Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-11-2013] Lưu Dĩnh, trưởng khu số 3 ở Trại Cưỡng bức Lao động Nữ Cát Lâm, đã đe doạ cô Thái Quốc Hiền vào tháng 07 năm 2012 rằng: “Chúng tôi có 108 phương pháp tra tấn! Cô nghĩ rằng cô còn sống sót để rời khỏi đây sao?” Những phương pháp tra tấn này được thiết kế và đem ra sử dụng với một mục tiêu duy nhất là để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của mình.

Cô Thái Quốc Hiền sống ở thành phố Tống Nguyên, tỉnh Cát Lâm đã bị tra tấn đủ kiểu tại trại lao động trong khoảng thời gian từ ngày 18 tháng 07 năm 2011 đến 26 tháng 02 năm 2013. Các hình thức tra tấn gồm: biệt giam, chửi mắng, đấm đá, sốc điện, buộc đứng trong 17 tiếng mỗi ngày, và tàn nhẫn nhất là “kéo căng thân thể” trong gần 12 tiếng.

Nhiều hình thức tra tấn đã liên tục được thực hiện chỉ để buộc cô Thái ký tên vào bản tuyên bố vu khống Pháp Luân Công và từ bỏ đức tin của cô (những điều này trái với ý muốn của cô). Sau một năm kiên trì chịu đựng mọi sự tra tấn ở trại số hai, cô đã bị biệt giam vào tháng 07 năm 2012 tại khu số 03, nơi cô bị tra tấn thậm chí còn nhiều hơn.

Cô bị buộc phải xem các băng hình tẩy não, kết hợp với tra tấn ở những vùng nhạy cảm, đánh đập, và sốc điện trong nhiều tháng ở khu số 3. Vào 18 tháng 10 năm 2012, cô bị tra tấn bằng phương pháp kéo căng toàn thân trong 12 tiếng. Cô chỉ được thả ra khỏi “giường chết” sau khi nhân viên trại lao động hoàn tất việc ghi hình. Trong lúc đang bị tra tấn và đầu óc không được tỉnh táo cô đã buộc miệng đồng ý “chuyển hoá”. Sau đó cô bị buộc phải viết “bản tuyên bố” bằng cách làm theo những gì người bảo vệ nhà tù bảo cô phải viết.

Một báo cáo gần đây trên trang web Minh Huệ đã xác định có 546 trường hợp trong tổng số 2,383 trường hợp tử vong là do bị tra tấn và giết hại trong các trại lao động. Việc sử dụng nhiều loại hình tra tấn khác nhau đã khiến cho số lượng tử vong trong các trại lao động tăng lên 34%.

 

            Phương pháp giết chócTổng số %
Nhiều loại hình tra tấn34%
Bức thực16%
Tra tấn dữ dội16%
Tiêm thuốc12%
Cưỡng bức lao động8%
Biệt giam3%
Lạm dụng tình dục3%
Tra tấn bằng các dụng cụ3%
Sốc điện2%
Tra tấn những vùng nhạy cảm2%
Những thứ khác4%

Các phương pháp giết chóc tại các trại lao động nhắm vào các học viên Pháp Luân Công

Nguồn: minghui.org

Dưới đây là hồ sơ cá nhân của cô Thái:

Tên tôi là Thái Quốc Hiền. Tôi 52 tuổi, sống ở quận Trường Lĩnh, thành phố Tống Nguyên. Trong tháng 07 năm 2011, tôi đã bị bắt vì phân phát tuần báo Minh Huệ và đĩa DVD Thần Vận tại đám cưới của một người thân.

Tôi bị giam giữ trong hai tuần tại nhà tù của quận Thống Lĩnh trước khi bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Nữ Cát Lâm vào ngày 17 tháng 07 năm 2011. Tôi đã bị giam giữ ở đó trong một năm bảy tháng.

Tôi đã trải qua 12 tháng đầu tiên và thống khổ nhất trong khu số 02, cho đến khi nó bị giải thể vào ngày 24 tháng 07 năm 2012. Sau đó tôi bị chuyển đến khu số 3. Vì tôi từ chối từ bỏ niềm tin của mình, tôi đã bị nhốt trong một nhà giam nhỏ, nơi mà tôi phải chịu đựng sự lạm dụng dưới bàn tay của “nhóm giúp đỡ”, một nhóm chuyên tẩy não và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Tháng 07 – tháng 10 năm 2012: Chịu đựng đủ các phương thức tra tấn

Trưởng khu Lưu Dĩnh đã đe doạ tôi rằng: “Chúng tôi có 108 phương pháp tra tấn! Cô nghĩ rằng cô còn sống sót để ra khỏi đây sao?”

Lính canh đã ép các học viên phải xem những DVD vu khống Đại Pháp và Sư phụ của họ. “Bao giáp” (các tù nhân hình sự được lính canh phân công theo dõi các học viên Pháp Luân Công) cũng ép chúng tôi đọc các sách phỉ báng Đại Pháp. Một lính canh họ Nghê đã kéo tôi đến chỗ TV và đánh tôi.

Lính canh Diệp Huỳnh lúc đầu đã dùng tay để đánh tôi, sau đó cô ấy đã đá tôi rất mạnh. Tôi bảo cô ấy rằng cô ấy đang bức hại tôi. Cô ấy đã trả lời: “Thế thì sao? Tôi nhận hơn 4.000 nhân dân tệ hàng tháng để bức hại cô!”

Lính canh Vương Lỗi buộc tôi phải viết “báo cáo tư tưởng”, và mỗi lần như vậy tôi đều viết: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Sư phụ hảo.”

Diệp Huỳnh và Lưu Dĩnh đã rất giận dữ khi đọc những bản báo cáo của tôi. Diệp Huỳnh không ngừng tát vào mặt tôi trong khi Lưu Dĩnh đấm đá tôi. Thấy rằng không thể “chuyển hoá” được tôi, họ đã ép tôi phải đứng bất động trong 17 tiếng mỗi ngày, thậm chí cả khi tôi đang dùng bữa.

Để ép tôi phải viết “05 tuyên bố” (tương tự như ba tuyên bố), họ đã đánh, đá, và đấm vào đầu tôi. Họ cũng dùng dùi cui để sốc điện tôi cho đến khi gần đến giờ ra về.

Mỗi ngày sau bữa cơm trưa, Diệp Huỳnh lại đến thay ca cho hai “bao giáp” để đảm bảo rằng tôi đang đứng thẳng không nhúc nhích, và ép tôi phải xem các phim vu khống Pháp Luân Công. Trong suốt khoảng thời gian này, tôi đều không ngừng nhẩm trong tâm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Vào buổi tối khi tất cả mọi người đã yên giấc, họ đưa tôi đến một căn phòng khác để bắt tôi tiếp tục đứng mãi cho đến 11 giờ đêm.

Tôi bị buộc phải đứng kiểu này trong hơn 20 ngày mãi cho đến khi bàn chân và cẳng chân của tôi sưng lên và đau đớn đến mức tôi không bước đi nổi. Sau đó lính canh Vương Lỗi buộc tôi phải ngồi bất động trên một chậu hoa nhỏ bằng nhựa trong 17 giờ mỗi ngày.

Hình thức tra tấn này kéo dài trong hơn 20 ngày. Vào khoảng ngày 10 tháng 09, Vương Lỗi gọi tôi đến văn phòng, nơi Lưu Dĩnh và Diệp Huỳnh đã vừa đập vừa đánh và dùng dùi cui để sốc điện tôi, và tát vào mặt tôi. Diệp Huỳnh còn kéo tóc và bứt tóc tôi.

Tái hiện cảnh tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui

Sau giờ nghỉ trưa khi các lính canh quay trở lại làm việc, tôi lại bị gọi lên văn phòng và bị sốc điện mãi cho đến khi hết giờ làm việc.

Diệp Huỳnh buộc tôi phải đứng úp mặt vào tường. Cô ta liên tục nói: “Xích lên…” và đá vào chân tôi khi bàn chân tôi gần chạm bức tường. Cô ta đã kéo dài hạn giam của tôi thêm 05 ngày nữa.

Tôi bị buộc phải đứng kiểu này trong hơn 10 ngày. Tôi bị buộc phải đứng trong khi làm việc trong khi người khác được phép ngồi, nhưng tôi phải làm khối lượng công việc tương tự. Chúng tôi làm đủ các loại túi xách và hộp đựng thức ăn. Tôi bị buộc phải đứng và làm việc cho đến tận 11 giờ đêm, cùng với hai “bao giáp” canh chừng tôi.

Trong 67 ngày từ ngày 24 tháng 07 đến 30 tháng 09, tôi thường bị lạm dụng, đánh, đấm, đá và sốc điện. Có những ngày tôi bị buộc phải đứng thẳng trong 17.5 giờ mỗi ngày, từ 5 giờ 30 sáng đến 11 giờ tối, và ngồi trên một chậu hoa nhỏ bằng nhựa, hoặc đứng thẳng úp mặt vào tường và làm việc 17 tiếng rưỡi mỗi ngày.

Ngày 18 tháng 10 năm 2012: Gần 12 giờ bị “tra tấn kéo căng toàn thân”

Sau bữa sáng ngày 18 tháng 10 năm 2012, Diệp Huỳnh và những người khác đã cột cổ tay và cổ chân của tôi vào bốn cái cột giường.

Tái hiện lại cảnh tra tấn: Tra tấn kéo căng toàn thân

Tôi đã đau đớn tột cùng và khóc lớn tiếng. Họ lấy khăn nhét vào miệng tôi và dùng băng keo dán lại. Họ cũng không ngừng bịt miệng tôi bằng nhiều mảnh vải.

Trước khi kết thúc ngày làm việc, lính canh Giai đã đến và sốc điện vào lòng bàn chân của tôi, giục tôi phải viết “05 tuyên bố”. Lưu Dĩnh ngồi lên bụng của tôi vài lần trong khi tôi bị treo lơ lửng để ngăn tôi la hét trong đau đớn. Các lính canh tan sở lúc 3 giờ chiều. Lưu Dĩnh đã đến ngồi trên bụng của tôi nhiều lần, mãi cho đến 8 giờ tối.

Tôi bị tra tấn trong gần 12 giờ, từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, và không còn có thể chịu đựng đau đớn được nữa. Họ đã cởi trói cho tôi sau khi họ ghi được hình tôi buột miệng đồng ý và viết “những bản báo cáo”. Lưu Dĩnh và Diệp Huỳnh, cùng với hai người “trợ giúp” khác mà họ đã thuê với giá 200 tệ mỗi ngày, đưa tôi ra khỏi giường và giúp tôi ngồi ở phía trước một cái bàn gần cửa sổ. Diệp Huỳnh ngồi đối diện với tôi. Tôi viết xuống những gì cô ấy bảo, từng câu, từng câu và tất cả đều là giả dối.

Sau khi bị tra tấn, tay tôi thâm tím, sưng húp như bánh hấp. Mặt tôi đầy nước mắt hoà lẫn mồ hôi. Tóc tôi cũng ướt đẫm vì mồ hôi.

Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013: Tiếp tục bị tẩy não

Ngày hôm sau, tôi lại được đưa đến một căn phòng khác, nơi có hai người được thuê để “giảng” cho tôi, khi đó Lưu Dĩnh, Vương Lỗi và Diệp Huỳnh cùng hai “đại bàng” khác cũng có mặt để hổ trợ những người được thuê, đã hù doạ tôi: “Nếu mày không ngoan ngoãn nghe lời, mày sẽ lại bị ‘kéo căng’ nữa đấy!”

Lưu Dĩnh và Diệp Huỳnh bắt đầu đấm và đá tôi, tát tai khi thấy tôi chậm chạp. Họ bắt tôi lắng nghe và lặp lại những lời dối trá của của những người được thuê mướn.

Họ cũng chiếu những đoạn phim vu khống khi hai người được thuê mướn không ngừng buông lời phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi nói: “Các học viên không làm gì sai. Những bản báo cáo đã bóp méo sự thật. Chúng tôi không vi phạm luật khi luyện các bài công pháp và tự do nói cho mọi người nghe sự thật.” Lưu Dĩnh và Diệp Huỳnh nhảy xổ vào đấm đá tôi trong khi Vương Lợi tát vào mặt tôi hơn chục lần.

Khi lính canh xong việc của mình, những người trợ giúp cũng đi xuống dưới lầu để ăn. Tôi đã nghĩ đến việc viết nghiêm chính thanh minh để phủ nhận hết thảy những gì tôi đã viết trước đó. Tôi chỉ viết được hai câu thì một người trợ giúp xuất hiện và chộp lấy mảnh giấy. Một người hổ trợ quát tôi: “ Mày đang làm gì đấy?” Tôi từ tốn nói: “Tôi muốn viết nhật ký lưu lại những chuyện đã xảy ra vào ngày 18.”

Khi những người lính canh trở lại làm việc vào ngày hôm sau, họ trông có vẻ ít xấu xa hơn trước. Hai người được thuê mướn biết rằng họ không thể chuyển hoá tôi vì tôi không tin những điều họ nói nên đã ngưng đến để quở mắng tôi. Họ đã bỏ đi vào chiều ngày 23 tháng 10.

Vào đêm 24 tháng 12, lính canh Giai gọi tôi ra ngoài hành lang và cảnh cáo tôi: “Nhiều người từ Phòng 610 tỉnh và văn phòng thanh tra sẽ đến đây vào sáng mai. Cô nên hợp tác. Nếu không thời hạn của cô sẽ bị kéo dài và cô sẽ không thể rời khỏi đây. Cô không muốn sớm được về nhà sao?”

Hai người bước vào phòng trong thời gian thanh tra. Một người hỏi tôi: “Pháp Luân Công là một giáo phái phải không? Tôi kiên quyết trả lời: “Không”.

Sáng hôm sau, lính canh Giai đến phòng tôi, tát mạnh nhiều lần vào mặt tôi, và chửi mắng tôi. Đến cuối tháng 01 năm 2013, có một cuộc thanh tra khác, và tôi đã nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Theo cách họ nói thì tôi đã rớt bài kiểm tra một cách tồi tệ nhất.

Trong trại lao động, mỗi tù nhân đều phải đeo phù hiệu với tên, ngày bị bắt và ngày mãn hạn tù trên đó. Phù hiệu có 3 màu: đỏ, vàng và xanh. Màu đỏ dành cho tù nhân không nhận tội và do đó họ không được giảm án. Màu vàng và màu xanh dành cho những người nhận tội, màu xanh cho biết người ấy được giảm án nhiều hơn những ai đeo màu vàng.

Tôi đeo phù hiệu màu đỏ trong suốt một năm rưỡi cộng 40 ngày kéo dài thêm.

Đe doạ cuối cùng trong ngày được thả ra

Khi được thả, tù nhân sẽ được đưa qua cửa để gặp thân nhân. Tuy nhiên, hầu hết các học viên Pháp Luân Công được Phòng 610 và công an địa phương đón, vì thế họ có thể bị bức hại thêm nữa.

Vào ngày tôi được thả ra, lính canh yêu cầu cảnh sát địa phương đón tôi. Lưu Dĩnh cũng kêu họ đón tôi từ ngay phòng ở tầng trên. Bà ấy kêu tất cả tù nhân từ Khu số 3 sắp hàng dọc hành lang.

Bà ấy nói: “Thái Quốc Hiền sẽ được thả hôm nay, cô ta sẽ được cảnh sát và hội đồng địa phương đón…” Tôi biết bà ấy nói thế để hăm doạ tôi và những tù nhân khác.

Cho dù đã có sự sắp xếp từ trại lao động, những người đón tôi cuối cùng đã cho tôi về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/9/劳教所大队长叫嚣-108种刑能让你活着出去吗–282354.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/26/144588.html

Đăng ngày 01-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share