Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 18-11-2013] Ông Giả Chí Giang là một đầu bếp nổi tiếng ở huyện Hoài Lai tỉnh Hà Bắc, và cũng là học viên Pháp Luân Công. Để cứu các đồng tu ở huyện Chính Định bị bắt giữ phi pháp trong cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông đã tích cực tham gia vào một cuộc thỉnh nguyện, trong đó hơn 700 người dân đã điểm chỉ để ủng hộ. Ông Giả đã bị cảnh sát bắt vào ngày 13 tháng 08 năm 2012 ở huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc. Trong khi thẩm vấn, cảnh sát đã tra tấn ông rất dã man, đến nỗi hai móng chân của ông bị rơi ra.

Trước khi ông Giả bị bắt, vợ ông đi làm thuê và chăm sóc cho con trai họ ở thành phố Hắc Long Giang. Trong khi ông bị giam trong hơn 450 ngày, vợ ông và các thành viên khác trong gia đình đã dốc hết tâm sức để cứu công. Họ nói chuyện với quan chức tỉnh, thành phố và huyện, yêu cầu họ thả ông và yêu cầu trừng phạt những cảnh sát đã tiến hành tra tấn.

Ông Giả Chí Giang và sự việc “700 dấu vân tay”

Phó chủ tịch đương nhiệm của ĐCSTQ là Tập Cận Bình đã mời Thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad đến thăm một ngôi làng ở huyện Chính Định vào tháng 06 năm 2012. Ở đó, cảnh sát đã bắt giữ học viên Pháp Luân Công là ông Lý Lan Khuê với cái gọi là “lý do an ninh”. Ông Lý Lan Khuê là một người nổi tiếng trong cộng đồng địa phương, và hơn 700 người trong huyện đã ký vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu thả ngay ông Lý.

Chữ ký và dấu vân tay của hơn 700 người thỉnh nguyện yêu cầu thả ông Lý Lan Khuê, học viên Pháp Luân Công

Sự việc này đã tạo tiếng vang cả trong và ngoài Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối của công chúng và sự lên án của quốc tế, chính quyền vẫn kết án ông Lý Lan Khuê 15 tháng lao động cưỡng bức. Và để trả đũa, ĐCSTQ đã bắt giữ 16 học viên Pháp Luân Công và thân nhân, những người mà họ cho rằng đã tham gia vào cuộc thỉnh nguyện. Những cuộc bắt giữ bạo lực thậm chí đã gây ra cái chết của một học viên do bị ngã từ một tòa nhà.

Ông Giả Chí Giang là một trong số 16 học viên bị bắt. Sau khi biết tin con trai mình bị bắt, mẹ của ông Giả đã ngất.

Vợ của ông Giả bị thẩm vấn và tra tấn

Vợ của ông Giả, bà Lý Dung Mai cũng bị bắt vào cuối tháng 08 năm 2012, nên không ai chăm sóc cho con trai họ. Cậu cũng bị đuổi học ở trường và phải về quê. Áp lực khiến cho cậu bé nảy sinh những ý nghĩ tự tử. Cậu viết trong nhật ký của mình lúc đó rằng: “Cha mẹ cháu là người tốt, họ bị bắt nhiều lần chỉ vì họ không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Bây giờ cháu không biết họ đang ở đâu. Khi bị bắt, họ chỉ có quần áo mùa hè. Cháu đã học văn hóa truyền thống Trung Quốc. Là con mà cháu không thể trọn đạo làm con, thậm chí không thể mang quần áo cho họ. Cháu cảm thấy rất buồn.”

Nhóm cảnh sát đã bắt bà Lý Dung Mai bao gồm Cao Quốc và Mãnh Khánh Khôn (Phó Cục trưởng Cục Công an Chính Định), Lưu Tiến Giang (Đội trưởng Đội An ninh Quốc gia), và những người khác. Bà bị giam giữ ở một địa điểm bí mật ở Trại tạm giam số 1 thành phố Thạch Gia Trang và bị bức cung. Được biết cũng có một tổ chức nghiên cứu cấy ghép nội tạng ở trại tạm giam số 1 của Thạch Gia Trang.

Minh họa cảnh tra tấn: Ghế sắt

Cảnh sát còng tay và chân bà Lý Dung Mai vào ghế sắt, chụp đầu bà bằng mũ đen, không cho ngủ, dọa dẫm con trai bà, và thậm chí còn dọa sẽ mổ lấy nội tạng của bà nếu bà từ chối nhận tội. Họ cũng tiêm cho bà loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi bà ngất đi, bác sĩ ở đó lại tiêm cho bà một loại thuốc khác để bà tỉnh dậy, và cảnh sát lại tiếp tục tra tấn bà. Sau đó bà bị đưa sang trại tạm giam số 2 của thành phố Thạch Gia Trang và bị giam ở đó 1 tháng.

Sau khi bà Lý Dung Mai được thả, bà thuê một luật sư cho chồng bà là ông Giả Chí Giang. Lúc đó bà mới có thể đến thăm ông ở trại tạm giam huyện Chính Định.

Những loại tra tấn mà ông Giả Chí Giang phải chịu đựng

1. Không cho ngủ trong 10 ngày. Cai ngục trùm kín đầu ông bằng một chiếc túi đen. Nếu ông ngủ gật, họ sẽ đánh đập tàn nhẫn.

Minh họa cảnh tra tấn: Làm nghẹt thở

2. Đánh đập. Cai ngục lấy dây thừng thường dùng để mổ lợn để đánh vào đầu và mồm của ông. Cai ngục Mãnh Lưu Chương dẫm lên chân ông khiến các móng chân của ông bị rụng ra.

3. Nhổ râu ông và hun khói ông.

4. Còng chân bằng còng. Ông Giả Chí Giang đã bị còng tay từ ngày 13 đến 29 tháng 08. Chân của ông bị sưng lên, và không thể đi lại được.

5. Bị các cảnh sát đánh đập.

6. Bị bắt ngồi trên ghế sắt từ ngày 13 đến 29 tháng 08 trừ những lúc đi vệ sinh.

7. Dùng gậy gỗ đánh vào chân, tay, lưng, v.v. và tát vào mặt.

Luật sư của ông đã trực tiếp nhìn thấy những chấn thương và những móng chân bị thiếu của ông Giả. Thậm chí ba tháng sau khi bị tra tấn, những vết thương của ông vẫn khiến người ta đau lòng khi nhìn thấy.

Phòng 610 ra lệnh cho tòa án phớt lờ đơn thỉnh nguyện

Luật sư của bà Lý Dung Mai và ông Giả đã nộp đơn thỉnh nguyện đến Viện Kiểm sát huyện Chính Định, yêu cầu điều tra: (1) Việc thẩm vấn ông Giả ở ngoài trại tạm giam, (2) Việc tra tấn ông Giả, và (3) Những thủ phạm tham gia tra tấn. Bà Lý đã nhiều lần đến Viện kiểm sát để thỉnh nguyện cho chồng bà. Một số nhân viên ở đó đã thể hiện sự thông cảm của họ đối với bà và công nhận rằng ông Giả bị oan, nhưng trưởng Viện kiểm sát là ông Trịnh đã phớt lờ đơn thỉnh nguyện của bà trong suốt hơn sáu tháng trước khi đưa ra một thông báo rằng tòa án từ chối thụ lý vụ án.

Bà Lý Dung Mai cùng bạn bè và gia đình tiếp tục thỉnh nguyện cho trường hợp của chồng bà. Bất chấp việc bị lăng mạ và những khó khăn khác, họ đến các hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố, huyện. Họ cũng đến Ủy ban Điều tra Kỷ luật, Phòng cảnh sát, Viện kiểm sát, Tòa án, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, và các cơ quan chính phủ khác. Họ kiên định tin tưởng vào bản tính lương thiện ẩn chứa trong những con người ở trong những cơ quan ấy và đã giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho họ. Nhiều người họ gặp đã rất cảm động, và hiểu rằng những học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù là vô tội, và ông Giả bị oan. Một số họ còn có những lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên không ai dám thực sự làm gì, và giải thích rằng trường hợp này là nhạy cảm vì nó liên quan đến Pháp Luân Công.

Nhân viên Trung tâm Tiếp nhận Kháng cáo nói với bà Lý Dung Mai rằng họ được chỉ thị rằng không nhận thỉnh nguyện về trường hợp của ông Giả Chí Giang.

Luật sư bất bình rời khỏi tòa án, thể hiện sự phản đối

Trong số 16 học viên bị bắt sau sự kiện “700 dấu vân tay”, một người bị chết vì bức hại, và có người bị kết án lao động cưỡng bức. Giả Chí Giang, Cao Tố Trinh, và chồng bà là Trương Thiên Khải đã bị giam giữ.

Tòa án huyện Chính Định mở phiên xử ông Giả Chí Giang và bà Cao Tố Trinh vào ngày 08 tháng 08 năm 2013. Trong phiên tòa, ông Giả đã phơi bày sự tra tấn mà ông đã phải chịu và cũng cho thấy hai móng chân đã bị rụng ra do bị cảnh sát lạm dụng.

Luật sư đã chỉ ra rằng vì tòa biết rằng ông Giả đã bị giam giữ và tra tấn phi pháp, tòa cần phải xóa bỏ những “bằng chứng” được thu thập một cách phi pháp trong phiên xử. Thẩm phán đã từ chối yêu cầu của luật sư và tiếp tục phiên xử, và bắt đầu tuyên án đối với các bị cáo. Cho rằng việc tiếp tục phiên tòa cũng tương đương với việc giúp cảnh sát phạm tội, các luật sư đã rời khỏi tòa để phản đối.

thỉnh nguyện cho công lý

Trong những năm qua, gia đình ông Giả đã mất đi chỗ dựa về kinh tế vì ông đã bị bắt. Éo le hơn, mẹ vợ ông đã phải nhập viện. Con trai ông bây giờ phải ra ngoài làm thuê sau giờ học, và vợ ông, bà Lý Dung Mai, phải làm việc và chăm sóc cho cha mẹ họ. Trong khi đó, bà và các luật sư tiếp tục thỉnh nguyện đến các quan chức chính phủ các cấp để yêu cầu thả ông Giả, hy vọng gặp một quan chức ngay chính có thể giúp họ. Bà cũng lên án và yêu cầu trừng phạt những kẻ tra tấn chồng bà, và những kẻ đã bắt giữ và kết án trái phép ông.

Bà Lý Dung Mai cùng những người họ hàng và bạn bè đã từng giúp bà trong quá trình này tin rằng những cố gắng không ngừng nghỉ của họ cuối cùng cũng sẽ đánh thức lương tâm con người và giúp đưa các thủ phạm ra trước công lý. Họ hy vọng rằng những người đã đánh mất lương tâm và lòng dũng cảm sẽ tỉnh lại.

Số điện thoại của những thủ phạm chính:

Cục công an huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc
Địa chỉ: Số 23 đường Hằng Châu Nam huyện Chính Định thành phố Thạch Gia Trang, 050800
Điện thoại: +86-311-88018864, 8021717, 88021274
Số điện thoại để trình báo: +86-311-88022062, 88015662, 88024288, 88025181

Tôn Tân Phòng, phó Phòng 610 huyện Chính Định: +86-13832160486

Trương Thanh Sơn, viện tưởng viện kiểm sát huyện Chính Định: +86-311-88028999 (O), +86-13323213688(C)

Triệu Tú Hoa, chánh án Tòa án huyện Chính Định: +86-311-88017699 (O), +86-15533665969 (C)

Vương A Bằng, công tố viên của vụ án ông Giả Chí Giang: +86-15097310698

Xin hãy xem thêm bản gốc tiếng Hán để biết thêm những người và phòng ban tham gia vào trường hợp bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/18/遭酷刑逼供-善良厨师被劫持逾450天-282835.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/7/144232.html

Đăng ngày 14-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share