[MINH HUỆ 1-9-2015] Có tổng cộng 525 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể từ tháng 5 đến ngày 23 tháng 8 năm 2015.
Theo những báo cáo do Minh Hue Net tổng hợp, đến cuối tháng 8 năm 2015, có 2.288 học viên ở tỉnh An Huy đã gửi đơn kiện lên Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Các học viên đã buộc tội Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo vào tháng 7 năm 1999, khiến họ bị giam cầm, bắt giữ và kết án vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.
Đa phần trong số họ đều đã trải qua việc bị bắt giữ, giam cầm, kết án, bị tra tấn về thể xác và tinh thần, nhà bị lục soát và tài sản cá nhân bị tịch thu.
Dưới đây là chi tiết về hồ sơ của các học viên:
Bà Tất Tiểu Tuấn (毕小俊), 51 tuổi, là một nhạc công từng làm việc tại Nhà hát Opera Hoàng Mai ở An Huy. Bà đã bị bắt 6 lần kể từ giữa tháng 7 năm 1999 đến năm 2006. Trong thời gian đó, bà bị giam tại Trại tạm giam và Trung tâm tẩy não thành phố Hợp Phì. Sau đó bà Tất bị kết án bốn năm tù ở Nhà tù nữ Túc Châu tỉnh An Huy.
Bà Tất đã chịu tra tấn tàn bạo trong lúc bị giam cầm, chẳng hạn như bị trói lên giường chết, hai tay bị còng và hai chân bị cùm, buộc phải ngồi trên ghế trong 72 ngày, bị cấm ngủ. Bà còn bị biệt giam và bị đánh đến mức ngất xỉu. Ngoài ra, bà Tất còn phải lao động không công hơn 10 tiếng một ngày.
Bà Hoàng Lệ Bình (黄丽萍) ở thành phố Hợp Phì đã viết trong đơn khiếu nại: “Tôi bị bắt vào tháng 9 năm 2005 trong lúc đi thăm bạn. Tôi bị giam tại Khách sạn Tân Hoa trong một tháng. Khi họ thấm vấn tôi, công an còng tay tôi vào cửa sổ và thẩm vấn tôi hơn 10 tiếng một ngày. Công an cũng đe doạ tôi, nói rằng nếu tôi để người khác biết chuyện tôi bị thẩm vấn, họ sẽ trả thù con trai tôi.
Sau đó tôi bị kết án tám năm tù ở Nhà tù nữ Túc Châu. Tôi bị cấm ngủ. Lính canh đã bỏ nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc vào cốc của tôi, và điều này khiến tôi bị đau nửa đầu, trí nhớ giảm sút.
Trước khi bà Hoàng bị kết án, người ở phòng công an địa phương, đồn công an và uỷ ban khu dân cư thường xuyên đến sách nhiễu hay gọi điện thoại khủng bố bà. Bất cứ khi nào có chuông điện thoại, cha mẹ và con trai bà Hoàng đều rất sợ hãi.
Bà Ngô Lan Anh (吴兰英), 69 tuổi, đã viết trong đơn khiếu nại: “Tôi bị bắt vào ngày 20 tháng 5 năm 2005, trong lúc tôi đi phát tài liệu về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp. Một tháng sau, tôi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức nữ cấp tỉnh tại địa phương và bị giam một năm rưỡi tại đó.
“Họ bắt tôi phải tham gia các phiên tẩy não trong hai tháng để ép tôi từ bỏ đức tin của mình. Tôi phải làm việc 16-18 tiếng một ngày và không được ngủ nếu chưa hoàn thành chỉ tiêu. Trong lúc bị giam, người nhà tôi buộc phải thanh toán khoản tiền 5.000 nhân dân tệ.”
Bà Lý Thiệu Thông (吴兰英), 58 tuổi, bị bắt lần thứ tư tại nơi làm việc vào tháng 10 năm 2011. Bà bị đưa đến Trung tâm tẩy não đường Thanh Khê tại Hợp Phì.
Những người tẩy não bà Lý đã bỏ nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc vào trong tô súp của bà, mục đích khiến hệ thần kinh trung ương của bà bị huỷ hoại, và khiến bà từ bỏ niềm tin của mình. Sau khi ăn súp, bà bị đau nửa đầu. Họ âm mưu bắt bà viết tuyên bố từ bỏ đức tin, nhưng bà từ chối. Sau đó họ bắt bà điểm chỉ lên tờ cam kết.
Các học viên sau cũng nộp đơn kiện.
Bà Kim Thiệu Liên (金绍莲), 69 tuổi, giáo sư.
Thôi Hoài Tu (崔怀修), 79 tuổi.
Ông Diêu Thánh Xuyên (姚圣川), 77 tuổi.
Bà Trương Thiện Anh ((张善英), 73 tuổi.
Học viên Uông Quốc Hoa, 90 tuổi.
Học viên Dư Tuấn (余俊), 95 tuổi.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/1/315014.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/9/152462.html
Đăng ngày 30-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.