Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-04-2014] Gần đây, tôi cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Mỗi ngày kết thúc thật nhanh trong khi tôi chưa làm được gì nhiều. Tôi hiểu rằng thời gian mà Sư phụ an bài cho chúng ta tu luyện đang ngày càng ít dần. Sau khi hướng nội, tôi phát hiện ra sau 10 năm tu luyện, tôi vẫn đang quanh quẩn ở một tầng thứ. Tôi chưa đạt tới tiêu chuẩn của Pháp. Tôi  cảm thấy lo lắng. Nếu Chính Pháp kết thúc vào lúc này, tôi sẽ ân hận biết bao.

Vì sao việc đề cao tâm tính của tôi lại chậm như vậy? Tôi vẫn học Pháp và hướng nội mỗi khi gặp vấn đề. Tôi đang tu luyện, thế nhưng tôi vẫn dừng lại tại một tầng. Tôi đã bỏ lỡ hết cơ hội này đến cơ hội khác mà Sư phụ đã an bài để giúp tôi đề cao. Nói một cách khác, tôi đã gặp cùng một khảo nghiệm hết lần này đến lần khác vì tôi chưa vượt qua nó.

Nói đến khảo nghiệm này thật xấu hổ. Tôi thường có mâu thuẫn với một đồng tu khác. Nếu như tôi nói hay làm điều gì không đúng hoặc có một sự hiểu lầm nào đó, mâu thuẫn sẽ xảy ra. Khi đồng tu đó chỉ trích tôi về một điều gì, tôi hiếm khi tranh luận hoặc giải thích dù chỉ một chút. Nếu cô ấy tiếp tục nói hoặc khi có nhiều đồng tu khác nhìn thấy việc này và tôi cảm thấy khó chịu trong lòng, lúc đó tôi sẽ nhẩm bài “Thiểu biện” và “Thùy thị thùy phi” trong Hồng Ngâm III, làm vậy đôi lúc cũng có tác dụng.

Trong mâu thuẫn xảy ra gần đây nhất, người học viên đó đã nổi nóng với tôi vì một điều nhỏ nhặt. Cô đã chỉ ra một vài chấp trước của tôi. Tôi nghĩ: “Khảo nghiệm lại tới. Lần này mình phải hành xử cho tốt, như thế mình sẽ không gặp phải nó lần nữa.” Cũng như lần trước, tôi nhẩm bài “Thùy thị thùy phi” trong Hồng Ngâm III.

Trong khi nhẩm Pháp, tôi cảm thấy tâm bình tĩnh nhưng không được thản nhiên lắm. Tôi đã nghĩ nếu tôi có thể vượt qua lần này thì khảo nghiệm này sẽ không xảy đến nữa. Thế nhưng, tâm này là bất thuần vì tôi sợ phải đối mặt với nó mà chỉ muốn vượt qua nó theo cách thông thường. Tôi đã không nhận ra chấp trước căn bản của mình và vì thế tôi đã không thể đề cao.

Khi về đến nhà, tôi vẫn nghĩ rằng sự việc không đúng như những gì đồng tu đó nói. Cô ấy đã áp đặt một số thứ cho tôi. Tôi cảm thấy như cô đang quở trách và công kích tôi. Tất cả những chấp trước người thường này đang trỗi dậy trong tôi.

Vì tôi không xem xét vấn đề dưới góc độ một đệ tử Đại Pháp, tà ác đã lợi dụng sơ hở đó và can nhiễu tới tôi: “Cô không sai, là cô ấy sai!” Tôi càng nghĩ nhiều về nó, tôi càng cảm thấy tức tối. Tôi đã không thể bỏ qua và không thể trầm tĩnh ngay cả khi đang luyện công hay đả tọa. Tôi cũng không thể tập trung khi học Pháp, và phát chính niệm cũng không mang lại hiệu quả. Tôi thấy oán hận và mệt mỏi. Tôi đã nghĩ: “Tu luyện quả thực gian khổ!”

Tôi đã cho rằng các đồng tu khác không cần thiết phải lo lắng cho tôi ngay cả khi tôi tu luyện không tốt. Mặc dù Sư phụ dùng lời nói của họ để điểm hóa cho tôi, họ cũng không cảm thấy thoải mái khi mâu thuẫn xảy ra. Tôi cảm thấy có lỗi với họ. Tại sao tôi lại gây phiền phức cho người khác? Tôi đã cố gắng tránh mâu thuẫn để nó không ảnh hưởng tới chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp. Tôi đã quyết định sẽ không can thiệp vào bất kỳ việc gì trong tương lai và thậm chí tôi còn xuất hiện những niệm đầu tiêu cực.

Dường như tôi thuộc về những người với “nghiệp lực lớn, ngộ tính kém” (Chuyển Pháp Luân), rất khó tu lên. Khi nhận ra điều này, tôi đã quyết tâm sẽ không quản những chuyện xung quanh nữa và tránh để xảy ra mâu thuẫn, tự mình tu luyện, đắc được bao nhiêu thì đắc bấy nhiêu.

Rồi một ngày, khi tôi mở cuốn Chuyển Pháp Luân, đoạn Pháp sau đã thu hút sự chú ý của tôi:

“Ở đây chúng tôi dạy mọi người theo đường chính, đồng thời giảng rõ Pháp cho chư vị, để cho chư vị tự mình ngộ; còn học hay không là vấn đề ở bản thân chư vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Không ai cưỡng bách hay bức bách chư vị phải tu; tu hay không là vấn đề riêng của cá nhân chư vị; nghĩa là, chư vị theo đường nào, chư vị muốn gì, chư vị mong được gì, không ai can thiệp chư vị hết; chỉ có thể khuyến Thiện.”

Những lời này đã thức tỉnh tôi. Sư phụ đang nhắc nhở tôi: “Này đệ tử, đừng để bị rớt xuống! Nguy hiểm lắm!” Tôi đã vô cùng phấn khích khi biết rằng Sư phụ đã không bỏ tôi lại và vẫn cố gắng để kéo tôi lên. Cảm tạ Sư phụ. Tôi đã hoàn toàn thay đổi cách nghĩ. Tôi cảm thấy tôi sẽ phụ sự từ bi cứu độ của Sư phụ nếu tôi không tinh tấn tu luyện.

Giờ đây, tôi cảm thấy hoàn toàn khác khi nhẩm bài “Thùy thị thùy phi”. Tôi đã ngộ ra ý nghĩa sâu sắc của câu “Đối đích thị tha, thác đích thị ngã.” (Cái đúng là họ, cái sai là mình – Tạm dịch). Để đạt tới tầng thứ đó, tôi cần phải thật sự đặt bản thân sang một bên và bỏ đi “cái tôi” giả tạo để đạt tới vô ngã.

Chúng ta tới xã hội nhân loại là đang ở trong mê. Trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội này, chúng ta rất dễ bị nhiễm những thứ bất hảo. Hệ quả là, chúng ta đều bị bao quanh bởi nghiệp lực, quan niệm xấu, nghiệp tư tưởng và cả những vật chất khác hình thành hậu thiên. Rất khó để nhận ra được bản ngã chân chính của chúng ta. Chúng ta phải học Pháp và phân biệt giữa “cái tôi” chân chính và “cái tôi” giả tạo để từ đó trừ bỏ đi “cái tôi” giả tạo kia. Chúng ta cần biết rằng mâu thuẫn nảy sinh là do chính những vấn đề của chúng ta tạo ra và chúng ta cần phải tìm ra những chấp trước đó. Bằng cách này, chúng ta sẽ làm được tốt hơn trong tương lai và phản bổn quy chân, trở về với bản tính nguyên lai của mình.

Khi nhìn vào các đồng tu, tôi thấy mặt đã tu thành của họ đang tỏa sáng và tôi cảm thấy khâm phục họ. Có thể tôi có một vài kỹ năng về kỹ thuật, nhưng vì thế mà tôi đã phát triển tâm lý tự mãn. Tôi cũng có những chấp trước như giận dữ, sợ hãi, không tu khẩu, tìm kiếm sự an nhàn, lười biếng và chấp trước vào tình. Tôi vẫn chưa thể hoàn toàn chiểu theo yêu cầu của Sư phụ khi luyện công và học Pháp, và cũng chưa hoàn toàn tín Sư. Tôi nhận thấy rất nhiều chấp trước của bản thân.

Mặc dù tôi vẫn đang làm ba việc nhưng hiệu quả không cao, bởi vì tôi làm ba việc trong khi còn mang rất nhiều chấp trước người thường. Khi một người thường làm công việc của Đại Pháp, nó không thể mang đến uy đức vĩ đại. Như thế chẳng phải việc tu luyện của tôi là vô ích hay sao? Tôi nên làm gì? Tôi nhất định phải kiên định tu luyện. Khi thời kỳ Chính Pháp còn chưa kết thức thì tôi vẫn còn cơ hội. Tôi phải khẩn trương hơn và làm thật tốt.

Sư phụ đã giảng:

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu như tôi quyết tâm tu luyện, Sư phụ sẽ giúp tôi trừ bỏ những vật chất xấu. Khi chúng ta có thể thanh trừ hết thảy các tâm chấp trước, thì chúng ta mới có thể theo Sư phụ trở về ngôi nhà chân chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/11/谁对谁错不重要-去掉执著是关键-289832.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/2/432.html

Đăng ngày 09-06-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share