[MINH HUỆ 25-8-2015] Theo số liệu thống kê của Minh Huệ Net, từ cuối tháng 5 đến ngày 20 tháng 8 năm 2015 đã có 5.063 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc khởi tố Giang Trạch Dân.

Các học viên đã khởi tố cựu độc tài Trung Quốc vì đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên Pháp Luân Công và bắt Giang phải chịu trách nhiệm về những thống khổ to lớn mà các học viên phải gánh chịu trong chiến dịch của ông ta. Những đơn kiện được gửi đến Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Rất nhiều trong số các học viên này cho biết Pháp Luân Công đã giúp họ lấy lại sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống. Tuy nhiên, giấc mơ về một cuộc sống lành mạnh hơn và hạnh phúc hơn của họ đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch toàn quốc nhằm tiêu diệt môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi vì từ chối rời bỏ tín ngưỡng của mình, họ đã bị bắt, giam giữ, tra tấn và nhà cửa bị lục soát, các tài sản cá nhân bị thu giữ. Nhiều người còn chứng kiến gia đình mình bị liên lụy vì tín ngưỡng của mình, trong khi một số còn bị ép buộc phải nộp khoản tiền phạt lớn.

Sơ lược tiểu sử của bảy nguyên đơn

Bà Địch Phong Cúc, 51 tuổi, là một nông dân. Khi bà bị bắt giữ vào tháng 2 năm 2005, bốn công an đã đánh bà bằng dùi cui gỗ cho đến khi chúng bị gãy. Cổ tay trái của bà bị trật khớp, và tay trái bị sưng phồng. Tay phải của bà chảy nhiều máu. Người bà đầy vết bầm tím. Sau đó bà đã bị sốc bằng một dùi cui điện trong một cuộc thẩm vấn. Bà đã bị giam ở Trại Lao động Cưỡng bức Bát Lý Trang trong ba năm.

Ông Trần Quân Khố, 56 tuổi, bị đưa vào một trại tạm giam vào tháng 5 năm 2003. Ông đã bị còng tay vào một thanh sắt trong suốt một tháng, và các lính canh đã dùng dùi cui điện sốc vào bộ phận sinh dục và hậu môn của ông. Họ trói hai cánh tay ông ra sau lưng để cắt đứt lưu thông máu và gây đau đớn cùng cực.

Bà Cao Hàng đã bị bắt giữ ba lần và bị đuổi việc vì niềm tin vào Pháp Luân Công. Lần bị bắt thứ hai, công an đã còng tay bà vào một chiếc ghế và thay phiên nhau tra tấn bà trong nhiều ngày. Bà đã trốn thoát và rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Trong lần bắt giữ cuối cùng, bà đã bị tra tấn và không được ăn gì trong 18 ngày. Chính quyền đã thả bà ra để chữa trị y tế khi bà cận kề cái chết.

Bà Trịnh Ái Trân, 71 tuổi, vào năm 2000, khi đang ở nhà con trai và con dâu thì công an xông vào nhà. Một viên công an đã dùng kéo đâm vào tay của con dâu bà, và đánh đập tàn bạo bà cùng con trai. Con trai bà đã trốn thoát và bị buộc phải rời khỏi nhà.

Ông Triệu Vân Long, 73 tuổi, bị bắt giữ và bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức vào tháng 3 năm 2009 sau khi tranh luận với công an bên ngoài một phòng xử án về tính hợp pháp của cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Bà Lận Tân Vinh, 70 tuổi, đã bị công an tống tiền một lượng lớn, nhà bà bị lục soát và bà bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức.

Bà Đổng Tế Hoa, 76 tuổi, cũng chịu những đau khổ to lớn trong 16 năm bức hại.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610 vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/25/314610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/1/152341.html

Đăng ngày 08-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share