Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-04-2014] Tôi có ấn tượng sâu sắc bởi một bài viết được đăng trên trang web Minh Huệ vào ngày 04 tháng 02 năm 2014. Tiêu đề của bài viết là “Trải nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình chuyển hoá nghiệp qua các cuộc xung đột.”

Tôi luôn coi bất kể sự việc gì xảy đến dù tốt hay xấu cũng là do nhân quả báo ứng, là kết quả của việc chuyển hoá nghiệp lực. Tôi luôn tin rằng thiện hữu thiện báo và ác hữu ác báo. Ví dụ, tôi phàn nàn với cấp trên của mình bằng một giọng điệu lo lắng khi tôi đang thảo luận về công việc. Hiển nhiên là tôi đã có tâm oán hận đối với người mà tôi đang phàn nàn.

Tôi vẫn không thể nào bình tĩnh lại sau giờ làm việc và nhớ đến bài viết đó. Chẳng phải tôi đang tự mình tạo nghiệp sao? Tôi cảm thấy khó chịu và hối tiếc rằng tôi đã không tu khẩu. Tôi đã không chịu đựng mà còn mang đức cho đi, sao tôi lại có thể ngu ngốc đến vậy!

Tôi đã từng có trải nghiệm rằng tôi luôn cảm thấy buồn và thậm chí còn không thể ngủ khi tôi tranh cãi với những người khác, bất luận là tôi thắng hay thua. Rất nhiều mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta mang tâm người thường, chúng ta không thể có chính niệm và do vậy liên tục có những xung đột về tâm tính với mọi người. Cuối cùng tôi đã hiểu được nguyên do, và rồi tôi đã cảm thấy thư thái và tĩnh lặng. Tôi đã nhận ra hàm nghĩa trong lời giảng của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

Sư phụ giảng:

“Chúng ta phần lớn là trong khi xung đột tâm tính giữa người với người mà chuyển hoá nghiệp lực; thông thường nó thể hiện tại đây.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Tư)

Gần đây tôi lại trải qua một cuộc xung đột về tâm tính. Chúng tôi đang làm việc cho một hạng mục mà cần có sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau. Người phụ trách đã yêu cầu bộ phận của chúng tôi phối hợp và chịu trách nhiệm về phần báo cáo cuối cùng. Trong quá trình này, tôi đã phải giải quyết mâu thuẫn trong việc phối hợp với các đồng nghiệp. Bình thường chúng tôi vốn luôn chào hỏi nhau một cách nhã nhặn, nhưng họ lại nhằm vào vấn đề của bộ phận chúng tôi để bao che cho họ. Tôi đã có những quan niệm của người thường trong cuộc xung đột này và nghĩ đến việc trả thù sự tinh ranh của họ hay giải quyết mâu thuẫn theo cách khôn khéo giống như một người thường.

Khi bình tâm lại, tôi nghĩ đến những lời giảng của Sư phụ. Tôi phát hiện ra những thiếu sót của bản thân mình và phóng hạ nhân tâm. Nhiều đêm, tôi đã nhớ lại quá trình tu luyện của bản thân và chiểu theo những nguyên lý của Pháp để tìm ra những chấp trước đó. Sau đó tôi đã loại bỏ chúng, chính lại bản thân và duy trì chính niệm.

Là một học viên, tôi phải đối xử với mọi người một cách chân thành, thấu hiểu, thông cảm và khoan dung. Chắc hẳn tôi cũng muốn họ đối xử với mình một cách chân thành. Tôi đối đãi với công việc của mình một cách nghiêm túc và làm việc có trách nhiệm. Tôi sẽ không từ chối bất kể việc gì mà tôi phải làm, bất kể có khó khăn như thế nào. Khi những quan niệm người thường của tôi khởi lên, tôi sẽ nghĩ đến điều mà Sư phụ dạy chúng ta – đó là “Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính” (“Thế nào là Nhẫn” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nhẫn là điều mà phải thực hành tu luyện thì mới có được. Có Nhẫn, một người có thể kiểm soát được những quan niệm người thường của mình, tĩnh tâm suy nghĩ, hướng nội để tìm ra can nhiễu và loại bỏ chúng một khi xác định được chúng. Có Nhẫn, tâm tính chúng ta sẽ được đề cao và thân thể chúng ta sẽ được tịnh hoá. Khi tâm tôi càng trở nên thanh tịnh thì môi trường làm việc của tôi càng trở nên thuận lợi hơn.

Trong tu luyện tôi ngộ ra rằng khi tôi tu Nhẫn trong lúc đối mặt với những khổ nạn, việc dữ sẽ hoá lành. Mọi khổ nạn đều nhanh chóng được giải quyết và hoàn cảnh xung quanh cũng trở nên thuận lợi hơn.

Ngược lại, khi tôi không có được trạng thái của một người tu luyện mà lại ở trạng thái của một người thường, tôi sẽ tranh cãi với những người khác. Tôi sẽ đáp trả vài lời nếu ai đó nói những lời không hay đối với tôi. Tôi mù quáng phủ nhận ý kiến của mọi người và phớt lờ những cảm giác của họ. Kết quả là tôi không chỉ thất bại trong việc đề cao tâm tính mà còn tự mình tạo nghiệp.

Những nguyên lý Pháp của Sư phụ đã rất minh bạch, rõ ràng. Ngài đã ban cho đệ tử của mình những điều tốt đẹp nhất. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã buông lơi và không chú trọng đến việc đề cao tâm tính của bản thân mình. Nguyên nhân dẫn đến việc không Nhẫn được là do tâm tật đố và oán hận của tôi và theo sau là tâm tranh đấu.

Hôm nay, tôi muốn phơi bày và loại bỏ tâm tật đố và tâm oán hận của mình bởi vì tôi muốn đạt được cảnh giới mà Sư phụ đã đề cập đến.

Sư phụ giảng:

“Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui.” (“Cảnh giới” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Với thể ngộ còn hạn chế tại tầng thứ của mình, xin từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/10/不能“忍”的背后-289836.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/2/427.html

Đăng ngày 05-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share