Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-11-2013] Hai học viên Pháp Luân Công ở thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt vào tháng 05 năm 2013 và kết án 10 năm tù vào tháng 11 vì họ đã dùng các tờ tiền có ghi thông điệp ngắn về Pháp Luân Công.
Những tờ tiền “giảng rõ chân tướng”
Tiền giấy với thông điệp ngắn về Pháp Luân Công là một cách để các học viên ở Trung Quốc nói với mọi người sự thật. “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là một trong những thông điệp thường được ghi hoặc in trên tiền.
Bởi vì tất cả phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, có nhiều người không biết sự thật về Pháp Luân Công. Những tờ tiền đó rất thông dụng, và một vài người còn cố ý thu thập chúng. Do lo sợ, ĐCSTQ đã rất nỗ lực trừng phạt các học viên Pháp Luân Công vì đã dùng tiền để giảng thanh chân tướng.
Bà Lưu Diễm Hoa và bà Ngô Văn Cầm là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang. Họ đã bị xét xử hai lần tại Tòa án quận Y Xuân, thành phố Y Xuân khoảng giữa tháng 05 và tháng 11. Cảnh sát, công tố viên và tòa án đã tìm mọi cách để ngăn cản luật sư của họ.
Mặc dù luật sư tham dự phiên tòa, họ không được biện hộ cho bà Lưu và bà Ngô, nên đã tức giận rời khỏi phiên xét xử. Cuối cùng, Tòa án quận Y Xuân đã chấp nhận đề xuất của công tố viên Thái Vĩnh Tiêu và kết án bà Lưu và bà Ngô mỗi người 10 năm tù. Họ tuyên án dựa trên bằng chứng rằng hai người đã dùng tiền có ghi thông điệp về Pháp Luân Công.
Theo gia đình và người thân của bà Lưu và bà Ngô, sở cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án đã không tôn trọng luật pháp trong phiên xét xử.
Cản trở luật sư bào chữa
Bà Lưu và bà Ngô bị cảnh sát ở sở cảnh sát Hồng Thăng thuộc quận Y Xuân bắt vì đã dùng tiền có ghi thông điệp giảng thanh chân tướng tại chợ Hoằng Giang, quận Y Xuân vào khoảng 1 giờ chiều ngày 17 tháng 05 năm 2013. Họ đã bị giam tại nhà giam Y Xuân.
Sở cảnh sát Y Xuân và Viện kiểm sát đã đưa vụ án ra tòa vào ngày 15 tháng 07.
Cả hai gia đình đã thuê luật sư từ Bắc Kinh để bào chữa vô tội cho bà Lưu và bà Ngô. Tuy nhiên, do Phòng 610 giật dây, cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án đã bất chấp luật pháp và ngăn cản các luật sư gặp thân chủ. Sau khi hai gia đình và luật sư phản đối kịch liệt, các luật sư cuối cùng cũng được gặp bà Lưu và bà Ngô. Tuy nhiên, cảnh sát tại trung tâm giam giữ đã theo dõi và ghi hình cuộc trò chuyện của họ.
Phiên tòa đầu tiên bị hoãn ba lần
Phiên tòa đầu tiên được tổ chức tại Tòa án quận Y Xuân vào ngày 10 tháng 09 năm 2013. Vị thẩm phán chủ tọa lẽ ra phải kiểm tra danh tính của tất cả các bên tham gia vụ án, nhưng lại không kiểm tra danh tính của công tố viên. Các luật sư ngay lập tức chỉ ra rằng ông ấy không làm theo luật.
Bà Lưu và bà Ngô xuất hiện tại tòa, bị còng và bị cùm chân. Luật sư Triệu Vĩnh Lâm đã chỉ ra rằng họ không phải tội phạm và không phải bị còng. Vị thẩm phán nói rằng trại giam đã làm điều đó. Luật sư nhấn mạnh rằng phòng xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án quận Y Xuân. Thẩm phán đã buộc phải hoãn phiên xử và yêu cầu cảnh sát lấy chìa khóa từ trại giam, tháo còng và cùm chân cho bà Lưu và bà Ngô.
Trong phiên tòa, các luật sư liên tiếp chỉ ra rằng phiên tòa đã vi phạm “luật tố tụng hình sự” và yêu cầu thẩm phán và công tố viên không tham gia tranh luận, nhưng thẩm phán đã bác bỏ yêu cầu và tiếp tục.
Các luật sư hỏi chánh án: “Ông có thẩm quyền để bác bỏ yêu cầu bãi công tố viên của chúng tôi ư? Ai có quyền đó?” Vị thẩm phán trả lời rằng trưởng công tố viên là người có quyền. Ông ấy nhận ra việc bác bỏ yêu cầu là vô lý, nên đã tạm hoãn phiên xử một lần nữa.
Thẩm phán đã mời chánh án tòa án đến khi phiên xét xử tiếp tục vào lúc 2 giờ chiều. Chánh án đọc một văn bản nói rằng, theo luật tố tụng hình sự, thẩm phán chủ tọa không vi phạm luật và sẽ tiếp tục giữ vai trò này. Sau đó công tố viên đọc một lá thư từ trưởng công tố viên nói rằng công tố viên không vi phạm luật và sẽ tiếp tục giữ vai trò này. Chỉ có một thẩm phán bị thay thế, nhưng phiên xử vẫn tiếp tục.
Luật sư Triệu nói rằng phiên xét xử đã vi phạm một vài điều luật như:
1. Vị thẩm phán mới tiếp nhận vụ việc và không biết các tình tiết. Ông ấy cần thời gian để đọc hồ sơ. 2. Tòa án phải gửi cho luật sư bản cáo trạng 10 ngày trước phiên xét xử. Nhưng đến phiên xét xử luật sư Triệu mới được nhận. 3. Bà Ngô và bà Lưu phải nhận được bản cáo trạng ba ngày trước phiên xét xử, nhưng lại chỉ nhận được trước đó chưa đến một ngày.
Thẩm phán chủ tọa đã không trả lời luật sư. Ông lại yêu cầu hoãn phiên xử và nói rằng sẽ tiếp tục vào ngày 24 tháng 12.
Tòa án họp tiền xét xử một cách phi pháp
Tòa án được canh gác nghiêm ngặt và phong tỏa vào khoảng 8 giờ sáng ngày 24 tháng 12. Nhiều xe cảnh sát đỗ trước tòa án, và cảnh sát chụp ảnh cũng như quay phim những người xung quanh. Một vài người muốn tham dự phiên tòa, nhưng cảnh sát không cho họ vào.
Ba luật sư đến phòng của thẩm phán chủ tọa tại tòa án quận Y Xuân đúng giờ, nhưng Lý Vĩnh Thắng, chánh tòa án hình sự nói với họ: “Chúng ta sẽ họp tiền xét xử tại trại tạm giam vì hai bị cáo muốn tham gia.”
Ba luật sư ngồi xuống và nói: “Chúng tôi đến đây để tham gia phiên xét xử, không phải họp tiền xét xử.” Lý Vĩnh Thắng nói họ đã sẵn sàng và tất cả các bên đã có mặt. Các luật sư hỏi: “Tại sao phải họp tiền xét xử?” Ông Lý đáp rằng nhiều vấn đề thủ tục tố tụng trong phiên trước cần được giải quyết trước khi phiên tòa này bắt đầu.
Các luật sư đáp: “Phiên đầu tiên đã diễn ra vào ngày 10 tháng 09 và họp tiền xét xử là không cần thiết.” Họ cũng đưa ra các văn bản pháp lý và nói với Lý Vĩnh Thắng rằng không có cơ sở pháp lý để họp. Các luật sư hỏi rằng phiên xét xử có diễn ra ngày hôm đó hay không. Thẩm phán không trả lời mà chỉ nói: “Có thể họp tiền xét xử tại tòa nếu các vị không muốn đến trại tạm giam. Chúng tôi có thể đưa các bị cáo tới đây.” Các luật sư đã không đồng ý.
Lý Vĩnh Thắng nói: “Nếu các vị không muốn họp tiền xét xử, các vị thấy thủ tục tố tụng không có vấn đề gì đúng không?”
Các luật sư đáp: “Bây giờ thì không, nhưng chúng tôi sẽ chỉ ra khi cần thiết. Chúng tôi muốn phiên xét xử diễn ra hôm nay.” Điện thoại văn phòng reo liên tục, thể hiện sự hối thúc từ cuộc họp tại trại tạm giam. Do sự kiên định của luật sư, tòa cuối cùng phải từ bỏ họp tiền xét xử.
Tòa án đã yêu cầu các luật sư xác nhận bằng văn bản rằng họ sẽ không chất vấn các thủ tục tố tụng trong phiên xét xử, vì họ đã không họp tiền xét xử. Tuy nhiên, các luật sư nói: “Chúng tôi không ký gì cả. Chúng tôi sẽ đi nếu các ông không muốn tổ chức phiên xét xử ngày hôm nay. Quý vị có thể thông báo phiên xét xử kế tiếp cho chúng tôi.”
Lý Vĩnh Thắng hỏi các luật sư: “Các ông nghĩ khi nào thích hợp cho phiên xét xử kế tiếp?” Họ đáp rằng họ không có thời gian đầu tháng 10 nên phải đợi đến khoảng giữa tháng 10. Các luật sư yêu cầu thời gian phải được xác định qua điện thoại và xác nhận qua thư. Ngoài ra luật sư và tòa cũng đạt được thỏa thuận rằng luật sư được gặp bị cáo bất cứ khi nào họ cần.
Thủ đoạn trong phiên xét xử
Phiên xét xử tiếp theo diễn ra vào ngày 22 tháng 10. Một trong các luật sư là Trữ Ngọc Khôn đã không thể đến đúng giờ vì chuyến bay bị chậm do sương mù. Các luật sư định sẽ thương lượng với tòa để hoãn phiên xét xử lại một ngày.
Ba luật sư đã tìm cách liên lạc với Lý Vĩnh Thắng cả buổi sáng, nhưng ông ấy không nghe máy. Hai luật sư còn lại đến tòa vào lúc 11 giờ sáng được thông báo rằng Lý Vĩnh Thắng không có mặt ở đó. Sau đó tòa nói với các luật sư rằng Lý Vĩnh Thắng ở trong văn phòng của chánh án, nhưng không cho các luật sư vào. Vì vậy các luật sư và gia đình bị cáo quyết định sẽ thương lượng với tòa vào buổi trưa.
Bà Lưu và bà Ngô đã bị xét xử vào lúc 2 giờ chiều, nhưng các luật sư và gia đình hoàn toàn không hay biết. Khi các luật sư đến tòa, phiên xét xử đã diễn ra quá nửa.
Bà Lưu không hợp tác với tòa. Bà nói: “Luật sư của chúng tôi không có mặt, nên chúng tôi sẽ không tham gia phiên tòa.” Bà đã không trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ công tố viên.
Công tố viên nói: “Luật sư của bà không đến đâu.”
Bà Lưu nói: “Tôi không tin ông. Tôi chắc rằng luật sư sẽ đến.” Lúc đó, hai luật sư xuất hiện tại phiên tòa.
Bà Lưu hỏi các luật sư tại sao họ lại trễ. Luật sư Triệu giải thích rằng máy bay của luật sư Trữ không thể hạ cánh vì thời tiết xấu, chuyến bay vừa hạ cánh và anh ấy sẽ đến ngay thôi. Thẩm phán nói rằng họ không thể đợi nửa giờ nữa và tiếp tục phiên tòa. Nửa giờ sau, luật sư Trữ đã đến. Luật sư Giang hỏi trước: “Các vị đã bắt đầu phiên tòa chưa?”
Thẩm phán nói: “Đừng tập trung vào việc đó. Hãy cứ tiếp tục.”
Khi công tố viên buộc tội bà Lưu vi phạm điều 300 của Hiến pháp, bà nói rằng mình không biết đó là luật gì và hy vọng công tố viên sẽ nói cho bà biết. Công tố viên giận dữ nói: “Tôi sẽ không nói lại. Hãy yêu cầu luật sư của bà nói.” Thẩm phán vẫn để công tố viên tiếp tục.
Cả thẩm phán và công tố viên đều rất ngạo mạn. Họ không cho bị cáo hay luật sư phát biểu. Thẩm phán đã cảnh cáo một luật sư khi anh chỉ ra rằng phiên tòa không tuân theo quy định của pháp luật. Luật sư đành phải im lặng.
Một luật sư khác muốn nói nên đã giơ tay, nhưng công tố viên làm như không thấy. Bà Lưu đã phải lên tiếng: “Luật sư của tôi muốn phát biểu, nên tôi không thể trả lời câu hỏi của ông.” Công tố viên trả lời rằng thẩm phán mới là người quyết định việc đó.
Các luật sư tức giận rời khỏi phiên tòa
Trong tình huống phiên tòa như vậy, ba luật sư đã quyết định rời khỏi tòa. Luật sư Triệu nói với công tố viên: “Các ông cứ giở trò đi. Trong băng video có ghi lại những gì các ông đã làm hôm nay. Tôi sẽ kiện các ông vì không công bằng.” Các luật sư đã đệ trình bản cáo trạng lên tòa án trung cấp và Bộ phận kháng cáo của Viện kiểm sát thành phố sau khi rời phiên tòa.
Phiên tòa đã kéo dài thêm khoảng nửa giờ sau khi các luật sư bỏ đi. Cuối cùng, công tố viên Thái Vĩnh Tiêu đã đề nghị tòa kết án tù 8 đến 10 năm đối với cả hai bị cáo.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/24/兑换真相币-两位善良妇女被非法判十年-283078.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/10/144287.html
Đăng ngày 16-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.