Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Malaysia
[MINH HUỆ 21-8-2016] Học viên Pháp Luân Công ở Malaysia tổ chức học Pháp tập thể và hội giao lưu tâm đắc tại Genting trong ba ngày từ 12 đến 14 tháng 8. Các học viên lâu năm cùng các học viên mới đến từ khắp nơi trên toàn quốc đều chia sẻ rằng họ rất trân quý môi trường tập thể, học hỏi lẫn nhau và cùng tinh tấn và đề cao trong tu luyện.
Luyện công tập thể vào buổi sáng
Học viên tham dự hội giao lưu tâm đắc chụp ảnh tập thể
Bước ra giảng chân tướng về cuộc bức hại
Ông Trương, đến từ tỉnh Selangor đã bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân từ năm ngoái sau khi được điểm hóa qua một giấc mơ. Ông nhận ra rằng cuốn sách quý giá này chính là điều mà ông tìm kiếm bấy lâu. Nên ngay sau đó ông đã bước vào tu luyện. Ông trân quý cơ duyên tu luyện này, và thời thời khắc khắc đều hướng nội tìm, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tống khứ các tâm chấp trước.
Bước ra giảng chân tướng nâng cao nhận thức cho du khách Trung Quốc về pháp môn tu luyện và cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc với ông Trương mà nói, ban đầu vốn không hề dễ dàng gì. Ví dụ, một số du khách dường như khá chú ý tới từng biểu hiện của ông; hướng dẫn viên du lịch không cho phép du khách nhận tài liệu thông tin mà ông phân phát; một số du khách còn nghĩ ông được trả tiền để làm việc đó.
Dần dần ông đã vượt qua nhiều chướng ngại và giữ chính niệm tiếp tục kiên trì đi đến các điểm du lịch để giảng chân tướng về cuộc bức hại. Ông tiếp tục đi đều đặn, và hiện tại ông đã thu được nhiều thành công hơn nhờ nỗ lực bền bỉ của mình.
Bà Loan Cúc đến từ tỉnh Perak đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2005. Bà biết Pháp Luân Công có lợi ích phục hồi sức khỏe, do đó, bà đã bước vào tu luyện.
Bà đến Kuala Pumpur vào tháng 12 năm 2014 để chăm sóc con dâu chuẩn bị sinh nở. Ở Kuala Lumpur có nhiều người Trung Quốc. Bà nói: “Ban đầu, tôi rất lo lắng khi nói với người Trung Quốc về Pháp Luân Công, nên tôi phát tài liệu thông tin giống như người đưa thư và chỉ nói rất vài ba câu với những người tôi gặp.”
Sau này, thông qua việc học Pháp và đọc các bài chia sẻ tâm đắc thể hội đăng trên trang web Minh Huệ, bà đã hiểu được tầm quan trọng của việc giảng chân tướng. Bà đã quyết định bước ra đặt toàn tâm toàn ý vào việc giảng chân tướng, nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.
Bà bắt đầu thường xuyên cùng với các học viên khác đến các điểm du lịch. Ban đầu, bà chỉ đứng giơ bảng chân tướng và phát chính niệm, bà học cách giảng chân tướng và phân tích để người dân Trung Quốc hiểu lý do tại sao họ cần phải thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để không bị liên lụy bởi những việc làm sai trái của nó.
Bà chia sẻ tầm quan trọng của việc học Pháp và hướng nội tìm trong khi bước ra giảng chân tướng về cuộc bức hại. Hiện tại gia đình bà rất ủng hộ việc bà đang làm. Con gái bà thậm chí còn lái xe đưa đón bà đến các điểm du lịch.
Khích lệ đồng tu bước ra giảng chân tướng
Ông Chu đã tu luyện Pháp Luân Công được hơn 10 năm. Ông chia sẻ rằng hoàn cảnh chung đã chuyển biến kể từ khi các học viên bắt đầu kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân. Hiện tại, dường như du khách Trung Quốc đã cởi mở hơn trong việc tìm hiểu chân tướng về cuộc bức hại.
Gần đây ông Chu đã gặp một du khách và đề nghị anh ấy ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân. Vị khách này đã từ chối. Ông Chu đã đọc to nội dung thỉnh nguyện lên cho du khách đó nghe, và ngay khi nghe đến đoạn đơn thỉnh nguyện được gửi tới Tòa án Tối cao ở Bắc Kinh, vị khách đó liền lập tức ký tên.
Ông Chu chia sẻ: “Thời gian đang ngày càng cấp thiết, rất nhiều người còn chưa liễu giải chân tướng cuộc bức hại và bản chất của ĐCSTQ. Chúng ta phải tiếp tục giảng chân tướng về cuộc bức hại. Tôi khuyến khích các đồng tu hãy bước ra và giảng chân tướng về cuộc bức hại.”
Giáo viên cấp ba ký tên thỉnh nguyện tố cáo tội ác của Giang Trạch Dân
Ông Lạc, một giáo viên cấp ba đến từ tỉnh Perak đã tu luyện Pháp Luân Công được hơn 10 năm. Ông chia sẻ rằng ban đầu ông nghĩ rằng để mọi người ký tên thỉnh nguyện quả là rất khó khăn vì e rằng nhiều người có thể hiểu lầm nỗ lực này là làm chính trị và phản Trung Quốc. Nhưng sau đó, ông nhận ra rằng việc này không hề khó.
Ông Lạc nói: “Hầu hết giáo viên trường trung học nơi tôi công tác đều đã ký đơn thỉnh nguyện. Tôi nói với họ về nỗ lực toàn cầu ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân với một giáo viên nghỉ hưu từng dạy tôi tiếng Trung. Tôi hy vọng ông sẽ ủng hộ nỗ lực này. Ông nói: ‘Tôi đã ký tên thỉnh nguyện ở Kuala Lumpur. Tôi vốn không ký nhiều đơn thỉnh nguyện, nhưng tôi phải ký đơn kiện Giang. Tôi muốn ông ta phải bị đưa ra công lý!’”
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/8/21/333296.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/24/158402.html
Đăng ngày 29-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.