Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-03-2014] Các học viên gần đây có chia sẻ về điều Sư phụ giảng: “…cần phải thay đổi từ tận gốc quan niệm của người thường.” (Chuyển Pháp Luân). Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình với các bạn đồng tu.
Để thay đổi từ tận gốc quan niệm của chúng ta, đầu tiên chúng ta phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ những chấp trước của mình. Ví dụ, sau khi một vài học viên giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp với bạn bè và họ hàng của mình, họ thay đổi chủ đề từ những sự việc bình thường, chẳng hạn như việc tìm kiếm một trường học tốt và sau đó là một công việc tốt cho con cái của họ. Tôi nghĩ rằng đây là một cách lịch sự hơn khi nói chuyện với những người không phải học viên. Nhưng tôi nghĩ đó lại là một biểu hiện tâm chấp trước ẩn sâu của các học viên.
Lúc đầu, tôi nghĩ mình đã đi đến cực đoan và đang chỉ trích các học viên. Sau đó, tôi nghĩ có lẽ các học viên đã hành động đúng, và chúng ta có thể nên sử dụng một số quan niệm người thường để phù hợp với trạng thái của xã hội người thường.
Tôi đã hướng nội và tìm chấp trước của mình, và tôi tự hỏi tại sao mình lại chứng kiến cách làm này của họ. Các học viên đã đang làm rất tốt công việc giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho người khác, như thế có lẽ cũng khá tốt rồi. Sau cùng, tất cả chúng ta đều có một con đường tu luyện khác nhau.
Nghiêm túc hướng nội sâu hơn nữa về vấn đề ‘quan niệm của người thường’
Thời gian trôi qua, một số học viên này đã gặp phải nghiệm bệnh nghiêm trọng và rơi vào trạng thái ngủ gật trong khi học Pháp. Đó là khi tôi bắt đầu xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Tôi cố gắng nhìn xem những quan niệm trong thế giới con người theo các khía cạnh khác nhau kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Lúc đầu tôi thử đảo ngược lại mọi thứ mà tôi thấy và bị ức chế bởi những quan niệm người thường của mình. Bây giờ tôi luôn có niệm rằng những gì mà người ta cho là tốt thì thực tế lại là xấu. Tôi nhận thấy nhiều học viên nhìn nhận mọi việc giống như những người không tu luyện, và tôi nghĩ rằng đây là những gốc rễ quan niệm mà các học viên cần thay đổi.
Theo thể ngộ của tôi, chúng ta nên làm mọi thứ tốt nhất mà chúng ta có thể, nhưng khái niệm về tốt xấu nên khác với những người không tu luyện. Nếu chúng ta làm các hạng mục Đại Pháp dựa trên quan niệm và khái niệm của người thường, thì chúng ta chỉ đơn thuần là đang làm một công việc bình thường. Chúng ta cần phải thay đổi từ tận gốc quan niệm của mình khi chúng ta tu luyện Đại Pháp.
Học viên không phải là những người thu xếp
Những gì xảy ra với những học viên này đã phơi bày nhiều tâm chấp trước ẩn sâu trong các học viên. Một số thường lên kế hoạch lâu dài cho gia đình của họ và dường như không nhận ra thời gian dành cho Chính Pháp bị hạn chế. Đôi khi chúng ta sử dụng lý do “chúng tôi không biết khi nào Chính Pháp sẽ kết thúc” để che đậy những chấp trước của mình. Những người khác thì nói rằng họ sẽ không phải lo lắng về bất cứ điều gì khác miễn là họ thu xếp cho bản thân và gia đình họ. Và thậm chí có những người không tin vào sự tồn tại của Thần Phật.
Nhiều học viên không nhận ra rằng chúng ta không phải là những người thu xếp [cho cuộc sống của người thường], và cựu thế lực có thể lợi dụng sơ hở này để bức hại chúng ta.
Chúng ta không thể lúc nào cũng đi tìm lý do vì sao chúng ta phải gặp khổ nạn. Điều này là do chúng ta che đậy các tâm chấp trước căn bản nhất của mình và sử dụng những khái niệm thông thường về tốt và xấu. Kết quả là, chúng ta chỉ có thể tìm ra những gì đang ngăn trở mình đắc được những điều tốt đẹp trong thế giới con người, khiến chúng ta chỉ cố gắng bảo vệ lợi ích của bản thân mình.
Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đang tìm kiếm những chấp trước, nhưng chúng ta thực sự là đang che đậy các chấp trước căn bản của mình. Và đây chính xác mới là những chấp trước mà chúng ta cần phải loại trừ và buông bỏ. Một người có thể nói ra chấp trước của một học viên qua những gì anh ấy nói và làm.
Bị giới hạn bởi những quan niệm người thường
Chúng ta thường bị hạn chế bởi những quan niệm người thường và không thể nhìn thấy chân lý của vũ trụ và các Pháp lý khi chúng ta học. Chúng ta nên chính lại bản thân từ tận gốc và chắc chắn rằng lời nói và hành động của mình không dựa trên cùng một nguyên lý như những người không tu luyện.
Sư phụ đã giảng:
“Chư vị muốn từ mặt chữ đọc thấy trong «Chuyển Pháp Luân» có việc Chính Pháp mà tôi bảo chư vị hôm nay, thì chư vị vĩnh viễn không thấy. Đã là một đệ tử Đại Pháp, là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chư vị cần thực thi những gì, [thì] từ trong «Chuyển Pháp Luân» chư vị có thể nhận thức được, theo Pháp lý chư vị có thể biết được. Không chỉ có thể nhận thức đến bước này, rằng cụ thể thực hiện ra sao, làm thế nào cho tốt — [nếu] chư vị liên tục đọc sách — thì đến cả các việc của bước sau, chư vị cũng nhìn thấy, có thể điểm [hoá] cho chư vị. Cũng không chỉ vậy, đến tận bước cuối cùng cũng có thể điểm [hoá] cho chư vị. Dẫu chư vị tu cao đến mấy, đều ở trong đó cả. Một đệ tử Đại Pháp cần làm thế nào, đều trong đó cả. Chư vị nếu muốn tìm ở bề mặt chữ, thì chư vị không mở ra được.” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York)
Gần đây, khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra những hàm nghĩa mà Sư phụ giảng trong đoạn Pháp trên. Khi tôi đọc Pháp mà không bị sao lãng tư tưởng, tôi nhận thức được “học Pháp” thực sự có nghĩa gì. Trong quá khứ tôi chỉ có thể nhìn thấy một số Pháp lý một cách ít ỏi, nhưng bây giờ tôi có thể thấy một phạm vi lớn hơn. Tôi cũng thấy các Pháp lý ở ba tầng [nghĩa] khác nhau cùng một lúc. Tôi có thể ghi nhớ các câu hỏi về Pháp lý trong tâm trí mình, và tìm thấy những câu trả lời ngay lập tức khi tôi học Pháp.
Khi tôi thực sự thay đổi từ căn bản, tôi đã trải nghiệm được những biến đổi đáng kể và đạt được trạng thái mà tôi đã trải nghiệm. Học Pháp không phải là chỉ như đọc một cuốn sách. Khi chúng ta học Pháp tốt, sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn trong việc cứu độ chúng sinh. Học Pháp một cách điềm tĩnh không có nghĩa là việc tìm kiếm một nơi yên tĩnh để đọc, mà nó có nghĩa là đọc Pháp với một tâm trí thanh tịnh. Chất lượng quan trọng hơn số lượng khi chúng ta đọc Pháp.
Tôi không chia sẻ với các đồng tu khác khi tôi ngộ ra các Pháp lý đằng sau nghĩa bề mặt. Điều này không chỉ vì tôi muốn tu khẩu của mình. Đó chỉ là, ngay sau khi tôi nói ra, lời nói đó lại nghe thật đơn giản và bình thường. Rất nhiều trong số những trạng thái tu luyện của tôi không phải là ấn tượng, và đó là bởi vì chúng ta cần giác ngộ từ trong Pháp và tăng trưởng công của mình một cách vững vàng và lặng lẽ. Đây là một biểu hiện trạng thái tu luyện của chúng ta và nó không thể đạt được một cách có chủ ý.
“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu”
(Thực tu, Hồng Ngâm)
Tôi đã tu luyện một cách vững chắc trong hai năm qua, và tôi cố gắng để loại bỏ đi những thứ của người thường. Khi tôi làm được những điều đó, tôi có thể trải nghiệm được những niềm vui tu luyện trong Pháp. Miễn là chúng ta nghe theo lời dạy của Sư phụ, khi chúng ta loại bỏ được một chấp trước, thì chúng ta sẽ có những bước đột phá trong học Pháp và đạt được nhiều hơn nữa từ Pháp. Sư phụ đã thực sự ban cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất.
Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ của tôi về việc thay đổi những quan niệm của chúng ta. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/26/对改变常人观念的认识-289091.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/19/252.html
Đăng ngày 08-06-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.