Bài viết của Đường Ân, một phóng viên báo Minh Huệ ở Nghi Lan, Đài Loan

[MINH HUỆ 20-06-2012] Cô Lý Tố Hạnh, bác sỹ phẫu thuật nha khoa có phòng khám nha khoa ở thành phố Nghi Lan, là con gái của ông Lâm, một chủ doanh nghiệp gỗ giàu có ở Cao Hùng, Đài Loan vào những năm 50. Cha mẹ của cô Lý đã ly hôn khi cô còn nhỏ do sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa hai vợ chồng. Cô đã từ một nàng công chúa trở thành một người bần cùng chỉ sau một đêm.

Bác sỹ Lý Tố Hạnh đang chữa trị cho một bệnh nhân

Cô Lý phải đối mặt với sự phân biệt đối xử lớn dần bởi vì khi đó những gia đình có bố mẹ ly hôn là rất hiếm. Đôi lúc mẹ của cô gặp được những người tốt bụng sẵn sàng chăm sóc cho cô cùng anh trai trong khi mẹ của cô đi làm nhưng những lần khác mẹ của cô không còn cách nào khác là phải khóa các con ở trong phòng cả ngày. Cô cùng anh trai của mình đã bị đói cho đến khi mẹ đi làm về.

Cô Lý rất mong muốn có được một công việc có thu nhập để trợ giúp gia đình ngay khi cô tốt nghiệp tiểu học. Nhưng chẳng ai muốn thuê cô ở độ tuổi đó. Trong kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ đông, cô cố gắng để tìm một công việc bán thời gian. Những trải nghiệm trong công việc đã giúp cô hình thành được tính độc lập và sự kiên trì. Mặc dù cha mẹ của cô đã ly dị trong một thời gian dài nhưng cái tên của cha cứ đeo bám cô giống như một cái bóng. Trong một dịp hè cô đã tìm được một công việc bán thời gian trong một xưởng gỗ nhỏ gần Đào Viên. Một người nào đó đã hỏi cô vào ngày làm việc thứ ba của cô, “Cháu xuất thân trong một gia đình giàu có. Thế tại sao cháu lại làm việc ở đây?” Cô không nói được lời nào. Cuộc sống gia đình cô rất khó khăn khi khó có thể trả nổi hóa đơn tiền điện nước.

Khi cô đang học tiểu học, mẹ của cô tái hôn. Cô và anh trai của mình đã được gửi đến sống cùng với chú ở Đài Nam. Trong khi ở đó, thím của cô đối xử không tốt với anh em cô. Cô thường phải trốn ở nhà bạn của mình vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ. Một ngày, hiệu trưởng của trường đã quyết định cho anh em cô trọ trong trường nhưng mẹ của cô Lý đã đón họ sáu tháng sau đó.

Đó là lúc mà tai họa thực sự bắt đầu. Mẹ cô và cha dượng cãi cọ và đánh nhau mỗi ngày. Đó là một cuộc sống trong địa ngục. Sự xung đột trong gia đình mà cô phải chứng kiến đã trở thành một trải nghiệm đau thương khác. Bây giờ cô đã có thêm ba người em. Cô thường phải đi đến tiệm giặt là gần bờ sông và cõng theo em trai hoặc em gái trên lưng. Cô cũng phải gánh rất nhiều công việc nhà. Cô thường băn khoăn tại sao cuộc sống của mình lại gian truân đến như vậy. Cô đã bị trầm cảm trong khoảng sáu tháng vào năm học thứ ba ở trường trung học cơ sở và thường hay trốn học.

Đôi khi cô trốn dưới chăn và nghĩ về việc tự tử. Cuối cùng cô đã tìm được một cách để ức chế những suy nghĩ trong đầu muốn hủy hoại bản thân bằng cách đọc sách. Cô đọc trong khi đi bộ, trên xe buýt hay trong lúc làm việc nhà. Cô đọc liên tục bởi vì đó là cách duy nhất để tránh việc tự hại bản thân.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở một cách xuất sắc, cô Lý đã được nhận vào một trường phổ thông trung học tốt nhất dành cho nữ sinh ở Đài Bắc – Trường trung học nữ số 01 Đài Bắc. Cuối cùng cô đã có thể rời khỏi căn nhà lộn xộn của mình và có một cuộc sống mới ở Đài Bắc. Môi trường học tập tự do cùng với nhiều trải nghiệm trong cuộc sống cuối cùng đã dẫn dắt cô hướng tới một sự tìm kiếm chân lý trong cuộc sống. Trong khi các bạn đồng trang lứa đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cô Lý lại suy nghĩ về những câu hỏi triết học như, “Cuộc sống bắt nguồn từ đâu?” hay “Ý nghĩa của cuộc sống là gì?” Nhưng bên trong cô vẫn cảm thấy trống trải và thường nghĩ đến cái chết.

Sau khi vào đại học, cô Lý tiếp tục sống một mình trong một căn phòng trọ. Cô thường nghĩ đến cha đẻ của mình và muốn gặp ông. Tuy nhiên, ông đã không xuất hiện bởi vì ông không muốn có bất cứ mối liên hệ nào với mẹ cô. Cô ao ước có được tình cảm gia đình và không có bạn bè. Cô đi du lịch một mình ở khắp mọi nơi và không cảm thấy hạnh phúc. Một ngày, anh trai cô, học tại Đại học quốc gia Trung Hưng, đã giới thiệu một loại khí công cho cô. Nó đã khiến cô bị ốm và cô không thể ăn hoặc ngủ. Cô rất mệt mỏi và trở nên gầy rộc. Cuối cùng cô đã phải nghỉ học đại học vì sức khỏe yếu. Cô thường nhìn bâng quơ ở cửa sổ, cảm thấy vô vọng trong cuộc sống. Cô mất một năm để phục hồi sức khỏe và trở lại trường. Sau đó cô nghiên cứu một vài tôn giáo, bao gồm cả Cơ đốc giáo, Phật giáo nhưng cô thấy rằng chúng không dành cho mình.

Cô Lý nói cô cảm thấy dường như mình được dẫn dắt đi theo một sức mạnh vô hình khi cô mới 28 tuổi. Cô chỉ thích đọc những sách về tu luyện. Cô tìm tất cả các loại sách về tu luyện trong thời gian rảnh rỗi của mình. Cô rất muốn ngồi thiền. Cô muốn đạt được sự tĩnh tại bên trong. Cô muốn tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Trong khi đang tìm kiếm chân lý, cô đã gặp một nha sỹ và họ đã kết hôn lúc cô 30 tuổi. Họ quyết định đến sống tại Nghi Lan và bắt đầu sự nghiệp nha khoa sau khi kết hôn. Cuối cùng mọi việc dường như đã chuyển sang chiều hướng tích cực đối với cô.

Cô Lý đã sử dụng rất nhiều tiền vào việc tìm kiếm một môn tu luyện thật sự. Có lần sau khi kết hôn, cô đã theo một tu sỹ Phật giáo thuộc Mật Tông đến tận tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc để thiền định trong một hang núi. Cô mong mỏi một quyền lực chân chính và một vị chân sư có thể hướng dẫn cô tu luyện mà không mất phí tổn nào. Cô cứ tiếp tục tìm kiếm cho đến một ngày, khi cuối cùng cô đã tìm thấy Pháp Luân Công!

Cô Lý Tố Hạnh đang luyện công

Đó là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu chuyển hướng sang đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 04 năm 1999 nên cô Lý đã đọc được thông tin về Pháp Luân Công trên một tờ báo. Cô đã tìm thấy Chuyển Pháp Luân, nội dung chính của Pháp Luân Công, trong một hiệu sách ở Nghi Lan và thức cả đêm hôm đó để đọc cuốn sách. Cô thấy cuốn sách đã trả lời rất nhiều câu hỏi của cô trong nhiều năm qua. Mặc dù thiếu ngủ và trời mưa nhưng cô vẫn ra ngoài để tìm một nhóm luyện Pháp Luân Công ngoài trời. Nhìn vào bức hình của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, trong cuốn sách, cô đã thốt lên, “Đây chính là Sư Phụ mà tôi hằng tìm kiếm! Ngài chính là Sư phụ của con!” Không lâu sau ông Trần, một nha sỹ là bạn của cô và vợ của ông, cùng ông Hoàng, một kỹ thuật viên về nha khoa cũng tham gia tu luyện Pháp Luân Công cùng với cô.

Không lâu sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô Lý cảm thấy bệnh trầm cảm mà ám ảnh cô trong nhiều năm đã biến mất. Cô chỉ nghĩ đến việc giới thiệu Pháp Luân Công cho nhiều người hơn nữa và giải cứu các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Cô cũng chứng kiến rất nhiều học viên Pháp Luân Công khác đã trở nên khỏe mạnh hơn nhờ Pháp Luân Công. Hen suyễn, đau nửa đầu, mất ngủ, bệnh thận và nhiều loại bệnh tật khác mà không thể chữa khỏi bởi y học nhưng đã được chữa khỏi nhờ Pháp Luân Công. Cô cũng chứng kiến rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở Nghi Lan, nhờ tu luyện Pháp Luân Công, đã trở thành những người tốt hơn cả ở nơi làm việc và ở nhà.

Cô Lý đã treo những tấm áp phích về Pháp Luân Công trong phòng khám nha khoa của cô trong nhiều năm. Cô sẽ giới thiệu về Pháp Luân Công cho bệnh nhân của mình khi họ hỏi về nó. Mặc dù chồng cô không tu luyện Pháp Luân Công, anh ấy rất ủng hộ khi cô tham gia vào các hoạt động khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công. Con trai của cô, người luôn rất xuất sắc trong học tập, đã đạt được điểm số cao thứ hai trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học ở Nghi Lan và đã được nhận vào một trường y với chuyên ngành về nha khoa. Cô rất vui mừng vì con trai cô cũng sẽ trở thành một nha sỹ. Cô tin rằng thành tích mà con trai mình đạt được là kết quả của sự may mắn được ban cho bởi Pháp Luân Công.

Không lâu sau khi bắt đầu tu luyện, đích thân cô đã mang một cuốn Chuyển Pháp Luân cho cha đẻ của mình. Cô cảm thấy nó đã mang lại cho cô tình cảm về gia đình gần gũi. Một ngày đột nhiên cha của cô đã gọi điện cho cô và họ bắt đầu liên lạc trở lại. Ông không còn nghi ngờ rằng cô thay mặt cho mẹ của mình để xin tiền ông. Giờ đây, cuối cùng cô đã nhận được tình cảm từ cha mình. Cô Lý tin rằng cả gia đình của mình đã được hưởng lợi từ việc tu luyện Pháp Luân Công của cô.

Cô Lý Tố Hạnh (bên trái), mẹ, chị gái cùng con trai của cô tại một cuộc mít tinh vào ngày 07 tháng 03 năm 2012 nhằm nâng cao nhận thức về làn sóng thoái ĐCSTQ

Cô Lý Tố Hạnh nói, “Từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi luôn cố gắng không để bị phiền muộn bởi bất kể điều gì. Tôi cố gắng để bảo trì tâm thái an bình và hòa ái. Tôi cảm thấy cuộc sống thật tươi đẹp và trân quý trong suốt hơn mười năm tu luyện của mình. Một người không thể truy cầu sự may mắn trong cuộc sống bằng cách tu luyện mà là để vĩnh viễn thoát khỏi kiếp luân hồi và trở về ngôi nhà thực sự của mình ở trên thiên thượng. Pháp Luân Công đã ban cho tôi rất nhiều. Tôi chỉ muốn cả thế giới đều biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người quay trở về với chân ngã của mình và thoát khỏi sự thống khổ vĩnh hằng trong kiếp luân hồi. Đây chính là chiếc thang lên trời. Nó thực sự rất trân quý.

Có một tấm biển, “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, trên cửa phòng khám nha khoa của cô bởi vì cô muốn chia sẻ niềm vui với mọi người. Cô khuyên mọi người hãy đọc Chuyển Pháp Luân ít nhất một lần bởi vì có thể nó sẽ hé mở cho họ con đường mà họ đang tìm kiếm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/20/牙医寻正道-大法解心忧(图)-259123.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/19/135064.html

Đăng ngày: 16-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share