Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-12-2013] Những người dân làng đã cùng nhau đứng lên ủng hộ cô Phùng Văn Trân và chồng của cô bằng cách thu thập hơn 1.900 chữ ký yêu cầu thả cô ra khỏi tù.

Cô Phùng, 55 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công làm nghề nông ở huyện Lễ, tỉnh Hà Bắc. Ngày 19 tháng 09 năm 2007, các đặc vụ Trung Cộng đã bắt cô vì việc nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công. Cô đã bị kết án bảy năm tù dựa trên những bằng chứng ngụy tạo. Chồng và con của cô đã phải chịu nhiều khổ cực trong thời gian cô vắng nhà.

Những người dân làng ở quê của cô Phùng rất thông cảm cho tình cảnh của cô, và đã phát động một đợt thỉnh nguyện để giải cứu cô. Số lượng chữ ký thu thập được đã đạt trên 1.900 .

Cô Phùng Văn Trân

1.900 người đã ký thỉnh nguyện thay mặt cho cô Phùng

Bắt giữ và kết án

Cô Phùng và hai học viên khác là cô Thôi Thụ Mĩ và cô Thôi Tiểu Tiên đã bị bắt vì nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công vào ngày 19 tháng 09 năm 2007. Hàng chục sĩ quan bao gồm Vương Quân Xương, đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Lễ, và các sĩ quan từ sở cảnh sát đã lục soát nhà của họ vào ngày hôm đó. Cảnh sát, những người không có lệnh khám xét, đã đội mũ bảo hiểm, chặn các đường phố, và tiến hành phá hoại nhà cửa của các học viên. Họ đã lấy đi một bộ TV, một đầu DVD, và 1.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Các viên chức Đảng và Phòng 610 xem thường pháp luật

Lữ Khôn Lực, Giám đốc Đảng ủy huyện Lễ; Ninh Hồng Mậu, Phó giám đốc Đảng ủy; Mã Nghĩa Dân, Trưởng ban Chính trị và Tư pháp; và Trương Dược Hiền, Giám đốc Phòng 610, đã đặt bản thân họ lên trên luật pháp và hiến pháp bằng cách chỉ đạo cho sở cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án, và Tòa án Cấp cao Bảo Định kết án cô Thôi Tiểu Tiên và cô Thôi Thụ Mĩ ba năm tù, cô Phùng bảy năm tù.

Họ bị kết án với tội danh “lợi dụng tổ chức dị giáo để coi thường pháp luật” và bị giam ở Nhà tù Nữ Thạch Gia Trang. Cô Thôi Tiểu Tiên và cô Thôi Thụ Mĩ hiện đã được trở về nhà, nhưng cô Phùng hiện vẫn đang bị giam giữ. Chồng con cô phải sống cảnh đơn côi và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Hệ thống tư pháp ngụy tạo bằng chứng giả

Nhiều bằng chứng được thu thập bởi bên khởi tố là sai, giả mạo, và không nhất quán với các sự kiện. Hai phiên tòa đã được tổ chức, phiên tòa lần đầu tiên là vào ngày 24 tháng 11 năm 2007, và phiên tòa thứ hai là vào ngày 24 tháng 12 năm 2007.

Dưới đây là một số điểm không nhất quán:

– Cảnh sát không bao giờ đưa ra lệnh khám xét khi nhà của cô Phùng bị lục soát. Trong phiên tòa tháng 11, cảnh sát đã cho tòa án xem “Lệnh Khám xét huyện Lễ số 38” mà bên biện hộ chưa bao giờ nhìn thấy trước đó.

– Các bức ảnh mà cảnh sát đưa ra không phải là nhà của cô Phùng. Mặc dù những bức ảnh này là của một ngôi nhà bị lục soát, chúng đã bị ghi sai ngày (tháng 05 năm 2008 thay vì tháng 09 năm 2007), đồng thời vị trí và sàn nhà cũng bị ghi sai.

Ngôi nhà bị lục soát của cô Phùng (Chú ý sàn bê tông. Các bức ảnh mà cảnh sát đưa ra làm bằng chứng là sàn gạch.)

– Trần Vĩnh Ba từ làng Hoạt Cương, huyện Lễ bị cáo buộc là đã báo cáo các học viên cho Đội An ninh Nội địa huyện Lễ. Khi các luật sư biện hộ và Ủy ban làng Hoạt Cương điều tra, họ không tìm thấy người như vậy.

– “Các nhân chứng” khác thật ra là những người tham gia lục soát. Đội An ninh Nội địa đã gọi cho đội phó là Quách Huy, Phó giám đốc Phòng 610 là Từ Vĩnh Cương, và một nhân viên Phòng 610 khác là Thôi Tân Quân, đến làm chứng về việc lục soát nhà của cô Phùng. Vì họ cũng tham gia lục soát, lời khai của họ có thể là thiên vị.

– Danh sách những đồ bị tịch thu đã không được đưa ra khi cảnh sát lục soát nhà của cô Thôi Thụ Mĩ và cô Phùng. Cảnh sát đã tịch thu sách và những DVD trống từ nhà của cô Thôi Thụ Mĩ. Đồ đạc được cho vào hai túi nhựa, ghi lưu, và chồng của cô đã ký xác  nhận  cho chúng. Nhưng danh sách trình lên tòa án lại bao gồm 370 đĩa DVD, 50 hộp băng, 30 bản Tuần báo Minh Huệ, 5 bản các bài giảng của người sáng lập Pháp Luân Công, 7 bản Chuyển Pháp Luân, 247 tờ rơi, và 100 bản Cửu Bình về Đảng Cộng sản. Gia đình yêu cầu tòa án đưa ra danh sách ban đầu có chữ ký của họ, nhưng tòa án đã không thể làm vậy.

– Cô Thôi Tiểu Tiên, cô Thôi Thụ Mĩ, và cô Phùng đã bị thẩm vấn năm lần, nhưng những hồ sơ giấy tờ không có chữ ký của cả những người thẩm vấn lẫn các học viên. Nhưng “những hồ sơ” thẩm vấn đã được trình lên tòa án để làm bằng chứng. Điều này vi phạm Quy định số 57 về thủ tục tố tụng hình sự của Bộ Công an.

– Công tố viên đã thay đổi bằng chứng trình lên tòa án tại phiên tòa. Ông nói rằng ông đã nhầm lẫn về số lượng các đĩa DVD tịch thu từ nhà cô Thôi, và đổi từ 370 thành 317 tại phiên tòa.

Chưa bao giờ có trường hợp được ghi nhận về việc một công tố viên thay đổi bằng chứng tại phiên tòa. Tại sao? Một học viên hỏi thẩm phán: “Tại sao ông lại phán quyết như thế?” Thẩm phán đáp: “Không quan trọng chúng tôi phán quyết những vụ án này như thế nào. Chúng đã được quyết định rồi.”

Khi các học viên nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công, họ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Hiến pháp. Họ cũng đang phát huy quyền được biết của công chúng. Làm và phân phát các tài liệu thông tin không phải là một tội. Những bằng chứng này chỉ càng cho thấy các học viên không phạm bất kỳ tội gì, và sự coi thường quy định pháp luật trắng trợn của hệ thống tư pháp.

Bên biện hộ gây bối rối cho thẩm phán và bên khởi tố

Ngày 21 tháng 12 năm 2007 tại một cuộc họp bí mật, những người có trách nhiệm đã quyết định thay đổi ngày xét xử từ ngày 26 tháng 12 năm 2007 thành ngày 24 tháng 12 năm 2007, và làm cho nó trở thành một phiên họp kín. Tòa án muốn bí mật kết án ba học viên và đưa họ đi mà không ai biết.

Các gia đình đã không được thông báo trước về phiên tòa, và phiên án đã bị bắt gặp bất thình lình khi các luật sư bào chữa xuất hiện. Khi các luật sư yêu cầu bản sao của các hồ sơ, các sĩ quan cảnh sát đã được gọi đến phòng xử án để can thiệp. Tòa án tuyên bố rằng máy sao chép đã bị hỏng và từ chối yêu cầu của luật sư là đem máy in đến tòa án và tự sao chép. Tòa án biết rằng các hồ sơ này là giả mạo và đầy lỗi, và không muốn chúng được sử dụng làm bằng chứng chống lại tòa án. Các luật sư yêu cầu tòa án cho họ sao chép tay một số hồ sơ và họ cuối cùng đã làm vậy. Nhiều lỗi và sơ hở được tìm thấy trong các báo cáo.

Phiên tòa đầu tiên bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 sáng vào ngày 24 tháng 12 năm 2007. Cả ba học viên ngay lập tức phản đối sau những tuyên bố mở đầu của công tố viên. Họ nói: “Bằng chứng nộp cho toà án bởi bên khởi tố là giả mạo. Chúng tôi chiểu theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và cố trở thành người tốt. Chúng tôi không làm gì sai. Chúng tôi phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.”

Sau đó các luật sư bắt đầu lập luận của họ và tất cả mọi người chăm chú lắng nghe. Chủ toạ phiên toà liên tục gật đầu. Sở cảnh sát đã lẫn lộn ngày tháng lục soát và số lượng của các đồ đạc bị tịch thu, do đó công tố viên đã nhầm lẫn và không thể hiểu được các hồ sơ. Khi quan tòa hỏi Mã Vĩnh Quý, công tố viên trưởng, điều gì đang xảy ra, ông không biết nói gì. Vừa lật trang ông vừa nói với giọng run run: “Điều gì đã xảy ra thế này? Tại sao lại vậy?”

Phiên tòa kéo dài cho đến khoảng giữa trưa. Các thẩm phán không trả lời bên biện hộ. Một số người thể hiện sự tôn trọng đáng kể cho luật sư biện hộ và các học viên. Chủ toạ đã cho hoãn phiên tòa.

Thông tin về cô Phùng

Cô Phùng được sinh ra ở làng Nam Quan, thị trấn Thành Quan, huyện Lễ. Cô từng mắc nhiều bệnh cả về tinh thần lẫn thể chất. Trong nhiều năm qua, cô bị bệnh phế quản và khó thở, mắt ứa nước, và chảy nước mũi liên tục. Khi tình trạng của cô tồi tệ nhất, cô phải làm IV nhiều ngày cho một lần. Bệnh phù chân khiến cô rất đau đớn khi đi bộ. Khi cô mất một trong những đứa con trai của mình, cô đã bị tổn thương, và gần như sụp đổ. Sự mất mát đó đã khiến cô trở nên nóng nảy.

Khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô đã hồi phục sức khỏe và tính khí trở nên dễ chịu. Quan trọng hơn, cô đã học được cách để sống theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tính nóng nảy của cô được cải thiện, và cô không còn tranh đấu với bất cứ ai, vì cô biết nghĩ cho người khác trước tiên.

Người dân đang thức tỉnh và kêu gọi công lý

Những dân làng tốt bụng từ làng Nam Quan đã bày tỏ sự ủng hộ bằng cách thỉnh nguyện cho cô Phùng được thả ngay lập tức. Số lượng chữ ký thu thập được đã vượt qua con số 1.900 chữ ký.

Cô Phùng nên được thả vô điều kiện ngay lập tức.

Những bên liên quan đến cuộc bức hại:

Trương Dược Hiền (张跃贤), Giám đốc Phòng 610 huyện Lễ: +86-13633228299, +86-312-6211103, +86-312-6215541, +86-312-6235800
Điền Quân (田钧), Bí thư Đảng huyện Lễ: +86-312-6232111, +86-312-3035879, +86-13700326666
Sở Cảnh sát huyện Lễ: +86-312-6211417, +86-312-6226166, +86-312-6225113, +86-312-6239618
Lưu Diễm Nùng (刘艳浓), Trưởng Đồn Cảnh sát Thành Quan: +86-13903122180


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/12/河北农妇遭冤狱五年-民众签名呼吁释放-283865.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/26/144595.html

Đăng ngày 27-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share