhi bất cải, thị vi quá dã.” ý tức là có sai lầm mà không sửa lại, thì càng sai hơn.” Văn quá tắc hỉ, chi quá bất hối, cải quá bất đãi.” Là nói khiêm tốn tiếp thu ý kiến, không che xấu đi sai lầm của bản thân, không lừa mình dối người, không sợ nghị luận, không sợ mất mặt. Trong “Tả truyện” có viết: “Làm người có ai mà không sai, sai mà có thể sửa, mới là đại thiện.”
Thái độ đối đãi với sai sót, là văn quá tắc hỉ hay là văn quá sức phi, là quyết định bởi cảnh giới và lòng dạ của người đó. Nếu như văn quá tắc ô (nghe góp ý thì che đậy), văn quá tắc nộ, làm như vậy trên bề mặt là dường như có thể giữ được thể diện, duy hộ cho sự tôn nghiêm của bản thân, nhưng lại mất đi cơ hội sửa sai, ăn năn sửa sai đề cao bản thân. Làm người tu luyện, cần dũng cảm đối mặt với khuyết điểm và sai lầm, dùng Đại Pháp để tẩy sạch những vết nhơ của bản thân, tẩy sạch sự ô nhiễm của Văn hóa đảng, đề cao cảnh giới tu dưỡng của bản thân, trở thành một người tu luyện Đại Pháp chân chính!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/22/330254.html
Đăng ngày 8-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.