Viết bởi một đệ tử người Thụy sĩ
[Viên Minh] Cuộc hội nghị lần thứ 60 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc (UBNQLHQ) đang được tiến hành tại Geneva. Một cuộc tổ chức có tính cách hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế và NGO (tổ chức Phi chánh phủ) của Thụy sĩ, đang tổ chức một cuộc hội thảo đặc biệt tại “Family Society” tại Geneva với tiêu đề “Kinh tế Nô lệ tại các trại cải tạo lao động tại Trung quốc”. Rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã bị khốn khổ vì chính sách khủng bố được mời đến để tham dự. Họ kể lại những điều họ đã trải qua để vạch trần chính sách khủng bố vô nhân đạo và những tội ác bắt làm nô lệ tại các trại cải tạo Trung quốc
Ông Zhao Zhangji từ Hoa kỳ, chủ tịch của Tổ chức Thế giói Điều tra về chính sách Khủng bố Pháp Luân Công, lược thuật những chi tiết về chính sách khủng bố và chính sách bắt các đệ tử Pháp Luân Công tại các trại cải tạo lao động như những người nô lệ. Ông ta chỉ rõ rằng tại Trung quốc, có hơn 1, 000 trại cải tạo. Họ giam giữ khoảng 6 triệu 8 trăm ngàn người, kể cả hơn 100, 000 đệ tử Pháp Luân Công. Những người này trở thành những công cụ lao động của họ. Họ bắt những tù nhân làm việc rất nhiều giờ và sản xuất nhiều loại hàng như đầu tóc giả, đồ nữ trang, đồ chơi trẻ em, các loại bóng thể thao, áo quần, đủa ăn…vv..Những trại cải tạo được tổ chức có tầm vóc lớn, nhưng điều kiện làm việc rất tồi tệ, vi phạm quyền căn bản của con người và vi phạm công pháp về lao động của quốc tế.
Chuyên gia về Hệ thống miễn nhiễm Feng Lili từ Texas và hoạ sĩ Zhang Cuiying từ Úc cũng trình bày những kinh nghiệm cá nhân khi họ bị giam giữ trong trại cải tạo. Feng Lili nói rằng cô ta bị cưỡng bức lao động như một nô lệ tại trại cải tạo ở Guangdong, chế biến mấy loại cọ làm bằng kim loại. Một loại cọ làm bằng dây kẽm cũng được dùng để tra tấn. Công an dùng chúng để đâm vào da những ai làm việc chậm chạp. Zhang Cuiying nói về chuyện cô bị giam trong 8 tháng vào năm 2002 vì cô ta thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Trung quốc, trong trại cải tạo cô ta bị bắt buộc làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, sản xuất các loại dây bóng đèn màu để xuất cảng sang Hương cảng và các thứ khác. Tình trạng vệ sinh trong trại cải tạo tồi tệ kinh khủng. Rất nhiều tù nhân bị các bệnh về nhiễm trùng, bệnh hay lây ngoài da. Họ bị cưỡng bức làm những công việc như làm đủa ăn và tăm xỉa răng.
Luật sư nhân quyền nổi tiến ông Chris Nyst từ Úc đặc biệt chú trọng về làm thế nào để dùng công pháp quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền, chấm dứt khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công và chấm dứt tình trạng cưỡng bức lao động như nô lệ tại Trung quốc.
Chủ tịch hội "Family Society" tại Geneva, ông De Battista nói rằng "Chính sách kinh tế dùng nô lệ này trong các trại cải tạo rõ ràng là đã vi phạm nhân quyền một các trầm trọng. Những đồ sản xuất rồi sẽ đổ ra thị trường với giá rẻ mạc, đe doạ đến thị trường, các cơ quan thương mãi khác và làm cho rất nhiều cơ quan thương mãi phá sản vì lối lao động nô lệ này". Ông De Battista hy vọng rằng chính phủ Thụy sĩ, và tất cả các cơ quan thương mại, hiểu được tầm mức nguy hiểm của chế độ lao động nô lệ và chính sách chà đạp đạo đức này. Ông ta chỉ rõ rằng ông ta sẽ bắt đầu theo đuổi hai việc mà ông ta đã đặt ra trong thời kỳ ông ta là đại biểu của Đảng Xã hội của Geneva. Những công việc to lớn này được yêu cầu bởi hội đồng trung ương. Họ cũng yêu cầu không nhập cảng đồ của Trung quốc nếu Trung quốc không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất và công pháp quốc tế về lao động.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/4/14/72308.html;
Bản tiếng Anh: https://www.clearharmony.net/articles/200404/19074.html.
Dịch ngày 20-4-2004, đăng ngày 21-4-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.