[Minh Huệ] Sự việc này xảy ra từ trước khi chính quyền Trung Quốc cấm Pháp Luân Công. Một người bạn có mách cho tôi một vụ làm ăn có thể thu được rất nhiều tiền, và anh ta bảo tôi đến một chỗ nhất định nhận hàng.

Để tới đó, tôi cần chuyển xe buýt qua ba chặng. Khi lên chặng thứ nhất tôi đã trượt chân, nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra là vì sao. Lên chặng thứ hai, tôi lại ngã nữa, trầy xước cả đầu gối. Lúc ấy tôi bắt đầu tự hỏi, không hiểu món hàng này có vấn đề ở chỗ nào. Khi xe dừng lại, tôi là người cuối cùng ra khỏi xe và để ý bước đi thật cẩn thận. Ấy vậy mà tôi vẫn bị ngã thụt xuống đường. Bàn tay và đầu gối đau ê ẩm, nhưng tôi không thể nhúc nhích được, không khác gì người bị liệt toàn thân vậy. Mọi người chung quanh đến để đỡ tôi, nhưng cũng không lay chuyển tôi được. Đúng lúc ấy, tôi chợt nhận ra lỗi lầm của mình: một lần tôi đã nói với Sư phụ rằng khi không mắc việc bận thì tôi sẽ dành thời gian hồng Pháp; ấy vậy mà lúc này đây tôi đang dành thời gian để kiếm tiền; quả thực đáng xấu hổ. Vừa ngộ ra được như vậy, tôi đứng dậy như không có việc gì xảy ra.

Trong số những người chung quanh đến để đỡ tôi dậy, có một thanh niên lực lưỡng. Lúc trước anh ta không thể nào nhấc tôi lên được. Bất giờ anh ta ngạc nhiên tròn xoe mắt nhìn tôi, mấy người chung quanh cũng thế, họ lấy làm lạ lắm. Tôi bảo họ: “Tôi là học viên Pháp Luân Công. Hôm nay tôi đang đi làm một công chuyện để kiếm tiền, mà việc làm này của tôi không trong sạch. Sư phụ không cho phép tôi làm thế, vì vậy tôi đã bị ngã để nhận ra lỗi lầm của mình”. Trong tập thơ Hồng Ngâm,  Sư phụ từng giảng:

Tố nhân

Vi danh giả khí hận chung sinh,
Vi lợi giả lục thân bất thức;
Vi tình giả tự tầm phiền não,
Khổ tương đấu tạo nghiệp nhất sinh.
Bất cầu danh du du tự đắc,
Bất trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ;
Bất động tình thanh tâm quả dục,
Thiện tu thân tích đức nhất thế.

Anh thanh niên lực lưỡng kia hỏi tôi: “Tôi khoẻ thế này mà không nhấc ông lên được là sao?” Tôi mỉm cười đáp: “Hôm nay tôi trượt ngã đến ba lần, tới lần này mới ngộ ra được!” Anh ta có vẻ hiểu và nói: “Nếu không ông sẽ vi phạm vào Pháp Lý của các ông, đúng không?” Tôi trả lời: “đúng vậy”.

Anh ta nhận xét: “Tôi từng nghe nói rằng Pháp Luân Công rất diệu kỳ, nay mới được thuyết phục sau khi chứng kiến chuyện của ông.” Tôi tiếp tục chuyện trò với anh thanh niên này khi mọi người đã lần lượt tản đi.

Trên đường về, tôi cảm nhận ra lòng từ bi và khổ độ của Sư phụ khi người chăm sóc cho tôi cũng như những người quanh tôi.

* * * * *

Chú thích: bài thơ trên tạm dịch như sau:

Làm người

Người vì danh suốt đời mang hận,
Người vì lợi chẳng nhận sáu thân;
Người vì tình tự tìm phiền não,
Nhọc tranh đấu tạo nghiệp một đời.
Chẳng cầu danh thong dong tự được,
Chẳng trọng lợi kẻ sỹ nhân nghĩa;
Chẳng động tình thanh tâm quả dục,
Thiện tu thân cả đời tích đức.

Lục thân (sáu thân): nói về họ hàng thân thích nói chung.

Nguyên bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/1/24/43283.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/2/6/31784.html.

Dịch ngày 8-2-2003; đăng ngày 9-2-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share